Quá nhiều “sạn” trong Atlat
Trong lúc thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão… thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh… lại không được ghi.
Khi thi môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được phép mang theo vào phòng thi cuốn Atlat địa lý Việt Nam của Bộ GD-ĐT (do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành) để sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là một cuốn sách bộc lộ quá nhiều điều bất cập.
Huyện là “điểm dân cư” khác!
Trước hết, bản đồ trong Atlat không thể hiện rõ tiêu chí ghi tên các cửa sông. Trong khi cửa Thuận An có tên trong bản đồ thì nhiều cửa sông lớn hơn như Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Trường hay cửa Gianh, Nhật Lệ… lại không có tên.
Phần bản đồ hành chính đánh dấu Tuyên Hóa là “điểm dân cư khác”. Huyện Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình có huyện lỵ là thị trấn Đồng Lê. Vậy điểm dân cư ở đây là chỉ huyện, huyện lỵ hay thị trấn? Hệ thống hành chính của nước ta gồm tỉnh, TP trực thuộc trung ương; huyện, TP, thị xã trực thuộc tỉnh; thị trấn, xã trực thuộc huyện.
Tỉnh có tỉnh lỵ (thường là TP hoặc thị xã); huyện có huyện lỵ (thường là thị trấn). Huyện là một đơn vị hành chính có diện tích rộng nên không thể là “điểm dân cư” – một khu vực hẹp như thị trấn hoặc làng, xã. Vì vậy, việc ghi Tuyên Hóa là điểm dân cư hoàn toàn không phù hợp.
Việc ghi tên các điểm dân cư hoặc thị trấn trong bản đồ tỉ lệ 1:6.000.000 của Atlat cũng không rõ theo tiêu chí nào. Trong khi một số thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão… thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh… lại không được ghi.
Sai nhiều tên sông
Về phần hệ thống sông, tại địa phận tỉnh Quảng Bình, Atlat có ghi S. Đại, S.Kiên. Tỉnh Quảng Bình có sông Kiến Giang và sông Đại Giang (còn có tên gọi là sông Long Đại) chảy qua huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh. Kiến Giang và Đại Giang đều là danh từ riêng chỉ tên sông mà xưa nay người dân vẫn gọi chứ không phải là sông Kiên hay sông Đại.
Video đang HOT
Học sinh lớp 12 Trường THPT Hùng Vương – TPHCM ôn thi môn địa lý trên Atlat
Có lẽ người biên tập nghĩ giang là sông nên thay chữ giang bằng chữ sông chăng? Tương tự, ở tỉnh Quảng Trị không hề có sông nào mang tên Quảng Trị như Atlat ghi mà chỉ có sông Hiếu, sông Thạch Hãn, gặp nhau tại ngã ba Triệu Độ và đổ ra biển qua Cửa Việt.
Nếu những sông nhỏ như Kiến Giang, Đại Giang vẫn được ghi vào bản đồ các hệ thống sông tỉ lệ 1: 6.000.000 của Atlat thì tại sao nhiều sông lớn hơn như Nguồn Nậy, Nguồn Son của sông Gianh, đặc biệt là sông Lam (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Thừa Thiên – Huế) vẫn vắng bóng?
Quên cảng biển quốc tế
Tuy xuất bản năm 2010 nhưng nhiều cơ sở quan trọng trong hệ thống GTVT đã hoạt động nhiều năm nay vẫn chưa được cập nhật trong Atlat. Về hệ thống cảng biển, Atlat ghi tên một số cảng rất nhỏ như Thuận An (Thừa Thiên – Huế), Kiên Lương (Kiên Giang), thậm chí cả cảng Nhật Lệ (Quảng Bình) không còn hoạt động.
Thế nhưng, những người soạn Atlat đã quên nhiều cảng biển lớn khác, kể cả cảng biển quốc tế như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vân Phong (Khánh Hòa), Đồng Nai, Phú Mỹ, Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Đáng chú ý, Atlat mắc nhiều sai sót cơ bản như cảng Ba Ngòi nằm ở phía Nam TP Nha Trang nhưng ghi ở phía Bắc hoặc cảng biển Cần Thơ lại ghi là cảng sông.
Một số tuyến vận tải quan trọng nối với các cảng biển quốc tế như Nha Trang, Ba Ngòi, Cần Thơ, Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Áng và một số sân bay dân dụng đã hoạt động như Đồng Hới (Quảng Bình), Chu Lai (Quảng Nam) cũng không thấy thể hiện trong Atlat.
Thiết nghĩ, bản đồ hành chính cần được thể hiện đầy đủ và có nguyên tắc theo các quy định hành chính. Các bản đồ về giao thông, du lịch, công nghiệp, năng lượng, thương mại… – những ngành biến động theo thời gian – nên cần ghi năm xuất bản để biết. Do đó, cần có một cuộc kiểm chứng sâu rộng tất cả các lĩnh vực để bổ sung, điều chỉnh bảo đảm Atlat cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho người sử dụng.
Đóng cửa trang thông tin tuyển sinh dỏm Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, cho biết đến sáng 10-4, trang web tuyensinhdhcd.vn đã đóng cửa. Phụ huynh, học sinh truy cập trang này chỉ thấy dòng chữ “Hiện nay nhiều trường có thay đổi về thông tin tuyển sinh. Trang web tạm thời ngưng hoạt động để cập nhật. Mời các bạn quay lại sau”.
Theo ông Cường, đây là trang web đăng nhiều thông tin không chính xác về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.
Chẳng hạn, trong phần thông tin về Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, trang này đăng mã ngành tuyển sinh cũ 3 chữ số, trong khi trên trang web của trường này và trong tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012″ đều là mã ngành cấp IV gồm 1 ký tự và 6 chữ số, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT.
Mặc dù quảng cáo là “nơi cung cấp đầy đủ thông tin tuyển sinh hằng năm của các trường ĐH, CĐ, TCCN trên cả nước và những trợ giúp thiết thực nhất cho các em học sinh trước các kỳ thi quan trọng trên bước đường học tập” nhưng trang này lập nên chỉ nhằm mục đích thu tiền quảng cáo từ các trường, cũng như lợi dụng để mua bán thông tin cá nhân của thí sinh.
“Hiện nay, trên mạng xuất hiện nhiều trang tuyển sinh đăng tải thông tin sai lệch. Do đó, thí sinh nên truy cập trang web chính thức của Bộ GD-ĐT http://thi.moet.gov.vn hoặc của các trường.
Mặt khác, “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012″ thường xuyên được Bộ GD-ĐT cập nhật trên trang web của bộ.
Thí sinh nếu thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp đường dây nóng về hướng nghiệp, tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, số 0838295173 hoặc 0944017700″ – ông Cường khuyến cáo. An Nhiên
Theo NLĐ
Mê hồn trận thông tin tuyển sinh sai lệch
Xuất hiện trang web tuyển sinh ĐH, CĐ không đáng tin cậy, nhiều cẩm nang tuyển sinh được phát hành vội vã dẫn đến nhiều sai sót...
Những ngày qua, trên mạng xuất hiện một website có địa chỉ truy cập là http://tuyensinhdhcd.vn. Khi truy cập vào website này, trang chủ nổi bật dòng chữ Thông tin tuyển sinh đại học - cao đẳng, với lời giới thiệu: Website tuyensinhdhcd.vn là nơi cung cấp đầy đủ thông tin tuyển sinh hằng năm của các trường ĐH, CĐ và TCCN trên cả nước và những trợ giúp thiết thực nhất cho các em học sinh trước các kỳ thi quan trọng trên bước đường học tập.
Trang web tuyển sinh giả
Trang web còn thông tin: Để có thể duy trì hoạt động, tuyensinhdhcd.vn cũng thực hiện hợp đồng quảng cáo cho các đơn vị đào tạo có nhu cầu tăng thêm các thông tin và hình ảnh đến với người học, đăng ký tuyển sinh trực tuyến từ học sinh. Mọi thông tin liên hệ của trang web chỉ vỏn vẹn địa chỉ email: tuyensinhdhcd.vn@gmail.com và số điện thoại di động.
Qua số điện thoại cung cấp trên website, một người đàn ông xưng tên là Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết ông chính là chủ trang web này. "Tôi lấy thông tin tuyển sinh trên trang web của Bộ GD&ĐT và từ các trường để đưa lên trang web. Hiện các thông tin này đưa miễn phí, còn trường nào cần đặt banner quảng cáo thì cứ liên hệ với tôi qua email và số điện thoại trên trang web. Banner 200.000-400.000 đồng tùy vị trí. Tôi có một tài khoản ngân hàng, các trường cứ chuyển vào, còn thông tin thì sẽ đăng trước, nhận tiền sau" - ông Đông nói.
Trong mục "Đăng ký trực tuyến" (thông tin tuyển sinh của tất cả các trường) của trang web này có câu: Nhà trường sẽ căn cứ vào những thông tin trong bản đăng ký tuyển sinh trực tuyến để xét tuyển và gửi giấy báo nhập học theo đường bưu điện nếu học sinh trúng tuyển. Khi nhập học yêu cầu học sinh nộp hồ sơ tuyển sinh theo mẫu quy định. Nếu hồ sơ không trùng khớp, học sinh tự chịu trách nhiệm.
Giao diện trang web giả
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM, cho biết: "Thời gian này thí sinh đang nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thông tin như vậy sẽ làm mất cơ hội thí sinh vào ĐH, CĐ vì nếu thí sinh đăng ký vào đây sẽ ngồi chờ trường xét tuyển. Trong khi theo quy định, tất cả thí sinh muốn vào ĐH, CĐ đều phải trải qua kỳ thi tuyển. Bộ GD&ĐT không có một quy định nào cho phép trường đăng ký trực tuyến để xét tuyển thí sinh. Tư vấn hướng nghiệp của trang web hết sức sơ sài".
Trong khi đó, theo ông Đông: "Đây là thông tin để trường có cơ sở nắm thông tin từ thí sinh. Khi học sinh đăng ký thì tôi nhận thông tin này và chuyển cho các trường để liên hệ với thí sinh" (?).
Theo tìm hiểu của PV, trang web này chưa đăng ký với bất kỳ cơ quan nào. Mặc dù vậy, đã có một số trường ĐH, CĐ đặt banner quảng cáo. Trong đó, Trường CĐ Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến đưa hẳn thông tin trái ngược quy định của Bộ GD&ĐT: Đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ trực tuyến năm 2012: 1.000 thí sinh đầu tiên đăng ký đầy đủ thông tin, khi nhập học sẽ được giảm 30% học phí!
Cẩm nang tuyển sinh sai lệch
Bộ sách Những điều cần biết tuyển sinh ĐH năm 2012 và Những điều cần biết tuyển sinh CĐ năm 2012 (chỉ nêu các trường khu vực TP.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM bán với giá 30.000-32.000 đồng/cuốn nhưng nội dung sai sót rất nhiều. Năm nay có tổ chức thi khối A1 nhưng bộ sách này không cập nhật. Thêm vào đó, Bộ GD&ĐT đã quy định mã ngành gồm một ký tự và sáu chữ số nhưng trong quyển này mã ngành vẫn còn ba chữ số, thí sinh sẽ không thể ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi được. Ngoài ra, nhiều trường có mã trường sai, sẽ gây khó cho thí sinh. Chẳng hạn Trường ĐH Thủy lợi (Cơ sở 2 TP.HCM) có mã là TLS nhưng lại ghi là CS2; Trường ĐH Võ Trường Toản có mã là VTT thì ghi là VHS (đây là mã của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM). Hay các trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM, ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định đều không để mã trường...
Bộ sách Tìm hiểu các trường H qua những số liệu tuyển sinh gồm sáu cuốn (ba cuốn về ĐH và ba cuốn về CĐ theo khu vực Bắc, Trung, Nam với giá 25.000-35.000 đồng/cuốn) của Nhà xuất bản Thống kê do nhóm tác giả Nguyễn Văn Thân (chủ biên), Phạm Thị Yến, Thanh Tiến Thọ, Trần ức Thành và Nguyễn Quang Dũng biên soạn cũng nhiều sai sót. Cuốn sách này có hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi nhưng chỉ có ba ô ở mã ngành, trong khi năm nay quy định đến bảy ô. Hay trong hồ sơ theo quy định của Bộ có mục "tên ngành", "tên chuyên ngành" nhưng sách này không kịp cập nhật. Sách này cũng thiếu khối A1 của hầu hết các trường. Một điểm quan trọng là năm nay quy chế tuyển sinh không còn xét tuyển nguyện vọng 2, 3 nhưng sách này có hướng dẫn thí sinh xét tuyển nguyện vọng 2, 3!
Hai kênh quan trọng để tìm hiểu về tuyển sinh Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết thí sinh phải cẩn trọng trước những thông tin tuyển sinh hiện nay. Chắc chắn nhất là tại website http://thi.moet.gov.vn của Bộ GD&ĐT và tại website của trường mà thí sinh muốn dự thi. "Tốt nhất thi vào trường nào, thí sinh nên xem trực tiếp thông tin từ website trường đó để đăng ký dự thi cho đúng. Không biết website của trường, thí sinh lên Google để tra cứu" - ông Cường khuyên. Đối với quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, chỉ có quyển do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành là đúng nhất. Hiện nay quyển sách này đã được cập nhật thông tin mới và đưa lên website của Bộ GD&ĐT. Theo ông Cường, thí sinh nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT đến ngày 16-4 là hết hạn. Sau ngày này thí sinh được phép nộp tại trường tổ chức thi từ ngày 17 đến 23-4. Học sinh đang học lớp 12 trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi tại trường đó.
Theo PL TP.HCM
Các trường ĐH sẽ tự cấp bằng Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa-giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết, đó là sự đột phá về quyền tự chủ, nếu Luật GD ĐH được thông qua. Khi đó sẽ có một hình ảnh mới của GDĐH ở Việt Nam. Vì sao ông tin tưởng như vậy? Vì bản dự thảo lần...