Quá khứ cơ cực, làm phụ hồ của giảng viên 8X ở Hà Nội
Những ngày làm phụ hồ, anh Nguyên luôn đau đáu về một tương lai tốt hơn. Từ nghề nấu ăn, anh từng bước học tập, rèn luyện, trở thành giảng viên trường đại học lớn ở Hà Nội.
Nếu như gặp Thạc sĩ Đỗ Công Nguyên (SN 1982 – Thái Bình), giảng viên khoa Khách sạn – Du lịch, trường Đại học Thương Mại (Hà Nội) ngoài đời, không ai biết, anh từng có quá khứ đầy cơ cực, làm phụ hồ mưu sinh.
Thạc sĩ, giảng viên Đỗ Công Nguyên.
Quá khứ làm phụ hồ và ước mơ đổi đời
Anh Nguyên sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc diện nghèo của địa phương. Tuổi thơ anh là những tháng ngày thiếu thốn. Bố mẹ lao động vất vả, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn.
“Trước đây, căn nhà của gia đình tôi ở quê tuềnh toàng đến mức, bố mẹ ra đồng làm cả ngày, cửa không cần khóa. Vì trong nhà không có tài sản giá trị”, thạc sĩ 8X nói.
Gia cảnh khó khăn, học xong cấp 3, anh quyết định nghỉ học, từ giã giấc mơ giảng đường đại học, dành tiền cho chị gái đang học Đại học Sư phạm và em trai học cấp 3.
Trước khi trở thành giảng viên, anh Nguyên có quá khứ làm phụ hồ, phục vụ nhà hàng.
Năm 2001, anh xuôi tàu vào TP. Hồ Chí Minh. Hành trang anh mang theo là vài trăm nghìn cùng 3 bộ quần áo. Ở thành phố sầm uất, anh lao vào kiếm sống bằng nhiều việc. Ban đầu là phục vụ quán ăn, rửa bát thuê.
Chuỗi ngày đó, không ít lần anh bị ông chủ mắng té tát hay gặp khách gây sự. Sau này, anh xin làm công nhân xưởng sản xuất thuốc trừ sâu nhưng công việc quá độc hại, ảnh hưởng sức khỏe nên đành xin nghỉ.
Video đang HOT
Anh chuyển sang bán vé số, xay xát gạo thuê và cuối cùng là phụ hồ cho các công trình xây dựng. Đôi bàn tay anh vốn đã sần sùi càng trở nên chai sạn.
Những bữa cơm ăn vội trong công trình ngổn ngang vật liệu xây dựng, chẳng biết đến ngày mai khiến anh giật mình nhìn lại. Hai năm tha phương, cầu thực, không có gì ngoài 2 bàn tay trắng, quần áo lúc nào cũng khét mùi mồ hôi, anh tự hỏi: “Chẳng lẽ cuộc đời mình rồi cũng vất vả như bố mẹ? Lâu nay, mình bươn chải, lam lũ cũng không khá được vì không được đào tạo nghề bài bản. Nếu muốn thay đổi, phải học nghề”.
Hôm sau, anh quyết định khăn gói về Hà Nội. Điều đầu tiên anh nghĩ đến là học nấu ăn. Bởi, quãng thời gian ở TP. Hồ Chí Minh, làm giúp việc cho nhà hàng, anh bắt đầu thấy thích công việc bếp núc.
“Tôi đơn thuần nghĩ, mình học nấu ăn, đi đến đâu cũng không sợ chết đói”, anh Nguyên mỉm cười nhớ lại.
Từ thợ phụ bếp thành giảng viên đại học
Năm 2002, anh đỗ vào hệ sơ cấp của trường Trung cấp Nghiệp vụ du lịch Hà Nội. Anh tự làm thêm kiếm tiền đóng học phí, mua nguyên liệu thực hành và trang trải sinh hoạt.
Ngoài chạy xe ôm, làm phụ bếp trong nhà hàng, anh nhận rửa bát đĩa cho khu công nghiệp với thù lao 500 nghìn đồng/tháng. Sáng anh đi học, trưa tranh thủ đến rửa chén đĩa, chiều làm phụ bếp.
“Tôi nhớ lần rửa bát đĩa cho công ty của Nhật Bản. Văn hóa của Nhật Bản có nhiều đặc thù, họ rất sạch sẽ và đòi hỏi sự nghiêm túc trong công việc.
Với họ, rửa bát cũng phải tỉ mỉ. Tôi rửa 99 chiếc bát rất sạch nhưng chiếc thứ 100 có 1 vết bẩn nhỏ, họ cũng yêu cầu rửa lại tất cả”, giảng viên Nguyên kể.
Nam giảng viên thừa nhận, chính những khắt khe đó đã tôi rèn anh trở thành con người có trách nhiệm, đam mê với công việc. Đặc biệt, với nghề bếp, càng đỏi hỏi sự kỹ tính, cẩn thận và vệ sinh.
Ví dụ như việc tỉa rau củ quả, có lần để tạo hình chiếc lá từ củ cải, anh làm đi làm lại đến cả trăm lần, sao cho chiếc lá khi bài trí trên đĩa thật sinh động, mềm mại.
Anh Nguyên thực hiện tỉa dưa hấu trong một chương trình dạy nghề.
“Nghề bếp không phải nghề nguy hiểm nhưng vất vả. Thời gian mới học, việc tôi bị dao cắt vào tay, phỏng rộp xảy ra như cơm bữa. Nhiều hôm tôi về nhà với đôi bàn tay đau nhức vì vết phỏng”, anh Nguyên kể.
Tuy nhiên, anh cũng cho biết, khi đã thành thục kỹ năng, các tai nạn đó hiếm khi xảy ra. Anh có thể thái rau củ không cần nhìn xuống bàn hay nấu không phải nêm nếm, chỉ cần nhìn khói, ngửi mùi cũng biết mặn hay nhạt…
Sự cố gắng và rèn luyện đã giúp anh từng bước thay đổi số phận mình. Năm 2004, anh tham gia thi “Kỹ năng nghề Quốc gia” và đạt giải Nhất.
Công Nguyên tiếp tục tham dự “Kỹ năng nghề Asean” (Cuộc thi do các nước Asean tổ chức thường niên 2 năm/lần, bao gồm nhiều nghề như: Điện tử, may mặc, nấu ăn, xây dựng… Mỗi lần hội thi diễn ra ở một quốc gia khác nhau).
Anh như vỡ òa khi giành được huy chương vàng, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Với kết quả này, anh được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen.
Sau khi tốt nghiệp, anh trúng tuyển vào một khách sạn cao cấp ở Hà Nội. Năm 2005, anh được công ty cử đi học nghiệp vụ ngắn hạn ở Nhật Bản.
Giảng viên 8X tham gia đào tạo các lớp học nấu ăn.
Chia sẻ về việc trở thành giảng viên đại học, anh bộc bạch, đây là chặng đường dài.
Khi anh trở về từ Nhật Bản, Việt Nam có chính sách khuyến khích, ưu tiên các trường hợp giành giải cao trong các kỳ thi kỹ năng nghề được tuyển thẳng vào Đại học.
Công Nguyên thấy đây là thời điểm thích hợp để quay lại con đường học văn hóa mà anh bỏ dở nhiều năm trước. Anh lựa chọn thi vào khoa Khách sạn – Du lịch của trường Đại học Thương Mại.
“Tôi nghĩ nghề nấu ăn là một phần của ngành du lịch nên quyết tâm học, nâng cao trình độ cho mình. Trong các môn học cũng có tiết về nấu ăn, cắm hoa…”, thầy giáo quê Thái Bình cho hay.
Tốt nghiệp, Công Nguyên thi và trở thành giảng viên khoa mình từng theo học. Mặc dù giảng dạy chuyên ngành khách sạn – du lịch nhưng anh vẫn đảm đương vị trí đầu bếp cho một vài nhà hàng, khách sạn. Nơi anh có thể thỏa sức sáng tạo.
“Ai cũng cho rằng, làm nghề bếp chỉ cần học vài tháng là đủ nhưng thực tế, kiến thức nghề này là vô biên. Lúc nào, tôi cũng hà khắc với chính bản thân mình.
Chế biến 1 món ăn, dù mọi người khen ngon nhưng tôi vẫn tự nhủ, chắc chắn sẽ có cách nấu ngon hơn. Tôi lại lao vào tìm tòi, nghiên cứu công thức mới”, anh Nguyên nói tiếp.
Anh quan điểm, nấu nướng không chỉ là chế biến thực phẩm mà còn là môn nghệ thuật, đòi hỏi sự tâm huyết của người đầu bếp trong từng món ăn.
Cách đây 4 năm, anh Nguyên lập gia đình. Mặc dù bận rộn với công việc giảng dạy, kinh doanh, anh vẫn dành thời gian vào bếp, nấu cho vợ con ăn, để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
510 giảng viên đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội
Theo phân công của Bộ GD&ĐT, Hà Nội sẽ có 510 cán bộ đến từ 4 cơ sở giáo dục đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã có quyết định phân công cơ sở giáo dục đại học tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại các Sở GD&ĐT. Theo phân công của Bộ GD&ĐT, có 7010 người, bao gồm cả lực lượng dự phòng đến từ 130 cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác coi thi tại các địa phương. Tại Hà Nội, có gần 80.000 thí sinh đăng kí dự thi. Sở GD&ĐT Hà Nội đã bố trí 143 điểm thi, 3336 phòng thi trên toàn TP.
Có 4 cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD&ĐT phân công tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN). Tổng số cán bộ, giảng viên của các đơn vị được điều động là 510 người.
Sẽ có 510 cán bộ đến từ 4 cơ sở giáo dục đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội. Ảnh minh họa.
Bộ GD&ĐT yêu cầu hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của cán bộ, giảng viên trước khi lựa chọn, lập danh sách. Các Sở GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với các trường được Bộ GD&ĐT giao đến làm nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi tại hội đồng thi của Sở GD&ĐT, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong hai ngày 9 và 10-8. Cả nước có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 13.500 thí sinh so với năm trước.
Theo ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội), Hà Nội đã quyết định ban hành kế hoạch công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trên địa bàn thành phố trong đó đảm bảo theo đúng các quy chế của Bộ GD&ĐT.
Công bố đường dây nóng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã công bố số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tiếp...