PVN gắn biển công trình dầu khí mừng Đại hội Đảng
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2020), vừa qua, tại TP Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro và Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã tổ chức thành công Lễ gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đó là hai công trình: “Dự án xây dựng giàn Đầu giếng BK-21″ của Vietsovpetro và “Dự án Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP” của PTSC trong 7 công trình tiêu biểu của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp T.Ư chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các công trình được vinh danh có ý nghĩa quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Giàn BK-21, mỏ Bạch Hổ vượt tiến độ 28 ngày
Giàn BK-21 cùng các hạng mục công trình kết nối nội mỏ được xây dựng tại mỏ Bạch Hổ, Lô 09-1, thuộc thềm lục địa Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 125 km về phía Đông Nam. Giàn BK-21 là giàn Mini BK không người ở thuộc thế hệ mới của Vietsovpetro với 9 lỗ khoan và được điều khiển từ xa từ giàn mẹ là giàn MSP6 đã được Viện NIPI nghiên cứu và thiết kế nhằm mục đích phục vụ cho Vietsovpetro phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên, đã được tối ưu hóa về thiết kế, chi phí xây dựng và chi phí vận hành.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Vietsovpetro cho biết, vào ngày 27/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển khu vực phía Bắc mỏ Bạch Hổ – Lô 09-1, Quyết định số 1258/QĐ-TTg, là cơ sở để công trình BK21 chính thức được triển khai. Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị, 2/10/2020, Vietsovpetro đã thực hiện gọi dòng thành công giếng BH-49, sau đó, vào lúc 10h45 đã tiếp tục gọi dòng giếng BH-48, đánh dấu việc đưa công trình vào khai thác vượt tiến độ 28 ngày so với kế hoạch.
Trong quá trình triển khai dự án, bên cạnh những thuận lợi, dự án cũng đã gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt nhất là tác động đến từ cuộc “khủng hoảng kép” đại dịch Covid-19 và giá dầu thế giới giảm sâu, việc mua sắm, cung cấp hàng hoá của các đối tác bị chậm trễ, có thể dẫn đến chậm tiến độ thi công đưa giàn BK-21 vào khai thác không đúng kế hoạch.
Chủ tịch HĐTV PVN Hoàng Quốc Vượng trao biểu trưng và bằng khen của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư cho Đảng bộ PTSC.
Tuy nhiên, Vietsovpetro đã triển khai hàng loạt các giải pháp ứng phó cũng như phát huy nội lực các đơn vị nội bộ trong đơn vị, tự thực hiện nhiều hạng mục công việc thay vì mua sắm bên ngoài, tận dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực sẵn có, giúp Vietsovpetro chủ động được về tiến độ thi công tổng thể của toàn bộ dự án.
Dự án đã hoàn thành vượt tiến độ, góp phần rất lớn trong việc hoàn thành vượt mức sản lượng khai thác dầu năm 2020 và bổ sung sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro cho những năm tiếp theo.
Video đang HOT
Công trình trọng điểm Sao Vàng – CPP
Lãnh đạo PTSC cho biết, công trình Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP ( Sao Vàng – CPP) là công trình trọng điểm trong lĩnh vực cơ khí Dầu khí, PTSC trong quá trình thực hiện dự án và thi công công trình đã tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về đầu tư xây dựng của Việt Nam, quốc tế và do Chủ đầu tư Idemitsu đưa ra.
Chân đế của Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP có khối lượng 12.600 tấn được khởi công ngày 10/4/2018, hạ thủy ngày 30/7/2019, được hoàn thiện lắp đặt vào 4/10/2019. Khối thượng tầng Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP có khối lượng 14.000 tấn được khởi công ngày 16/3/2018; hạ thủy ngày 31/5/2020; và hoàn thiện lắp đặt ngày 17/6/2020. Dự án Giàn xử lý trung tâm SV-CPP với khối lượng thi công lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, cùng các hạng mục công việc phức tạp đã được PTSC nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng với Chủ đầu tư Idemitsu, được Chủ đầu tư chi nhận và đánh giá cao.
Dự án Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP được đánh giá có ý nghĩa to lớn, quan trọng về mặt chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Dưới sự chỉ đạo PVN, thành công của Dự án Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của Đảng ủy và ban lãnh đạo Tập đoàn trong việc phát huy nội lực, nỗ lực quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao với công cuộc bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, với sự nghiệp xây dựng, phát triển của Tập đoàn và của đất nước.
Đồng thời, Dự án là thành tựu quan trọng đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về năng lực tổng thầu EPCIC cho các dự án siêu trường siêu trọng của PTSC, góp phần vào việc tăng uy tín PTSC trong lĩnh vực cơ khí dầu khí đối với các khách hàng trong nước, trên khu vực và toàn thế giới.
Ngoài ra, việc thực hiện dự án đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho hơn 3.000 người lao động của PTSC và một số đơn vị thành viên trong Petrovietnam trong suốt hơn 3 năm. Dự án cũng đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần cùng PTSC, PVN nỗ lực thúc đẩy và thoát khỏi tình trạng khó khăn chung của ngành Dầu khí trong bối cảnh giá dầu giảm và ảnh hưởng sâu rộng của dịch Ccovid-19…
Lãnh đạo PVN và lãnh đạo Vietsovpetro thực hiện nghi thức gắn biển công trình giàn BK21.
Phát biểu tại hai buổi lễ gắn biển công trình Giàn BK-21 và Giàn xử lý Trung tâm SV-CPP, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV PVN Hoàng Quốc Vượng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo, ý chí vững vàng vượt qua khó khăn thách thức của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro, nhất là đội ngũ trực tiếp thi công dự án BK-21 và tập thể PTSC, đặc biệt các cán bộ công nhân viên PTSC M&C, đã làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn khi phải thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị cho dự án chậm giao hàng, đòi hỏi phải xây dựng nhiều giải pháp thi công, tăng tiến độ thiết kế, tăng cường độ làm việc…
Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, lãnh đạo PVN , PTSC thực hiện nghi thức gắn biển công trình Sao Vàng CPP.
Đồng chí Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh khẳng định, với sự nỗ lực cao nhất của tập thể Vietsovpetro và PTSC, thành công của các dự án đã góp phần khẳng định chủ trương đúng đắn, kịp thời và hiệu quả của Đảng ủy và ban lãnh đạo Tập đoàn trong việc phát huy nguồn lực trong nước. Đặc biệt, thành công của công trình Giàn BK-21, Giàn Trung tâm SV-CPP đã cho thấy nỗ lực quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của người Dầu khí với công cuộc bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cùng với các ý nghĩa to lớn về mặt an ninh năng lượng, kinh tế, xã hội, hai công trình xứng đáng là công trình chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Khối tài sản hơn 500.000 tỷ của PVN thay đổi ra sao trong năm nay?
Dự phòng đã "ngốn" toàn bộ giá gốc đầu tư của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Khối tài sản hơn 500.000 tỷ của PVN thay đổi ra sao trong năm nay?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán bán niên 2020. Báo cáo này vừa được hoàn thành trong tháng 11/2020.
Theo đó, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của PVN ở mức 503.620 tỷ đồng, giảm 1,7% so với hồi đầu năm.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của tập đoàn này là các khoản đầu tư tài chính dài hạn với 162.479 tỷ đồng, giảm 3,2% sau 6 tháng.
Đi sâu hơn, các khoản đầu tư vào công ty con có tổng giá gốc 155.979 tỷ đồng, giảm không đáng kể trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, lượng dự phòng cho các khoản đầu tư này lại tăng khá mạnh lên 6.268 tỷ đồng, tương đương tăng 27%, chủ yếu do gia tăng 1.232 tỷ đồng dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trong khi đó, các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết có tổng giá gốc 25.679 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, lượng dự phòng tính đến cuối tháng 6/2020 lại lên đến 13.336 tỷ đồng, tăng tới 44% sau 6 tháng và chiếm hơn nửa tổng giá gốc.
Nguyên nhân chủ yếu là do dự phòng đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tăng mạnh, từ 8.566 tỷ đồng hồi đầu năm lên 12.669 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020.
Đáng chú ý, lượng dự phòng này đã bằng toàn bộ giá gốc đầu tư, nghĩa là giá trị thuần của khoản đầu tư của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã về con số 0. Điều này phản ánh nguy cơ tổn thất toàn bộ phần vốn góp của PVN vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Bên cạnh các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của PVN. Giá trị các khoản đầu tư này đến cuối tháng 6/2020 là 131.412 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng đến 12 tháng, trong đó, 54.583 tỷ đồng là quy thu dọn mỏ giữ hộ các nhà thầu dầu khí.
Ngoài ra, tài sản của PVN cũng tập trung ở các tài sản dở dang dài hạn (80.792 tỷ đồng, tăng 2,8%), các khoản phải thu ngắn hạn (59.676 tỷ đồng, giảm 7,2%)...
Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2020 cũng tiết lộ kết quả kinh doanh của PVN trong nửa đầu năm. Theo đó, doanh thu thuần của tập đoàn này đạt 36.572 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giảm bao tiêu xăng dầu cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 1.762 tỷ đồng, giảm 6,6%.
Đáng chú ý, trong kỳ, doanh thu tài chính của PVN giảm tới 40% xuống 9.692 tỷ đồng, chủ yếu do giảm cổ tức và lợi nhuận được chia.
Trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng mạnh 59% lên 8.729 tỷ đồng, chủ yếu tăng trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư (phần lớn là tăng trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, như đã trình bày ở trên), cùng với đó, ghi nhận thêm khoản lỗ lớn do chênh lệch tỷ giá.
Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn 10%, lên 412 tỷ đồng.
Chốt 6 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế của PVN chỉ đạt 2.391 tỷ đồng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu khí Phương Đông (PDC) sắp lỗ lần đầu dưới thời đại gia 'điếu cày' Lê Thanh Thản? Năm 2020, ngoài tác động chung của đại dịch Covid-19, dường như việc lâm vào hoàn cảnh "rắn mất đầu" đã khiến PDC lao đao, khi báo lỗ trước thuế 6 tỷ đồng sau 9 tháng. Có thể thấy, nếu không có sự đột phá mạnh mẽ vào quý cuối năm thì viễn cảnh PDC gánh lỗ lần đầu tiên kể từ khi...