“Quả đắng” của nữ Thủ tướng Thái Lan
Nếu như thắng lợi của bà Yingluck Shinawatra trong cuộc bầu cử năm 2011 được cho là đến từ chương trình trợ giá lúa gạo thì cuộc khủng hoảng hiện nay mà Thái Lan đang đối mặt lại là quả đắng của nó.
Sự phản đối của người nông dân – lực lượng ủng hộ chính phủ mạnh mẽ nhất đang khiến bà Thủ tướng Yingluck vô cùng bối rối. (Ảnh minh họa)
Nông dân – Tưởng “lên hương” ai dè tay trắng
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck đã thực hiện lời hứa khi tranh cử và thu mua gạo của nông dân với giá cao gấp đôi giá thị trường (lên tới 500 USD/tấn), nhằm giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân. Công bằng mà nói, đây là một chương trình “dân túy” có ý đồ tốt vì nó sẽ làm thay đổi cơ bản mức sống của người nông dân nhưng, với chương trình này, Thái Lan đã bị mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thêm vào đó còn có nhiều lời cáo buộc tham nhũng xung quanh chương trình này.
Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến phong trào tuần hành chống chính phủ trong nhiều tháng qua.
Từ cuối tháng 12/2013, mọi hoạt động thanh toán tiền mua gạo của chính phủ đã bị ngừng lại. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội nông dân Thái Lan Prasit Boonchoey cũng nhấn mạnh việc nông dân trồng lúa đã không nhận được tiền thu mua gạo cách đây hơn 6 tháng. Do vậy, nhiều nông dân đên tư bôn tinh miền Trung Thai Lan đa keo đên thủ đô Bangkok nhằm phan đôi viêc chinh phu nhiều lần khât nơ từ chương trình trợ giá lúa gao. Họ đe doạ se tiếp tục tham gia tuần hành chông chinh phu, đồng thời đặt hạn chót cho Chính phủ Thái Lan phải thanh toán tiền mua gạo chậm nhất vào ngày 15/2 tới.
Hôm 6/2, nông dân trồng lúa Thai Lan cũng đa tô chưc biêu tinh trươc Bô Thương mai, đoi chinh phu chi trả tiên gao cho ho. Thu tương Chinh phu lâm thời Thai Lan Yingluck cung ngay môt lân nưa cam kêt se giai quyêt sư han chê vê phap luât hiên nay, tim nguôn vôn đê chi tra tiên gao cho nông dân. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn dường như đã từ chối cho vay vì cho rằng chính phủ không có quyền vay tiền nữa. Một số nông dân chưa nhận được tiền bán gạo trong nhiều tháng khi mà chương trình sẽ ngừng vào cuối tháng 2 tới, thời điểm mùa vụ kết thúc.
Sự bất lực của Thái Lan trong việc thành lập một chính phủ mới đã khiến đất nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, khi mà chương trình mua gạo giá cao đang tiến gần tới sự phá sản và các kế hoạch đầu tư công hỗ trợ nền kinh tế bị đe dọa. Trả lời hãng tin Reuters, Manas Jamveha, người đứng đầu Văn phòng Trưởng ban tài chính, nói: “Dự trù ngân sách tài chính vẫn chưa được khởi động. Từ trước tới nay chúng tôi chưa bao giờ gặp tình trạng này. Chúng tôi phải đợi cho tới khi một chính phủ mới được thành lập và chính sách của chính phủ trước khi đặt ra khung ngân sách”.
Theo luật, chính phủ tạm quyền chỉ có thể đưa ra ngân sách mới nếu được Ủy ban bầu cử thông qua và không thể đưa ra các dự án thay cho chính phủ mới. Theo Ủy ban Ngân sách, các bộ trưởng sẽ đưa ra dự thảo ngân sách cho năm tài chính tới bắt đầu vào tháng 10 với thời hạn chót là ngày 28/1. Ngân sách chi tiết sẽ được thảo luận vào tháng 4 và dự thảo sẽ được trình quốc hội thông qua vào tháng 5. Tuy nhiên, do sự cản trở của phe đối lập, có thể còn nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng Thái Lan mới có thể có một chính quyền hợp pháp.
“Gậy ông đập lưng ông”
Hiên nay, Chinh phu tam quyên Thai Lan cân co 130 ty baht (tương đương 4,3 ty USD) đê tra nơ cho khoang 1 triêu nông dân. Song, Chinh phu Tam quyên chiu sư han chê vê quyên lưc, cho nên kho ma huy đông đu khoan tiên nay.
Video đang HOT
Chưa yên với các cuộc biểu tình của phe “áo vàng” đối lập, Chính phủ Thái Lan hiện nay còn phải đối mặt với các cuộc tuần hành đòi thanh toán tiền mua lúa gạo của nông dân.
Chinh sach thu mua gao tư tay nông dân vơi gia cao hơn gia thi trương tưng bi bên ngoai phê binh la chinh sach trưc tiêp khiên gia gao Thai Lan bi đây cao, sưc canh tranh trên quôc tê suy giam, gao tôn kho chông chât như nui, dân đên lương xuât khâu gao sut giam nhưng 35% trong năm ngoai, Thai Lan cung mât đi vi thê nươc xuât khâu gao lơn nhât trong suôt 30 năm qua, khiên tai chinh Thai Lan bi tôn thât năng nê va vâp phai chi trich cua phe đôi lâp. Quy Tiên tê Quôc tế (IMF) noi, kê tư khi Chinh phu Yingluck thưc thi chinh sach thu mua gao vao năm 2011 đên nay, tông công đa gây tôn thât 4,46 ty USD cho Thai Lan.
Trong khi đó, lợi dụng sự chia rẽ giữa đảng cầm quyền với lực lượng hậu thuẫn chính, phe đối lập Thái Lan do cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban dẫn đầu đã lên kế hoạch quyên góp tiền ủng hộ người nông dân. Người phát ngôn phong trào biểu tình, ông Akanat Promphan, cho biết đoàn biểu tình đã tuần hành qua quận thương mại Silom trong ngày 7/2 để quyên góp tiền cho nông dân và se dân đâu quân chung tham gia biêu tinh cươp giât 18 triêu tân gao tư kho lương thưc chinh phu, rôi đưa ban lây tiên hô trơ cho ba con nông dân, qua đó thu hút sự ủng hộ của họ đối với phong trào này.
Tuy nhiên, Chủ tịch Prasit khẳng định sẽ không tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ. Mạng lưới nông dân phương Bắc (NFN) với gần 50.000 thành viên cũng cam kết không liên hệ với ông Suthep và không có kế hoạch biểu tình ở Bangkok, dù rất nhiều thành viên của mạng lưới này hiện đang bao vây Ủy ban tỉnh Phichit và chặn các quốc lộ xung quanh tỉnh này.
Phát biểu với Reuters, Chủ tịch mạng lưới NFN, ông Kittisak Rattanawaraha nói: “Không thể có chuyện chính phủ lâm thời có thể kiếm được số tiền để trả cho chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu chính phủ từ chức”. Ông Kittisak cũng cho biết mạng lưới của ông không đứng về phe ông Suthep và không có kế hoạch biểu tình ở Bangkok mặc dù ông thừa nhận rằng một số nông dân ủng hộ phong trào phản đối chính phủ. Những người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan muốn lợi dụng sự bất mãn của người dân vùng nông thôn trước sự thất bại của nhà nước trong việc mua gạo theo chương trình trợ giá.
Tuy nhiên, số lượng người biểu tình hiện đã sụt giảm. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattantabutr ước tính rằng chỉ còn khoảng 3.000 người đóng tại các lán trại ở các khu biểu tình. Trước khi bầu cử diễn ra, chính phủ đã ban hành sắc lệnh khẩn cấp và theo ông Paradorn, đã có 19 lệnh bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình vi phạm sắc lệnh. Vào ngày 9/2 tới, sẽ có thêm 39 lệnh bắt giữ khác được ban hành. Ông Paradorn nói: “Chúng tôi sẽ bắt giữ các thủ lĩnh đối lập vào thời điểm thích hợp. Hiện tại chúng tôi đã triển khai các nhóm cảnh sát theo sát hoạt động của những thủ lĩnh có tên trong lệnh bắt giữ, song chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ không đàn áp các cuộc biểu tình”.
Theo Lương Minh (Infonet.vn)
Chính phủ Thái Lan có nguy cơ bị nông dân lật đổ
Thất vọng với chương trình trợ giá gạo thất bại, ngày càng nhiều nông dân Thái Lan quay ra phản đối và đòi lật đổ chính phủ.
Ngay khi chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cần đến sự ủng hộ của họ nhất, những người nông dân trồng lúa ở nước này lại giận dữ quay sang chỉ trích bà và gia nhập vào những đoàn biểu tình đòi lật đổ chính phủ.
Bà Narumol Klysiri, một nông dân 55 tuổi cầm trên tay tờ hóa đơn bán 7 tấn lúa cho chính phủ cách đây 4 tháng than thở: "Trước đây, tất cả mọi người ở quê tôi đều ủng hộ bà Yingluck, nhưng giờ thì không còn ai nữa. Tiền của tôi đâu? Nhà tôi hết sạch tiền mua thức ăn rồi."
Bà Narumol là một trong hơn 1 triệu nông dân chưa nhận được tiền thanh toán của chính phủ trong nhiều tháng trời khi chương trình trợ giá gạo từng giúp bà Yingluck lên nắm quyền vào năm 2011 đang đứng trên bờ vực sụp đổ với thiệt hại ước tính có thể lên tới 12 tỉ USD.
Nông dân Thái Lan đang quay lưng lại với chính phủ
Hàng ngàn nông dân đã bị rơi vào cảnh nợ nần khi không được trả tiền đúng hạn, và ngày càng có nhiều thông tin về những vụ tự tử ở nông thôn Thái Lan. Việc chính phủ không thể thanh toán tiền mua gạo cho nông dân dường như đã khiến tỉ lệ ủng hộ đảng Pheu Thai cầm quyền của bà Yingluck sụt giảm thê thảm trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Hiện bà Yingluck cũng đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Cơ quan Chống Tham nhũng Quốc gia và có thể sẽ bị truy tố vì đã phớt lờ quy mô thiệt hại của chương trình trợ giá gạo này. Chương trình này ban đầu được bà Yingluck đưa ra theo mô hình của người anh trai Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006.
Nếu bị truy tố, bà Yingluck sẽ bị đưa ra điều trần trước Thượng viện, một quy trình có thể dẫn tới việc bà bị bãi miễn chức vụ. Ngoài ra, 15 người khác, trong đó có một cựu Bộ trưởng Thương mại cũng bị điều tra liên quan tới chương trình trợ giá gạo này.
Bà Narumol đã vượt quãng đường 100 km từ ngôi làng của mình ở tỉnh miền trung Ratchaburi để tới Bangkok tham gia biểu tình chống chính phủ. Các cuộc biểu tình này đã bước sang tháng thứ 3, và người biểu tình đang chiếm giữ nhiều giao lộ ở thủ đô, bao vây trụ sở Bộ Thương mại với tuyên bố chương trình trợ giá gạo của chính phủ là một biểu tượng của chủ nghĩa dân túy liều lĩnh mà chính phủ đang theo đuổi.
Máy gặt đập liên hợp xuất hiện trong một cuộc biểu tình ở Bangkok
Trong tuần này, bà Yingluck đã cáo buộc người biểu tình tìm cách làm chệch hướng chương trình trợ giá gạo và cho biết quyền hạn của chính phủ đã bị hạn chế rất nhiều trong việc tháo gỡ khủng hoảng sau khi Quốc hội nước này bị giải tán vào tháng 12.
Bà nói: "Chính phủ đang nỗ lực hết mình để giữ vững chính sách tiết chế tiền tệ. Chúng tôi rất thông cảm với những nông dân bị thanh toán muộn."
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế, các học giả và nhiều nhân vật nổi tiếng ở Thái Lan đã chỉ trích chương trình trợ giá gạo này khi những thiệt hại mà nó gây ra có thể khiến chỉ số đánh giá tín nhiệm của Thái Lan bị giảm sút.
Các chuyên gia kinh tế ước tính chương trình này ngốn tới 9 tỉ USD mỗi năm, tương đương 2,5% GDP của Thái Lan. Chương trình này bắt đầu từ cách đây 2 năm khi chính phủ tìm cách can thiệp vào thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới.
Trong thời điểm đó, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, và điều này trở thành một niềm tự hào của quốc gia. Khi đó, chính phủ Thái Lan đề ra chương trình này với kế hoạch mua gạo của của nông dân với giá cao hơn giá thị trường 50% với tham vọng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao.
Tuy nhiên thị trường lại coi đây là một nỗ lực vụng về nhằm can thiệp vào giá cả. Các quốc gia xuất khẩu gạo khác như Việt Nam và Ấn Độ nhanh chóng gia tăng sản lượng gạo bán ra, trong khi các nhà xuất khẩu gạo ở Thái Lan phản ứng bằng cách đầu tư vào các nhà sản xuất mới nổi như Campuchia, Myanmar và Lào.
Tuy nhiên, giá gạo toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp, và để đối phó, chính phủ Thái Lan lại tăng cường kho gạo dự trữ của mình thay vì chấp nhận lỗ để bán gạo ra nước ngoài. Hậu quả là Thái Lan gần như tự gạt mình ra khỏi thị trường.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Các kho gạo trên khắp cả nước chất đầy gạo dự trữ với số lượng ước tính lên tới 18 triệu tấn, chiếm 17% lượng gạo dự trữ toàn cầu. Càng để lâu trong kho, chất lượng của số gạo này càng giảm sút, và thậm chí có nhiều thông tin cho thấy một lượng lớn không nhỏ gạo trong kho đã bị hư hỏng.
Một lượng lớn gạo từ Campuchia và Myanmar vẫn tiếp tục được tuồn lậu vào Thái Lan để bán cho chính phủ theo chính sách trợ giá cao hơn rất nhiều so với thị trường ở các nước đó.
Các ngân hàng quốc doanh và thương mại tỏ ra ngần ngại trong việc cấp vốn cho chương trình trợ giá gạo này trong bối cảnh có nhiều tin đồn rằng bà Yingluck dưới vô số sức ép hiện nay sẽ sớm bị gạt ra khỏi chiếc ghế thủ tướng.
Hồi đầu tuần, cơ quan điều tra chống tham nhũng Thái Lan cho biết Trung Quốc đã hủy thỏa thuận mua hơn 1 triệu tấn gạo của Thái Lan. Bộ trưởng Thương mại Niwatthamrong Boosongpaisal thừa nhận rằng doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc "thiếu niềm tin khi làm ăn với chúng tôi".
Các kho gạo dự trữ ở Thái Lan đang đầy ắp gạo tồn kho
Ông Clyde Russell, chuyên gia phân tích thị trường dự đoán chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan đã bị thiệt hại nặng nề. Ông cho rằng trong tình hình bất ổn còn tiếp diễn trong thời gian tới sẽ khiến những người nông dân giận dữ hơn khi họ nhận ra rằng sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ đã không còn.
Ông nói tiếp: "Đối với thị trường gạo, có vẻ như dù ai lên nắm quyền ở Bangkok đi chăng nữa thì họ cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giải phóng kho gạo tồn kho khổng lồ với bất kỳ cái giá nào được đưa ra."
Ông Nipon Puapongsakorn, một chuyên gia về gạo tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan cảnh báo rằng nếu chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình trợ giá gạo, "đất nước sẽ bị vỡ nợ".
Về phần mình, bà Narumol đã phải vay lãi số tiền hơn 3500 USD với lãi suất cắt cổ 10% một tháng để trang trải các chi phí vì ngân hàng từ chối cho bà vay nợ, trong khi khoản tiền chính phủ hứa trả cho bà vẫn chưa biết khi nào mới đến tay.
Bà nói: "Chúng tôi có 4 con bò sữa, nhưng nếu không được trả tiền bán gạo, chúng tôi chẳng còn gì cả. Tôi không biết làm cách nào để trả số tiền vay nợ kia nữa."
(Theo SMH) (Khampha.vn)
Mỹ "không muốn nhìn thấy đảo chính" ở Thái Lan Mỹ hôm 3-2 lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra đảo chính quân sự ở Thái Lan khi những người biểu tình chống chính phủ tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động sau cuộc bầu cử. Những người biểu tình chống chính phủ tiếp tục các cuộc tuần hành trên đường phố sau bầu cử trong nỗ lực buộc Thủ tướng...