Quả chanh trong ẩm thực của người Việt
Trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt, ngoài hành, tỏi, nước mắm, một món cũng thường xuyên có trong tủ bếp ấy là quả chanh.
Nếu bạn thuộc cộng đồng những người có thói quen “gì thì gì, vắt miếng chanh đã” mỗi khi ăn các món nước như phở, bún, hủ tiếu… thì chắc hẳn bạn cũng biết được phần nào vai trò của quả chanh trong ẩm thực Việt Nam. Bắt đầu từ căn bếp nhỏ của mỗi gia đình Việt Nam, chanh, cùng với nước mắm và một số gia vị khác, hẳn phải nằm trong danh mục những món gần như không bao giờ thiếu. Mặt khác, ra chợ mua rau, đôi khi chanh cũng thường được tặng kèm như hành, ớt.
Tuy không thường được nhắc đến như một trong những gia vị đặc trưng như nước mắm, chanh vẫn lặng lẽ xuất hiện thường xuyên trong vô vàn những món ăn như sau:
Rau muống luộc và chanh có thể nói là cặp bài trùng, và cam đoan rằng có rất nhiều gia đình có thói quen này.
Rau muống sau khi luộc xong thường được các bà mẹ, ông bố vắt thêm một tí chanh. Đây là do rau muống có tính kiềm cao, cần axit từ chanh để trung hoà, khi ăn sẽ dễ tiêu hoá hơn. Mặt khác, người ta cũng thường vắt chanh vào nước luộc rau muống, sau đó húp ngon lành mà có khi chẳng cần nêm nếm gì cả. Tô nước có vị chua chua, thanh thanh ấy vậy mà “đưa cơm” cực kì đấy nhé, nhất là vào mùa nóng.
Bún, phở, hủ tiếu…
Khó thể tìm ra một quán bán các món nước và sợi mà không chuẩn bị một chén chanh cắt sẵn. Trong 10 quán thì có lẽ đã hết 9 quán rưỡi có để sẵn vài miếng chanh bên cạnh lọ ớt, lọ tương, lọ nước mắm để thực khách có thể tự vắt theo ý thích. Dù không chắc lắm mục đích của việc vắt chanh này, nhưng theo nhiều người thì đây gần như là một loại “thủ tục” trước khi ăn các món nước và sợi. Vị chua của chanh có thể giúp tăng khẩu vị để ăn ngon hơn, chống ngấy và có lẽ là dễ tiêu hơn.
Video đang HOT
Tuy chỉ có hai chữ “nước chấm” thôi, nhưng như vậy đồng nghĩa với việc quả chanh xuất hiện trong vô số những món ăn khác, từ gỏi cuốn, bánh cuốn, bánh ướt, bánh hỏi, bún xào, cơm tấm… Chanh là thành phần không thể thiếu trong các loại nước mắm chua ngọt. Thiếu chén nước chấm này, các món ăn kể trên sẽ mất đi một nửa linh hồn, và thiếu chanh, thì sẽ không thể có được chén nước chấm mà ai cũng yêu thích.
Các loại gỏi trộn
Nước cốt chanh là một trong những nguyên liệu luôn phải có trong các món gỏi Việt Nam, thiếu mất chanh, các món gỏi sẽ mất đi hương vị chua chua, thanh thanh đặc trưng vốn có. Cho dù là loại gỏi trộn nào thì cũng cần phải có ít nước cốt chanh. Mặt khác, đối với các loại gỏi tái, chanh có khả năng giúp giảm bớt mùi tanh, kích thích vị giác giúp món ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
Vào bếp nấu bún chả cá ngon khó cưỡng, cả nhà ai cũng mê
Bún chả cá có vị thơm của dầu điều, vị chua thanh mát từ cà chua, vị ngọt từ những miếng chả cá chiên giòn. Tất cả những hương vị đó tạo nên độ ngon khó cưỡng của món bún này.
Chia sẻ công thức trên hội nhóm yêu bếp, chị Linh Lâm (sống tại TP.HCM) được hội chị em khen rần rần vì món bún thơm ngon, lạ miệng.
Nguyên liệu:
- 1kg xương heo
- 300g chả cá chiên
- 300g chả cá hấp
- 500g phi-lê cá ngừa đại dương
- 1 trái dứa (trái thơm)
- 5 trái cà chua
- 1.5kg bún
- Rau ăn kèm: Giá, xà lách, bắp cải bào mỏng...
- Gia vị: ớt rim, chanh, nước mắm, bột canh, đường, tiêu
Cách làm:
- Xương heo rửa sạch. Bắt nồi nước sôi cho xương heo vào nấu sôi trở lại khoảng 2 phút. Đổ bỏ phần nước sôi, rửa lại nước lạnh cho sạch hết mâu và chất bẩn trong xương tiết ra. Cho xương vào nồi hầm với 3.5-4 lít nước. Hầm xương heo ở lửa liu riu ít nhất 2-4 tiếng.
Nồi nước hầm màu sắc và ngọt thanh.
- Chả cá và phi-lê cá cắt miếng vừa ăn. Phile cá cũng trụng qua nước sôi và rửa lại nước lạnh trc khi cho vào nồi cho nước dùng được trong.
- Cà chua, thơm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Sau khi hầm xương xong, cho chả cá, phi-lê cá, thơm, cà chua vào nồi nấu thêm tầm 10 phút. Nêm nếm nước mắm và bột canh theo khẩu vị, có thể cho thêm đường vì nhiều chỗ nấu món này có vị hơi ngọt.
Bát bún cá nước dùng trong vắt, có vị ngọt thanh và chua nhẹ.
- Trụng rau và bún, chan nước, vô tô thêm chút tiêu, hành ngò cắt nhuyễn, ớt rim và chanh.
Chúc các bạn thành công!
Cho thêm một lát chanh vào nồi luộc trứng, bạn sẽ thấy điều kì diệu sau đó Chỉ cần thêm một thao tác đơn giản là bạn đã có thể dễ dàng hơn trong việc bóc vỏ trứng luộc rồi. Luộc trứng là việc làm đơn giản nhưng có bao giờ bạn gặp phải tình trạng trứng luộc xong thì rất khó bóc vỏ không? Thậm chí có bóc vỏ được rồi thì phần lòng trắng trứng cũng bị lở...