Quả dừa: Bổ nên dễ gây nguy hiểm
Nếu lạm dụng các sản phẩm từ dừa thường xuyên trong ăn uống hàng ngày, dừa có thể sản sinh các chất gây tăng mỡ máu, chuyển hoá lipid, các chị em nội trợ nên thận trọng trong việc sử dụng.
Trong những lần đi chợ, thực đơn không thể thiếu của chị Nguyễn Thu Thúy ở Dương Quảng Hàm, TP.HCM là dừa. Khi thì chị mua cả trái, khi thì mua dừa miếng. Cả gia đình chị đều thích uống nước dừa và các món thịt kho dừa, chè nhân dừa.
Chị nói: “Trước đây, tôi nghe nói nước dừa mát, cùi dừa lành tính và an toàn nên gia đình tôi thường xuyên nấu món thịt kho dừa, nấu chè cho dừa khô để tạo cảm giác ngon miệng và cũng để chăm sóc sức khỏe”. Chị còn kể: Mình đã đọc được trên internet rằng dầu dừa cũng rất tốt, vừa có thể dùng ăn, vừa có thể làm đẹp tóc nên có ý định tìm mua.
Nhưng những suy nghĩ của chị Thúy đã thay đổi sau một lần đi khám tổng quát. Bác sỹ kết luận chị bị cholesterol trong máu cao và khuyên chị giảm dùng các sản phẩm từ dừa.
Bổ nên dễ gây nguy hiểm
Ths. Hồ Thu Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: Cùi dừa và nước dừa là thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải. Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Acid béo bão hòa trong dừa có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.
Dầu dừa không chứa cholesterol và không có liên kết đôi nên giúp cơ thể tránh khỏi quá trình oxy hóa và giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Thực phẩm nấu với dầu dừa hấp thụ ít chất béo, giữ được độ tươi ngon và cho dinh dưỡng tốt hơn các loại thực phẩm được nấu bằng các loại dầu thực vật khác.
Tuy nhiên -ThS Hồ Thu Mai phân tích: Dầu dừa nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) lại. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng acid béo no cao. Khi vào cơ thể, aicd béo no lại làm tăng sự tổng hợp cholesterol nên gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Bớt dùng nước cốt dừa góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường tuýp 2…
Phụ nữ mang thai, có nên uống nước dừa?
Uống nước dừa khi mang thai đã có lúc trở thành phong trào của nhiều phụ nữ Việt Nam. Không ít người khẳng định rằng vì chăm uống nước dừa nên con sinh ra mới trắng, hồng hào. Tuy nhiên bác sỹ Mai cho rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa.
Bác sỹ Mai giải thích: Nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, có tính hàn, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp nên dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới thai nhi. Thường xuyên dùng nước dừa, đặc biệt dùng vào buổi tối kết hợp với đá lạnh rất dễ gây tiêu chảy.
Cách dùng quả dừa an toàn
Video đang HOT
- Mỗi ngày chỉ nên uống nước của một trái dừa.
- Nếu dùng dầu dừa, chỉ nên dùng 2-3 muỗng/ngày.
- Chỉ nên dùng cùi dừa 1-2 lần/tuần. Những người bị mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.
Theo VNE
Tỉ mẩn làm lồng đèn quả dứa trang trí mùa Trung thu
Thử trổ tài làm lồng đèn để mang không khí Trung thu vào nhà nào!
Chuẩn bị những dụng cụ này nhé:
- Lồng đèn trắng hình oval
- Giấy nhún màu vàng và xanh
- Kẽm
- Kéo, súng bắn keo, keo sữa
- Dây điện treo hay đèn LED nhỏ
- Dây buộc
Đến phần hành động này>:D
Bước 1:
- Đặt đèn lồng trên giấy vàng, vẽ hình tròn rồi cắt ra. Bạn cắt tua rua xung quanh miếng giấy, gấp lại rồi dán vào một đầu để làm đáy lồng đèn.
Bước 2:
- Cắt một dải giấy màu vàng rộng 5cm, sau đó cắt tua rua dọc theo chiều dài dải giấy. Để cắt nhanh, bạn gấp dải giấy thành 3-4 lớp rồi cắt nhé!
- Dán các dải tua rua từ đáy lồng đèn lên trên.
Bước 3:
- Dán dải tua rua theo đường xoắn ốc từ dưới lên, đường trên chồng lên đường dưới. Dán cho đến khi kín hết lồng đèn.
Bước 4:
- Gấp giấy nhún màu xanh làm lá dứa, cắt thành 3 kích thước lá lớn nhỏ khác nhau.
Bước 5:
- Cắt một đoạn kẽm dán giữa 2 chiếc lá để bạn có thể uốn cong tạo dáng lá dễ dàng.
Bước 6:
- Cuối cùng, dán những chiếc lá vào trong lồng đèn trên thân quả dứa, dán lá nhỏ bên ngoài và lá lớn bên trong là hoàn thành.
Bây giờ bạn có thể cột dây treo trang trí lồng đèn lên rồi nhé!
Bạn nối một bóng đèn nhỏ vào trong rồi treo trang trí trong phòng hoặc trước hiên nhà sẽ rất xinh đấy!
Bạn cũng có thể tìm những chiếc khung lồng đèn có kích thước nhỏ hơn rồi làm quả dứa với nhiều màu sắc khác nhau để trang trí cũng đáng yêu lắm luôn!
Trung thu này nhà mình đã có một chiếc lồng đèn thật xinh để đi rước đèn rồi đó!
Chúc các bạn thành công nhé !
Theo MASK
[Chế biến] - Cá hồi xốt dứa Nếu teen đang tìm kiếm một món ăn lạ miệng thì cá hồi sốt dứa là một gợi ý thú vị đấy! Nguyên liệu cho cá:500g cá hồi tươi (có độ mỏng khoảng 2,5cm)2 thìa cà phê nước chanh tươi thìa cà phê hạt tiêu Muối; 1 thìa cà phê dầu thực vật. Nguyên liệu:2 bát nhỏ dứa gai; 4 hoặc 5 nhánh...