Quả đào giúp hoạt huyết, lợi tiểu
Quả đào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào… là quả của cây đào. Cây đào là loại cây gỗ nhỏ, cao 8-10m, mọc lâu năm, thân nhẵn, phân cành nhiều, màu hơi đỏ, chồi có lông mềm. Lá hình bầu dục ngọn giáo, có mũi nhọn dài, nhăn nheo, có răng mịn, màu lục thẫm hay lục nhạt tuỳ giống (đào đỏ và đào trắng). Hoa hình chuông màu hơi đỏ, có khi trắng, thường mọc đơn độc, có cuống ngắn. Mùa hoa tháng 1- 4, quả tháng 5 – 9. Quả đào hình cầu, có một rãnh bên rõ, ngoài quả phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ, vỏ bao lấy hạt (trong hoá gỗ bao lấy hạt) nên người ta gọi là quả hạch.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả tươi và hạt (thường gọi là đào nhân). Người ta ăn quả lấy hạch, đập vỡ vỏ lấy hạt (nhân), đem phơi hoặc sấy khô.
Quả đào có tính ấm, vị ngọt chua, đi vào kinh tâm, can phế và đại trường, có công hiệu bổ khí sinh tân, dưỡng huyết hoạt huyết, tư bổ cường thận, dưỡng nhan làm đẹp. Ðào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, nhuận táo, hoạt trướng, lợi tiểu có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết chữa đại tiện khó đi do huyết táo, chữa ho…
Các bài thuốc dân gian thường dùng
- Chữa kinh nguyệt không đều: quả đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó lấy thịt của quả xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn. Mỗi liệu trình 15 ngày.
Video đang HOT
- Chữa đại tiện táo bón, khô miệng: quả đào tươi 5 quả, rửa sạch ăn sống, hoặc dùng đào khô 5 quả (15g) sắc nước uống. Mỗi liệu trình 10 ngày.
-Trị chứng ra mồ hôi trộm: quả đào chín tươi 5 quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. Dùng liền 5 ngày.
- Trị ho do lạnh: đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: quả đào tươi khi ăn gọt vỏ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 1-2 quả.
Lưu ý: Quả đào ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn nhiều. Bệnh nhân mới ốm dậy yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng. Phụ nữ có thai hạn chế ăn nhiều đào sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết.
Theo vietbao
101 tình huống gây ngộ độc ở trẻ em
Theo TS. Lê Thanh Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây có rất nhiều bệnh nhi nhập viện do ngộ độc với nhiều dạng khác nhau.
Nhiều trẻ đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai do ăn, uống phải những chất có độc tính gây nguy hại cho sức khỏe.
Các nguyên nhân ngộ độc gây tử vong là ngộ độc qua đường tiêu hoá, ngộ độc thuốc gây nghiện, an thần, thuốc điều trị bệnh, hiếm gặp hơn là ăn uống phải cỏ, cây, lá gây độc), ngộ độc các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình khí ga, hoá chất có tính axit, kiềm.
TS. Lê Thanh Hải lưu ý các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý các tình huống thường gây ngộ độc ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, đường hô hấp và máu. Những tình huống gây ngộ độc ở trẻ được TS. Lê Thanh Hải phân biệt thành các thường gặp ở trẻ như:
Ngộ độc không cố ý
Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống hay tiếp xúc phải chất độc, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi). Đặc điểm ở lứa tuổi này là trẻ thích mày mò, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nếu trẻ không có người trông nom cẩn thận, đặc biệt khi trong gia đình có sự xáo trộn, thay đổi nào đó như mẹ vừa sinh em bé, mẹ bị ốm, gia đình chuyển đến chỗ ở mới ... thì trẻ rất dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thức ăn hay gặp ở trẻ nhỏ gây sốt, tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Ngộ độc thuốc do tư tử
Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì trên 10 tuổi. Đôi khi cũng có thể xảy ra ở trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Trẻ thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc, liều cao với mục đích tự tử hoặc dọa tự tử. Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.
Lạm dụng thuốc
Lạm dụng rượu và các dẫn chất là hình thái thường gặp nhất trong việc lạm dụng thuốc ở trẻ em ở tuổi vị thành niên.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Không ăn thức ăn còn tái như: Phở tái, thịt tái. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. (BS. Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương) Theo vietbao
7 bài thuốc phòng chống u xơ tử cung cho phụ nữ U xơ tử cung là một loại u lành rất thường gặp ở phụ nữ. Tùy theo vị trí, tính chất, khối lượng và tốc độ phát triển khác nhau mà bệnh có thể gây nên những biểu hiện và biến chứng khác nhau như rối loạn kinh nguyệt, tiểu rắt và nhiều lần khi ép vào bàng quang, đại tiện khó khăn...