‘Quả ngọt’ sẽ dành cho những ai biết nỗ lực trong gian khó
Gọi là đặc biệt bởi năm nay, kỳ thi không đơn thuần chỉ kết thúc 12 năm đèn sách của lứa học sinh 2004 mà còn là kỳ thi khép lại niên khóa 2019-2022 – niên khóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Sau năm bài thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của hơn 1 triệu thí sinh đặc biệt trên cả nước đã chính thức kết thúc.
Gọi là đặc biệt bởi năm nay, kỳ thi không đơn thuần chỉ kết thúc 12 năm đèn sách của lứa học sinh 2004 mà còn là kỳ thi khép lại niên khóa 2019-2022 – niên khóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 gần như trong cả ba năm THPT vừa qua, nhất là tại TP.HCM.
Cùng với người dân cả nước, suốt bốn đợt dịch đi qua là thời gian thầy trò thấp thỏm, lo âu với liên tục những thông báo tạm dừng học trực tiếp, học trực tuyến.
Cao điểm nhất là ở đợt dịch thứ tư kéo dài từ học kỳ 2 của lớp 11 đến gần hết học kỳ 1 của lớp 12, các em phải học trực tuyến hoàn toàn. Phải đến giữa tháng 12-2021, các em lớp 12 mới là những học sinh đầu tiên ở TP.HCM được đi học trực tiếp theo hình thức tự nguyện.
Trong điều kiện công nghệ thông tin còn hạn chế, thiết bị dạy học thiếu thốn, khối lượng bài vở lớn, không ít thầy trò căng mình trong từng buổi học. Có những buổi học trở thành lịch sử khi phải “vừa on vừa off”. Có cô giáo đang là F0 vừa cách ly trên giường bệnh vừa dạy học trực tuyến, những học trò F0 phải gắng gượng để theo kịp bài vở, có lớp chỉ vài học sinh, cũng có lớp chỉ có một mình thầy giáo… Nhưng thầy trò vẫn dạy và học, vẫn bằng nhiều cách để ôn tập, không chỉ mong có kết quả năm học tốt mà còn chuẩn bị tốt nhất cho các em một kỳ thi vừa để tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học như bao thế hệ phải trải qua.
Video đang HOT
Những ngày qua, sau mỗi bài thi kết thúc, người ta lại quay cuồng đánh giá đề thi, có những lời khen dành cho ban ra đề và cũng có cả những lời chê rằng đề thi quá an toàn, đề thi không đổi mới… Những lời nhận xét đó có thể không sai nhưng đặt vào cả một niên khóa dạy và học vừa qua, hẳn sẽ là phương án phù hợp nhất.
Như bày tỏ của ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM), sau hai ngày thi: Niên khóa 2019-2022 là một niên khóa nhiều cảm xúc hụt hẫng, vui buồn, lo sợ, đau thương, mất mát và học một cách chập chờn. Tuy nhiên, những cảm xúc ấy của học sinh, phụ huynh và nhà trường đều đã được ngành giáo dục quan tâm, các cấp chính quyền sâu sát. Cụ thể là ở cả chín môn thi, cấu trúc đề tương đồng với đề minh họa, nội dung đề cũng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và những câu để phân hóa, xét tuyển đại học cũng không quá khó hay đánh đố học trò.
Theo ông Phú, với cách ra đề này, định hướng của Bộ GD&ĐT, nhất là ở năm học này là định hướng đúng, cũng là để học sinh cảm nhận được sự đồng hành, sự chia sẻ với những khó khăn của các em từ ngành giáo dục.
Tất cả điều đó cho thấy có thể kết quả thi hôm nay của các em dù không phải cao nhất, tốt nhất, ngày công bố điểm cũng có thể sẽ không có mưa điểm 10 nhưng kết quả đó xứng đáng được ghi nhận sau những nỗ lực rất lớn của cả thầy cô và học trò thời gian qua.
Và đây chắc chắn sẽ là những hành trang quý giá, giúp các em bước tiếp hành trình trên giảng đường ở những năm tiếp theo.
Mẹ chồng bắt phải sinh con trai, hành động của chồng khiến tôi càng khó nghĩ hơn
Đến khi con tôi được tròn 8 tháng, mẹ chồng tôi lại tiếp tục giục tôi sinh thêm. Hành động sau đó của chồng khiến tôi càng khó nghĩ hơn.
Vợ chồng tôi đến với nhau khi cả hai đã ở ngưỡng ngoài 30 tuổi. Cả 2 đều là mối tình đầu của nhau. Vì mải sự nghiệp mà chúng tôi không nghĩ tới chuyện yêu đương. Khi đến với nhau cả hai đều là mối tình đầu. Cũng vì vậy mà chúng tôi rất trân trọng tình cảm của nhau. Sau khi cưới xong, với số vốn đã tích cóp của hai đứa và hồi môn của gia đình, vợ chồng đã mua được một căn hộ chung cư ở thành phố. Bố mẹ chúng tôi vẫn ở quê.
Nửa năm kết hôn, tôi có bầu. Khi biết tin tôi mang thai, gia đình nhà chồng đã mừng lắm. Nhất là mẹ chồng tôi biết được đã tức tốc từ quê lên thành phố ở cùng để chăm sóc tôi và cháu nội. Những ngày này, mẹ chồng tôi quán xuyến hết mọi việc.
Tôi gần như không phải làm điều gì ngoài việc cầm chổi quét nhà hoặc khi rửa cái bát. Chồng tôi cũng rất yêu chiều tôi. Thú thật tôi cảm thấy mình sướng hơn rất nhiều khi còn ở nhà đẻ, mọi người chăm lo cho tôi mọi lúc mọi nơi.
Thế nhưng khi ở tháng thứ 4 mọi thứ đã thay đổi. Biết tôi mang bầu bé gái, nhà chồng tôi đã thay đổi hoàn toàn thái độ. Tôi hiểu rằng, việc tôi mang thai con trai sớm sinh cháu đích tôn cho nhà chồng là điều kiện để được yêu chiều vậy.
Biết được cháu gái, mẹ chồng đã tỏ ra thất vọng. Cũng từ đấy tính xấu của mẹ chồng tôi dần bộc lộ. Tôi không còn được bà lo như trước. Bà liên tục nhắc tôi cần phải sinh một bé trai. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng của nhà chồng càng làm tôi thêm áp lực.
Ảnh minh họa
Những tháng sau đó, tôi cảm thấy nặng nề hơn khi thi thoảng phải nghe những câu nói móc của nhà chồng. May mắn là chồng tôi lại ngược lại. Anh thích con gái nên luôn động viên tôi. Anh bảo tôi không nên nghĩ quá nhiều về những điều gia đình chồng nói. Bố mẹ anh hơi cổ hủ nên luôn suy nghĩ theo thói cũ. " Dù con gái hay trai thì cũng đều là con của chúng ta. Quan trọng nhất là chúng ta cần phải chăm sóc con thật tốt em ạ" - chồng tôi động viên.
Sau đó, mẹ chồng tôi cũng không muốn ở lại nhà chúng tôi. Chồng tôi ra sức thuyết phục bà ở lại để đỡ đần tôi ít nhất là cho đến ngày sinh nở thành công. Anh bảo anh không thể nghỉ việc giúp đỡ tôi khi bầu bí ngày càng nặng nề, mệt mỏi. Bởi thời điểm đó tôi bị động thai, bác sĩ nói cần phải ở nhà nghỉ ngơi, giữ gìn. Mẹ chồng tôi miễn cưỡng ở lại, mặt nặng mày nhẹ với tôi dù trước mặt chồng tôi vẫn ra vẻ vui vẻ.
Sau ngày tôi sinh con khoảng tuần, mẹ chồng tôi về quê. Mẹ đẻ tôi vì bận công tác nên cũng chỉ lên với con vài ngày. Tháng ngày sau đó tôi phải một mình chăm con nên khá mệt mỏi. Khi hết thời gian nghỉ thai sản chồng tôi vẫn bảo tạm thời nghỉ việc để chăm con một thời gian cho cứng cáp hơn mới đi làm. Nghĩ chồng suy nghĩ cho mình nên tôi nghe lời ở nhà nội trợ. Sức khỏe tôi giảm sút đáng kể sau ngày sinh khi không được nghỉ ngơi.
Con gái tôi mỗi ngày một lớn. Chồng tôi rất quấn quýt và chiều con gái. Nhìn vậy tôi cũng thấy rất vui. Đến khi con tôi được tròn 8 tháng, mẹ chồng tôi lại tiếp tục giục tôi sinh thêm con trai. Vì đã lớn tuổi, sức khỏe của tôi sau lần sinh không được tốt nên chúng tôi không muốn sinh con thứ 2.
Tìm cách trì hoãn nhưng chỉ được vài tháng, mẹ chồng lại khăn gói lên thành phố ở cùng và trực tiếp yêu cầu chúng tôi mỗi ngày khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Khi tôi nói rõ quan điểm, mẹ chồng đã giận dữ, dùng nhiều từ ngữ khó nghe để mắng. Bà nói tôi là con dâu bất hiếu, tôi muốn gia đình họ sau này không có người hương khói sao?. Thậm chí, mẹ chồng tôi còn tuyên bố tuyệt thực để uy hiếp khiến chồng tôi lung lay ý chí.
Khi tôi bảo nếu đứa thứ 2 sinh vẫn là con gái thì sao. Mẹ chồng tôi tuyên bố sinh được con trai mới có thể thanh thản nhắm mắt được. Nhiều khi nghĩ tặc lưỡi hay là sinh thêm. Nhưng sức khỏe không cho phép, nếu mang bầu nữa sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Trước áp lực phải có con trai, tôi đã có suy nghĩ li hôn để chồng tìm được người khác sinh con trai. Tôi nói với chồng như vậy thì anh nổi cáu với tôi. Anh bảo hãy quên chuyện đó và sau đó nói chuyện với mẹ chồng. Chưa kịp nói hết, mẹ con lại cãi nhau.
Bế tắc, chồng tôi đã đứng ra tuyên bố không có chuyện li hôn. Anh cũng nghiêm khắc yêu cầu bố mẹ anh không được nhắc tới chuyện sinh con tiếp, nếu không từ giờ không về quê nữa. Trước lời nói đanh thép của chồng tôi, mẹ anh tức giận không nói nên lời.
Mẹ chồng tôi từ sau đó đã bỏ về quê. Tôi có gọi về thì bà cũng không thèm đoái hoài. Cuộc sống của hai vợ chồng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi không có sự can thiệp của mẹ chồng. Nhưng cứ nghĩ vì tôi mà mẹ con anh bất hòa trong lòng vô cùng khó nghĩ. Giờ tôi phải làm sao để giải quyết việc này tốt nhất?.
Xu hướng mặc váy ngoài quần từng gây tranh cãi lại được hội tín đồ ưa chuộng Nhiều người cho rằng xu hướng mặc váy ngoài quần là phong cách "phản" thời trang bởi sự luộm thuộm, tuy gây ra sự tranh cãi nhưng nó đã và đang chinh phục khắp các con phố tại các kinh đô thời trang lớn nhất thế giới. Độc đáo, phá cách và táo bạo là những gì có thể định nghĩa được về...