Quá khứ ốm o xa rồi! Hình thể CR7 năm 2019 là “kiệt tác số 1″ TG
Từ thiếu niên ốm o, bị bệnh tim, CR7 vươn lên thành chân sút có body đẹp nhất thế giới.
Trong quá khứ, CR7 trông khá nhỏ con và không có cơ bắp như hiện tại.
Ở tuổi 15, Cristiano Ronaldo bị mắc chứng tim đập nhanh, suýt phải từ bỏ niềm đam mê sân cỏ. Trong một buổi tập năm 2000, siêu cầu thủ bất ngờ ngã khụy xuống sân, kêu đau đớn và lấy tay ôm ngực. Nguyên nhân là nhịp tim của cầu thủ người Bồ cao hơn người bình thường kể cả khi vận động nhẹ nhàng. Thực tế này rất nguy hiểm với người chơi thể thao, tập luyện cường độ cao như CR7. Cuối cùng, anh đã phải phẫu thuật tim để có thể tiếp tục chơi bóng như ngày nay.
Sau khi sức khỏe phục hồi, Cristiano tiếp tục tập luyện bóng đá, tham gia các chương trình đào tạo thể lực chuyên sâu kết hợp tập gym. Giai đoạn 2003 – 2009 chứng kiến sự “lột xác” ngoạn mục về dáng vóc của CR7, lúc đó anh còn đá cho Manchester United. Để tiêu tan mỡ thừa, tăng cơ chắc khỏe, ông bố 4 con gần như có mặt 24/24 ở sân tập và phòng thể dục.
Trải qua hơn chục năm tập tành, CR7 bị gán mác “gã cuồng tập gym” trong làng túc cầu thế giới. Nhìn lại hình ảnh quá khứ và hiện tại (năm 2019) của anh, ai cũng phải thốt ra lời trầm trồ. Mỗi bức ảnh khoe body trên trang cá nhân của CR7 đều thu hút hàng triệu lượt thích và bình luận tán thưởng.
Cơ bụng của CR7 ngày càng ấn tượng, săn chắc, nổi múi cơ rõ rệt. Đây là kết quả của quá trình tập gym kiên trì hơn chục năm qua kết hợp ăn uống khoa học.
Video đang HOT
CR7 áp dụng thực đơn ăn uống khoa học. Mỗi ngày anh ăn 6 bữa, các bữa cách nhau từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ. Thực đơn yêu cầu lượng protein vượt trội, bao gồm chủ yếu là thịt sạch và thức uống bổ sung protein.
Rau xanh cũng là thành phần được ưu tiên trong chế độ ăn của CR7. Duy chỉ đồ ngọt và nước uống có đường, ga… là ngôi sao bóng đá tránh xa.
Ngoài ra, CR7 còn thường xuyên đi bơi và yêu cầu bản thân ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày để đảm bảo thể lực.
Sau mỗi trận cầu đỉnh cao, danh thủ thường tắm nước đá để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Loạt ảnh mới nhất cận cảnh hình thể của CR7 khiến fan trầm trồ.
Theo danviet.vn
Giá thịt heo tăng sốc, khan hiếm
Dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ thiếu thịt heo cuối năm, bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị bàn một số giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo.
Giải pháp khả thi nhất là trữ đông thịt sạch
Số liệu từ Bộ NN&PTNT cho biết tính đến ngày 12-6, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 55 tỉnh, TP. Số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy hơn 2,5 triệu con với trọng lượng gần 150.000 tấn.
Thông tin về dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết dịch tả heo châu Phi là căn bệnh nặng nề nhất, thách thức nhất, nguy hiểm nhất của ngành chăn nuôi thế giới và Việt Nam. Đến nay, dịch tả heo châu Phi đã khiến tổng đàn heo bị thiệt hại 7,5%. Trước tình hình đó, phương án trữ đông thịt heo sạch được đánh giá là khả thi nhất trong lúc này để giảm thiểu thiệt hại và bình ổn thị trường.
"Chắc chắn nguồn cung tới đây sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch vẫn đang hoành hành và hiện chưa có chủ trương tái đàn, trong khi nhu cầu thực phẩm của người dân không thể thay đổi nhanh chóng sang các thực phẩm khác. Do đó, ngay từ đầu Chính phủ đã khuyến khích các tỉnh, thành có giải pháp dự trữ tại chỗ, nhà nhà dự trữ, cơ sở dự trữ, ai có điều kiện thì dự trữ. Dự trữ để đảm bảo cung ứng thực phẩm bán ra thị trường trong thời gian tới, sau là mình dùng. Việc dự trữ thịt heo sạch còn góp phần giảm áp lực lây lan dịch bệnh" - ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Cường, song song với giải pháp dự trữ thịt heo sạch thì phải xác định chuyển sang ăn thực phẩm khác như trứng, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản... Việc chuyển đổi thành phần bữa ăn sang các nguồn thực phẩm khác sẽ giúp cuối năm không bị động về mất cân đối thực phẩm.
Cấp đông thịt heo sạch là giải pháp đảm bảo nguồn cung thịt heo cuối năm. Ảnh: TL
Bảo vệ đàn heo "cụ kỵ, ông bà"
Cùng với việc tăng cường dự trữ thịt heo, một yêu cầu gấp rút phải triển khai ngay là bảo vệ đàn heo giống "cụ kỵ, ông bà" để giữ giống, phục vụ cho bước tái đàn sau này.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 3,7 triệu con heo nái sinh sản. Trong đó có hơn 120.000 con heo nái "cụ kỵ, ông bà" thuộc các giống Móng Cái, Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain. Số lượng heo nái "cụ kỵ, ông bà" của các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 40%, còn lại là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Cạnh đó, hằng năm Việt Nam nhập khẩu bổ sung 1.500-2.000 con heo giống "cụ kỵ, ông bà" để sản xuất giống có năng suất cao và cải tiến năng suất đàn giống heo trong nước.
"Bộ đã nghiên cứu và đang đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ các chủ cơ sở nuôi giữ heo giống "cụ kỵ, ông bà" với mức 500.000 đồng/con. Việc hỗ trợ sẽ giúp nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh theo chủ trương chỉ đạo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn giống này của Chính phủ" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.
Theo 24h
Thực phẩm biến đổi gen - nên hay không nên ăn? Hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Thực phẩm biến đổi gien là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen - DNA,...