“Quả ngọt” từ nông nghiệp đô thị tại TPHCM
Nhờ những chuyển đổi kịp thời, mạnh mẽ, nông nghiệp TPHCM đã dần chuyển sang một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người dân, nhất là tại các vùng ngoại thành.
Trồng lan cắt cành Mokara tại vườn lan của ông Nguyễn Văn Xuân, ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: VGP/Đăng Lãm
Năm 2004, TPHCM phê duyệt chương trình phát triển hoa, cây cảnh và cá cảnh. Đó là bước “tái cơ cấu” đầu tiên của ngành nông nghiệp Thành phố, theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống với lúa là cây trồng chính sang nền nông nghiệp đô thị với hoa, cây cảnh, cá cảnh, bò sữa, rau an toàn… có giá trị kinh tế cao hơn.
Khẳng định nền nông nghiệp đô thị
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, giai đoạn 2011-2014, GDP ngành nông nghiệp Thành phố tăng bình quân 5,8%/năm trong khi con số này của cả nước vào khoảng 3%/năm. Riêng năm 2014, con số này tăng 5,8% (cả nước là 3,3%) so cùng kỳ năm 2013.
Có được “quả ngọt” ngày hôm nay là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đầu những năm 2000. Còn nhớ, nông nghiệp Thành phố những năm 1990 gần như dẫm chân tại chỗ với mức tăng trưởng trên dưới 1%/năm, rất thấp so với bình quân cả nước. Đó là hậu quả của “cơn sốt” đất đai lần đầu bùng nổ. Khi đó, làn sóng đô thị hóa làm cho người nông dân bỏ bê sản xuất, bỏ hoang ruộng đồng, chỉ nghĩ đến chuyện sang nhượng đất đai khi giá cả tăng đến chóng mặt.
Video đang HOT
Phải mất một thời gian, ngành nông nghiệp Thành phố mới xác định được nếu muốn phát triển phải tìm những cây, con phù hợp với thị trường tại đây và có giá trị cao hơn cây lúa. Khởi đầu với 2 cây (rau an toàn, dứa Cayen) và 2 con (bò sữa, tôm sú), đến nay TPHCM đã định hình được thế mạnh về rau an toàn, hoa kiểng, cá cảnh, bò sữa, tôm nước lợ. Nhờ định hướng này, sản xuất nông nghiệp đã khởi sắc trở lại.
Thành phố khuyến khích và tạo điều kiện chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả do năng suất thấp (trên dưới 2 tấn/ha/vụ so với vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 5 tấn/ha/vụ) sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Hoa lan, rau an toàn, cá cảnh, bò sữa. Năm 2014, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác là 325 triệu đồng, tăng 15,2% so với năm 2013 và tăng 2 lần so với năm 2010 (158 triệu đồng). Trong khi đó, bình quân cả nước hiện đạt 100 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2014, TPHCM tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: Chuyển từ phát triển chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận. Cụ thể, đã lấy Khu Nông nghiệp Công nghệ cao xây dựng trước đó làm mô hình để mở rộng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, gia tăng sản lượng.
Thành phố đã triển khai xây dựng trang trại bò sữa kiểu mẫu theo công nghệ của Israel để người dân học tập và áp dụng. Khẳng định vai trò là một trung tâm sản xuất và cung ứng giống cây, con; năm 2014, các doanh nghiệp tại TPHCM đã xuất khẩu sang các nước như Hà Lan, Italy, Campuchia 415 tấn hạt giống các loại như ngô, rau, đậu, hoa, cây ăn trái.
Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng bước đầu xuất khẩu được hoa lan cắt cành sang Campuchia, cây sứ ghép sang Nhật Bản hay gần 1.000 tấn rau quả như bí đỏ, bắp cải, rau thơm các loại, nghệ đen… sang nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2014, 11 triệu con cá cảnh, 16.000 cá sấu giống cùng khoảng 1.500 bộ da cá sấu muối và thuộc đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Đây cũng là nơi cung ứng gần 1 triệu lợn giống, 24.000 con giống bò sữa cho người nuôi ở khắp cả tỉnh, thành phố trong cả nước.
Quan trọng là cơ chế, chính sách
Có thể nói, việc phát triển nông nghiệp đô thị sẽ chỉ là định hướng. Nếu không có những chủ trương, chính sách khuyến khích người dân và nhà đầu tư vào nông nghiệp thì sẽ khó có được kết quả như ngày hôm nay.
Năm 2006, TPHCM đã ra Quyết định 105 nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung. Những quyết định này luôn được Thành phố sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế. Tới năm 2011, TPHCM đã ra Quyết định 36 thay thế để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Đến năm 2013, TPHCM ra Quyết định 13 phù hợp với việc cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Thành phố hỗ trợ lãi suất tùy theo hạng mục, cao nhất là 100% với thời gian tùy theo lĩnh vực đầu tư và có thể lên đến 5 năm. Đến cuối năm 2014, sau khi có những kiến nghị từ 5 huyện ngoại thành, TPHCM đã ra Quyết định 40 nhằm bổ sung thêm danh mục các đối tượng được hưởng ưu đãi bên cạnh việc tăng thời gian lãi vay.
Với chủ trương phù hợp này, 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay đã huy động được 32 đồng vốn xã hội từ người dân, các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp làm thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp tại các vùng ngoại thành. Từ đó, nhiều mô hình của nền nông nghiệp đô thị như trang trại trồng lan kết hợp làm du lịch sinh thái, trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao ở Củ Chi được nhiều tỉnh, thành phố khác đánh giá cao, coi là tiêu biểu để tìm hiểu, học tập.
Việc chuyển đổi không phải lúc nào cũng diễn ra trơn tru, “xuôi chèo mát mái”. Sau hơn 10 năm chuyển đổi, bên cạnh chủ trương đúng, Thành phố đã không ngừng cập nhật, bổ sung những chính sách để phù hợp với thực tế, khuyến khích người dân. Từ đó, ngành nông nghiệp Thành phố đã có những khởi sắc, thu nhập của người dân được cải thiện. Nhờ việc tái cấu trúc này, thu nhập bình quân người dân ngoại thành đã bằng 80,5% người dân nội thành, tức là khoảng cách được rút xuống còn 1,2 lần so với 1,8 lần trước đó.
Đăng Lãm
Theo_Báo Chính Phủ
Sáp nhập 6 xã để mở rộng thị xã Sầm Sơn
Với 100% đại biểu có mặt, Thường vụ Quốc hội sáng 14/5 đã thông qua 6 đề án sáp nhập, chia tách, mở rộng địa giới hành chính của một số tỉnh thành, trong đó có việc mở rộng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại về thị xã Sầm Sơn quản lý.
Sau khi điều chỉnh, thị xã Sầm Sơn có trên 4.500 ha diện tích tự nhiên, hơn 100 nghìn nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 4 phường (Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến) và 7 xã (Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại).
Thị xã Sầm Sơn được mở rộng để áp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ảnh:Mạnh Cường.
Theo báo cáo của Chính phủ, thị xã Sầm Sơn là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước nhưng có diện tích tự nhiên nhỏ (1.788,83 ha), trong đó phần diện tích đất chưa sử dụng còn rất ít (65,07 ha), thiếu quỹ đất cho phát triển đô thị. Trong khi đó, 6 xã thuộc huyện Quảng Xương có vị trí liền kề với thị xã Sầm Sơn, việc chuyển 6 xã này về thị xã Sầm Sơn quản lý sẽ tạo thuận lợi cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cũng nằm trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa, hai thị trấn Nông Cống và Rừng Thông cũng được mở rộng.
Thường vụ Quốc hội cũng thông qua 5 đề án thành lập các thị xã Duyên Hải và các phường thuộc thị xã Duyên Hải (Trà Vinh); Long Mỹ và 4 phường thuộc thị xã Long Mỹ (Hậu Giang); Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành phố Sông Công (Thái Nguyên); Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai (Bạc Liêu); thành lập mới huyện Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của 6 đề án khoảng 26.000 tỉ đồng.
Võ Hải
Theo VNE
Tăng lương cán bộ, công chức, người lao động từ 2016 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ban hành quyết định phân công triển khai nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trong năm 2015. Về chính sách tiền lương đối với lao động trong doanh nghiệp, Phó thủ tướng giao Bộ LĐ - TB&XH trong quý 3.2015, nghiên cứu, rà...