Putin rút Nga khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Tổng thống Putin ký đạo luật rút Nga khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, sau khi Mỹ từ chối quay lại thỏa thuận này.
“Quyết định của Mỹ đã phá hỏng cân bằng lợi ích giữa các thành viên trong hiệp ước và buộc Nga rút khỏi thỏa thuận. Điều này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng với quá trình xây dựng lòng tin và minh bạch, đồng thời đe dọa an ninh quốc gia Nga”, Điện Kremlin ra thông cáo cho biết hôm nay, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký đạo luật chính thức rút Nga khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở với Mỹ.
Máy bay Tu-214ON được Nga dùng cho các chuyến bay trong khuôn khổ hiệp ước. Ảnh: Wikipedia .
Động thái được tiến hành chỉ một tuần sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thông báo cho người đồng cấp Nga Sergei Ryabkov về quyết định không quay lại hiệp ước này. Moskva từng hy vọng Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden có thể thảo luận về Hiệp ước Bầu trời Mở trong hội nghị thượng đỉnh ở Geneva vào giữa tháng 6.
Video đang HOT
Quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở khiến Mỹ và Nga chỉ còn một thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START).
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép gần 30 quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay giám sát được báo trước qua lãnh thổ của nhau để theo dõi các hoạt động quân sự tiềm tàng.
Quốc gia được giám sát sẽ nhận thông báo trước chuyến bay 72 giờ, đường bay sẽ được gửi tới trước 24 giờ để nước này đề xuất sửa đổi. Hiệp ước cho phép các thành viên yêu cầu bản sao hình ảnh được chụp trong chuyến bay giám sát do nước khác thực hiện.
Tuy nhiên, chính quyền tổng thống Donald Trump tháng 11/2020 thông báo quyết định rút khỏi hiệp ước này, sau khi cáo buộc Nga liên tục vi phạm thỏa thuận như ngăn cản chuyến bay của Mỹ trên không phận Gruzia và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Washington cũng cho rằng Moskva lợi dụng những chuyến bay tại Mỹ và châu Âu để xác định cơ sở hạ tầng trọng yếu, xây dựng kịch bản tấn công khi nổ ra chiến tranh.
Bầu trời Mở là một trong những hiệp ước lớn mà Washington rút khỏi dưới thời Trump. Ông cũng Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, làm leo thang căng thẳng giữa Moskva và Washington, vốn đã xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Biden khi nhậm chức tuyên bố sẽ có quan điểm cứng rắn hơn với Nga, song tỏ ra cởi mở hơn với các hiệp ước quốc tế sau khi Trump từ bỏ một loạt thỏa thuận đa phương. Vài ngày sau khi nhậm chức, Biden gia hạn New START thêm 5 năm. Hiệp ước này được Mỹ và Nga ký tháng 4/2010, giới hạn số đầu đạn hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu của hai nước.
Nga cảnh báo gửi tín hiệu 'khó chịu' cho Mỹ
Thứ trưởng Ngoại gia Nga nói Moskva muốn gửi cho Mỹ những tín hiệu "không dễ chịu" trước thềm cuộc gặp giữa Biden và Putin tháng này.
"Người Mỹ phải lường trước rằng một số tín hiệu từ Moskva sẽ khiến họ khó chịu trong những ngày tới", Thứ trưởng ngoại giao Sergei Ryabkov ngày 31/5 nói, thêm rằng Nga cũng sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía tây, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo hai nước.
Nhà Trắng cuối tháng trước xác nhận cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại cuộc họp báo ở Moskva hồi tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.
Theo Ryabkov, Nga đã chuẩn bị để đáp trả những bình luận của Biden hôm 30/5, khi Tổng thống Mỹ nói sẽ kêu gọi Putin tôn trọng nhân quyền trong cuộc gặp tháng 6.
"Tôi sẽ gặp Tổng thống Putin trong vài tuần tới ở Geneva để nói rõ ràng chúng tôi sẽ không đứng yên để ông ấy lạm dụng những quyền đó", Tổng thống Biden nói tại sự kiện ở Delaware ngày 30/5.
Quan chức ngoại giao Nga khẳng định Moskva sẽ linh hoạt hơn Mỹ trong việc đưa ra chương trình nghị sự cho thượng đỉnh Geneva.
Quan hệ Mỹ - Nga đang ở mức thấp đáng lo ngại, đặc biệt sau việc Nga bắt nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny, tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraine và các cáo buộc can thiệp bầu cử.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 31/5 nói việc Mỹ và các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng cường hoạt động quân sự ở phía tây nước Nga là nguyên nhân thúc đẩy Nga phải gia tăng hiện diện quân sự gần đây.
"Các hành động của phương Tây đang hủy hoại hệ thống an ninh thế giới và buộc chúng tôi phải có biện pháp đối phó tương xứng", Shoigu nói.
Mỹ xem xét lại hiệp ước Bầu trời Mở với Nga Chính quyền Biden đang xem xét lại hiệp ước Bầu trời Mở được ký với Nga sau Chiến tranh Lạnh, sau khi Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ đang tham vấn với các đồng minh về hiệp ước Bầu trời Mở, trong bối cảnh Nga sắp chính thức rời khỏi thỏa thuận này. "Chúng...