Khiêu vũ – “liều thuốc” tuyệt vời
Từ thời cổ đại, khiêu vũ đã là một trong những hình thức cổ xưa nhất để con người tự thể hiện mình và thỏa mãn nhu cầu giải trí. Trong đời sống hiện đại, ngoài mục tiêu giải trí, nhảy múa còn đem lại một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời hay còn gọi là liệu pháp khiêu vũ.
Người ta ước tính rằng 200 triệu phụ nữ trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương, một trong những cách tốt nhất để tăng mật độ xương và đảo ngược sự mất xương là tập thể dục, chẳng hạn như nhảy múa. Khiêu vũ làm tăng sức mạnh cơ bắp, vốn bị hao mòn theo tuổi tác.
Khiêu vũ còn giúp duy trì trọng lượng, điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi người ta có tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, trong khi nhiều người ngày càng có lối sống ít vận động nên chỉ cần dành chút thời gian cho tập vũ đạo, con người ta có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất trong tâm trạng đón nhận một cách vui vẻ.
Nếu như những người già 65 tuổi trở lên dễ gặp chấn thương thì một trong những cách phòng ngừa tốt nhất chính là khiêu vũ. Các nghiên cứu tại Đại học Missouri phát hiện thấy những người cao niên tham gia các khóa học nhảy đã cải thiện đáng kể sự cân bằng và dáng đi, 2 yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa té ngã.
Khiêu vũ thực sự có thể giúp con người tránh được bệnh tật
Ngoài ra, nhảy múa thực sự có thể giúp con người tránh được bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy, tập vũ đạo ở mức độ vừa phải làm giảm kích thích tố gây căng thẳng ức chế hệ miễn dịch và hiệu quả tích lũy theo thời gian. Điều này có nghĩa rằng, chỉ cần mỗi ngày khiêu vũ một vài lần, người ta đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết lạnh và cảm cúm.
Điều dễ nhận thấy là khiêu vũ giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm nhẹ và cải thiện sự tự tin của người tham gia. Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học thần kinh quốc tế gần đây cho biết, giải pháp trị liệu bằng khiêu vũ đã được áp dụng để cải thiện tâm lý căng thẳng và sự trầm cảm bởi hoạt động xã hội này xóa cảm giác bị cô lập của những người lớn tuổi sống một mình hay người bị trầm cảm. Bên cạnh đó, mỗi lần làm chủ được một điệu nhảy mới, những người tập khiêu vũ có thêm sự tự tin trong cuộc sống.
Video đang HOT
Về sức khỏe tâm thần, Đại học Y khoa Albert Einstein đã công bố trên tạp chí Y học New England một nghiên cứu về lão khoa được thực hiện trong 21 năm, theo đó, khiêu vũ có thể giảm tới 76% nguy cơ và ảnh hưởng của chứng mất trí nhớ. Sau một thời gian ngắn luyện tập, nhảy múa làm con người ta thông minh hơn, còn về lâu dài, nó tăng tính sắc sảo về trí tuệ cho mọi người ở tất cả các lứa tuổi.
Các nhà khoa học còn nhận thấy rằng, sự phức tạp của vũ đạo thực sự có thể tăng hoạt động của những dây thần kinh nối với bộ não.
Cuối cùng, cần lưu ý một số điều: Do khiêu vũ là một hoạt động thể chất, nên mỗi người trước khi lựa chọn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn Tham gia tập vũ đạo nên thử nhiều phong cách khác nhau nhưng hãy dành một vài tuần nhất định để tìm được bộ môn phù hợp nhất Khiêu vũ là phải vui vẻ, nếu cảm thấy bị gượng ép thì không nên cố.
Theo vietbao
Ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ em hiện nay được xem truyền hình từ vài tháng tuổi, nhất là phần quảng cáo. Cha mẹ sử dụng truyền hình như là một phương tiện để khuyến khích trẻ ăn. Khi trẻ biết đi, biết chạy, thì cha mẹ dùng truyền hình để giảm sự hiếu động của trẻ.
Ngoài gia đình, trẻ cũng được xem truyền hình tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo để cô giáo có thể làm việc khác.
Truyền hình giúp gì cho sự phát triển của trẻ dưới 5 tuổi?
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có thể được tiếp cận với chữ hay số và với âm nhạc trong các chương trình dành cho thiếu nhi, với điều kiện là người thân hiện diện và giao tiếp với trẻ. Tuy nhiên, truyền hình không thể thay thế việc đọc hoặc chơi, vốn rất cần thiết cho lứa tuổi này.
Truyền hình có hại gì cho trẻ em?
- Ngay trong phim hoạt hình, trẻ chịu ảnh hưởng của bạo lực qua những màn đấm đá, giết hại nhau với tần suất khoảng 20 lần /giờ. Trẻ xem những hình ảnh bạo lực qua truyền hình nhiều giờ trong tuần sẽ có những hành vi bạo lực như đánh, đấm, cắn cha mẹ, anh chị em, bạn bè.
- Truyền hình còn giới thiệu những hình ảnh khơi dục, xì ke, rượu, thuốc lá trong những phim dành cho người lớn.
Hình minh họa
- Với những hình ảnh quảng cáo thực phẩm hay bia rượu, trẻ có khuynh hướng cho rằng những thực phẩm được quảng cáo tốt cho sức khỏe và không quan tâm đến tầm quan trọng của rau quả trong chế độ ăn.
- Trẻ xem truyền hình nhiều sẽ ít vận động thể chất, dễ tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì. Trẻ cần chơi cách sáng tạo để phát triển giao tiếp xã hội.
- Truyền hình cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ nếu trẻ tập trung nhìn màn hình trong thời gian kéo dài.
Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ
- Không nên dùng truyền hình như một dụng cụ thay thế cho cha mẹ, thầy cô, người nuôi trẻ.
- Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, thời gian xem truyền hình tối đa không quá 1-2 giờ /ngày.
- Chúng ta cần chọn lọc chương trình truyền hình phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khi đã hết chương trình dành cho trẻ nhỏ, thì ta nên tắt truyền hình. Nên nhớ ngay phim hoạt hình cũng có thể tác hại cho trẻ nếu trẻ thấy những cảnh bạo lực trong phim.
- Cho trẻ giải trí bằng những sinh hoạt bổ ích, xây dựng như đọc sách, kể truyện, chơi thể thao ngoài trời, tô màu, nấu ăn, trò chơi lấp ráp, chơi với bạn cùng tuổi.
- Cha mẹ làm gương cho trẻ bằng cách tự giới hạn thời gian xem truyền hình. Đừng sử dụng truyền hình như một phần thưởng hoặc cấm xem như một hình phạt. Thay vì dùng bạo lực, chúng ta nên dạy trẻ cách ứng xử tích cực hơn
- Khi cùng xem quảng cáo với trẻ, chúng ta giải thích cho trẻ hiểu những thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe và giúp trẻ lớn khôn.
Những hình thức truyền thông khác như video, trò chơi điện tử, internet, cũng có những tác hại tương đương với truyền hình.
Theo vietbao
Hà Nội: 6 bệnh nhân nhận tạng từ 1 người chết não Ngày 12/6, PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết từ tim, gan, thận của một thanh niên chết não hiến tạng, đêm 11/ 6, bệnh viện này đã ghép thành công cho 4 bệnh nhân suy tạng. Trong số này, một bệnh nhân 31 tuổi được ghép tim, một bệnh nhân gần 40 tuổi được ghép...