PV Gas đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng trung bình trên 12%
PV Gas đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 tăng trưởng trung bình trên 12%/năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình trên 20%/năm.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, GAS) vừa kỷ niệm 30 năm thành lập khi hoàn thành nhiều chương trình chiến lược với các nhiệm vụ quan trọng, đó là hình thành và phát triển hệ thống hạ tầng ngành công nghiệp khí Việt Nam tương đối hoàn chỉnh gồm 5 hệ thống khí với trên 1.200 km đường ống khí, 3 nhà máy xử lý khí, 13 kho chứa LPG công suất gần 100 nghìn tấn, hệ thống phân phối khí/sản phẩm khí trên toàn quốc …; đưa tổng giá trị tài sản lên trên 62 nghìn tỷ đồng.
PV Gas đã trở thành Tổng công ty lớn mạnh với 19 đơn vị trực thuộc/thành viên, trên 3.000 CBCNV. Hiện nay, mỗi năm PV Gas cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất 20% sản lượng điện, 70% nhu cầu đạm cả nước và nhiên liệu cho nhiều khu công nghiệp; chiếm lĩnh 100% thị phần khí khô, 60% thị phần LPG toàn quốc. Đặc biệt, PV Gas luôn khẳng định vai trò trên thị trường quốc tế trong xuất nhập khẩu và kinh doanh LPG.
30 năm qua, PV Gas đã cung cấp trên 147 tỷ m3 khí khô, trên 17 triệu tấn LPG, gần 2 triệu tấn condensate, đạt tổng doanh thu trên 832 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 165 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 79 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Với kết quả đó, PV Gas đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 tăng trưởng trung bình trên 12%/năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình trên 20%/năm. Theo đó, PV Gas xác định 4 trụ cột phát triển: thu gom, nhập khẩu, vận chuyển khí; chế biến, cung cấp khí/LNG; kinh doanh sản phẩm dầu khí và dịch vụ; đầu tư xây dựng.
Về thu gom, nhập khẩu, vận chuyển khí: PV Gas sẽ xây dựng, phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý khí trên toàn quốc hoàn chỉnh, đồng bộ kế hoạch phát triển mỏ, từng bước hình thành đường ống dẫn khí quốc gia và khu vực. Tiếp tục nhập khí từ Malaysia; nghiên cứu triển khai nhập khí từ Indonexia; Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hạ tầng LNG để nhập khẩu từ năm 2022.
Về chế biến, cung cấp khí/LNG: PV Gas tăng cường xử lý, chế biến khí nhằm đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng giá trị tài nguyên khí; Phân phối an toàn, hiệu quả toàn bộ nguồn khí/LNG trong nước và nhập khẩu. Không ngừng phát triển thị trường khí/LNG trên toàn quốc, trong đó Điện là trọng tâm với tỷ trọng khoảng 78%; hóa dầu, hộ công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị khoảng 22%.
Về kinh doanh sản phẩm khí và dịch vụ: PV Gas giữ vững 45 – 50% thị phần LPG bán buôn và 16 – 20% thị phần bán lẻ trên toàn quốc; Phân phối kịp thời, an toàn, hiệu quả toàn bộ LPG từ các nhà máy xử lý khí, các nhà máy lọc dầu của PVN và nhập khẩu. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu và kinh doanh LPG quốc tế.
Về đầu tư xây dựng: PV Gas tập trung đầu tư phát triển các dự án thuộc lĩnh vực chính, cốt lõi, đảm bảo hiệu quả. Ưu tiên đầu tư hạ tầng nhập khẩu và tiêu thụ LNG. Tối ưu hóa hệ thống hạ tầng có sẵn; Xác định danh mục hạ tầng năng lượng có thể dùng chung và cơ chế dùng chung.
Phấn đấu hoàn thành: Chuỗi dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 và Sao Vàng – Đại Nguyệt năm 2020; Đường ống thu gom khí Sư Tử Trắng năm 2024; Kho LNG Thị Vải 1 triệu tấn năm 2022; Mở rộng, nâng cấp Kho LNG Thị Vải lên 3 triệu tấn năm 2023/2024; Kho LNG/LPG Bắc Bộ; Kho LNG Sơn Mỹ; Đường ống Lô B-Ô Môn; Nâng tổng công suất kho chứa LPG đạt 150 nghìn tấn năm 2025 …
Chịu tác động kép giá dầu và dịch Covid-19, PV Gas vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận 5 tháng
Tổng doanh thu PV Gas đạt được sau 5 tháng đầu năm 2020 gần 27.600 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch 5 tháng; lợi nhuận trước thuế trên 4.500 tỷ đồng, đạt 134% kế hoạch 5 tháng.
Ảnh minh họa.
PV GAS (mã GAS) mới đây đã họp sơ kết 5 tháng đầu năm 2020, 5 tháng đầu năm 2020 là khoảng thời gian khó khăn của PV Gas nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu nói chung bởi tác động kép của giá dầu sụt giảm và dịch Covid-19.
Giá dầu, giá CP biến động mạnh, trong đó giá dầu bình quân thấp hơn so với giá kế hoạch (trung bình 5 tháng: giá dầu Brent 40 USD/thùng, CP 426 USD/tấn); sự cố Lô 11.2 dừng cấp khí từ 8/3/2020 (sản lượng giảm 1,5 triệu m3/ngày); nhu cầu khí, các sản phẩm khí giảm đáng kể.
Tuy nhiên, PV GAS đã duy trì vận hành liên tục, an toàn, hiệu quả, cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 tháng đối với các chỉ tiêu sản lượng, tài chính. Cụ thể, sản xuất và cung cấp gần 3,8 tỷ m3 khí - đạt 101% kế hoạch 5 tháng; sản xuất và kinh doanh 720 ngàn tấn LPG - đạt 141% kế hoạch 5 tháng; sản xuất và cung cấp 26 ngàn tấn condensate - đạt 110% kế hoạch 5 tháng.
Tổng doanh thu gần 27.600 tỷ đồng - đạt 106% kế hoạch 5 tháng; lợi nhuận trước thuế trên 4.500 tỷ đồng - đạt 134% kế hoạch 5 tháng; nộp ngân sách nhà nước gần 2.000 tỷ đồng - đạt 162% kế hoạch 5 tháng).
Ban lãnh đạo PV Gas cũng nhận định, các tháng còn lại của năm 2020, PV GAS sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: sản lượng khí khai thác sụt giảm, giá dầu khó đạt mức kế hoạch, một số dự án trọng điểm (chuỗi dự án Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2) khó khăn để hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch do dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp,...
Năm 2020 PV Gas đặt kế hoạch doanh thu thụt lùi so với năm 2019 với 66.163,5 tỷ đồng, trong khi năm 2020 chỉ tiêu này đạt được là 76.686 tỷ đồng. Tương tự lợi nhuận sau thuế mà ĐHĐCĐ đã thống nhất thông qua cho năm 2020 là 6.636 tỷ đồng, giảm 45% so với năm 2019.
PV Gas (GAS): Lãi ròng sau thuế quý II giảm 46%, còn gần 34.000 tỷ đồng tiền và tiền gửi Năm 2020, PV Gas lên kế hoạch doanh thu 66.164 tỷ đồng, giảm 12% và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ đồng, giảm mạnh 45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Ảnh minh họa. Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas - mã GAS) mới công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với kết quả kinh doanh...