Putin: “Ở Nga, tham nhũng là chuyện cơm bữa”
Cam kết duy trì ổn định kinh tế, thẳng thắn với thực trạng đất nước… là những điều mới nhất mà Thủ tướng Putin vừa chia sẻ với các cử tri Nga.
Với tư cách ứng viên Tổng thống, mới đây, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có bài viết được đăng tải trên tờ Kommersant (Nga), cam kết duy trì ổn định kinh tế, nâng cao chất lượng kinh tế… Đây là bài viết mới nhất của Thủ tướng từ khi ông tuyên bố tham gia tranh cử; trình bày quan điểm cầm quyền, nhằm tranh thủ nhiều hơn nữa sự ủng hộ của cử tri.
Phát triển nền kinh tế mới
“Nếu không thể đem đến sự ổn định cho chúng ta, nếu không thể bảo vệ chủ quyền và tạo phúc cho nhân dân thì tiến trình phát triển kinh tế như thế này là không thể chấp nhận được”, ông nói, “Nước Nga cần phát triển nền kinh tế mới, khiến ngành công nghiệp và ngành sản xuất cơ bản có sức cạnh tranh cao, ngành dịch vụ phát triển, ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao”.
Video đang HOT
Thủ tướng Nga Putin
Theo cách nói của Thủ tướng, đến nay nước Nga vẫn chưa thoát khỏi di chứng tiêu cực của thời Liên Xô cũ, như công nghiệp phát triển chậm, kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, trình độ ngành công nghiệp chế tạo giảm sút, nhập khẩu nhiều sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm kỹ thuật cao, chịu tác động của giá xuất khẩu năng lượng, …
Ông Putin đánh giá, nếu so sánh với các nước phát triển thì hiệu quả sản xuất của Nga thấp, con đường giải quyết là tạo nhiều cơ hội việc làm cho công dân. Theo ông, phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện một nền kinh tế đa dạng, ứng phó với các thách thức sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thẳng thắn với thực trạng
Thủ tướng Putin thẳng thắn thừa nhận “kế hoạch hiện đại hóa của Nga mấy năm gần đây không có hiệu quả”.
“Mấy năm trước, dưới lời kêu gọi của Tổng thống Dmitry Medvedev, chúng ta đã thực hiện rất nhiều cuộc cải cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nhưng đến này vẫn chưa có bước đột phá”.
Ông cũng thừa nhận hiện tượng tham nhũng trong xã hội Nga hiện nay là rất phổ biến, môi trường đầu tư “không làm hài lòng các nhà đầu tư”, “chi phí kinh doanh không thống nhất, chi phí nhiều hay ít được quyết định bởi thái độ của quan chức tại các cơ quan chính phủ đối với người làm ăn”.
Moscow trên đường tìm lại ánh hào quang
Để tạo môi trường cạnh tranh tốt hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ Nga dự định trước năm 2016 cắt giảm cổ phần của một số doanh nghiệp nguyên vật liệu, rút khỏi các doanh nghiệp lớn, trừ các doanh nghiệp mang tính độc quyền và ngành công nghiệp quốc phòng.
Chưa đưa ra giải pháp mang tính đột phá
Tờ Kommersant bình luận, Thủ tướng Putin đã “điểm danh” nhiều bài toán khó dành cho nước Nga, nhưng lại chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết các bài toán này.
Trong khi đó, chuyên gia Ngân hàng Tư bản phục hưng (Nga) nhận định, việc ông Putin nói về kế hoạch trong tương lai, cam kết một số mục tiêu là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng giống như trước kia, vấn đề then chốt là làm thế nào để thúc đẩy cải cách, thực hiện những mục tiêu này.
Một số nhà phân tích lại chỉ ra rằng, bài viết của Thủ tướng chủ yếu nhằm vào cuộc bầu cử sắp tới, nhằm tuyên bố với cử tri rằng nếu đắc cử Tổng thống, ông có khả năng duy trì ổn định quốc gia.
Trong khi đó, các cử tri phản đổi Thủ tướng và cuộc chiến giữa các cử tri ủng hộ và phản đối Thủ tướng vẫn chưa dừng lại. Các cử tri phản đối ông Putin đã quyết định biểu tình tại Moscow vào ngày 4/2, trong khi các cử tri ủng hộ cũng quyết định biểu tình vào ngày này.
Theo VTC