Putin đề xuất kế hoạch hòa bình 7 điểm cho Ukraine trước hội nghị NATO
Tổng thống Nga Putin ngày 3/9 đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sâu rộng gồm 7 điểm đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales vào ngày hôm nay
Tổng thống Nga Putin.
“Trên đường từ thành phố Blagoveschensk tới đây, Ulan-Bator (Mông Cổ) tôi đã phác thảo một số ý tưởng và kế hoạch hành động. Nó đây, bằng viết tay”, ông Putin cho biết với các phóng viên.
Kế hoạch hòa bình bảy điểm của ông Putin bao gồm: phe ly khai phải ngừng tiến công quân sự ở vùng Donetsk và Lugansk; Lực lượng vũ trang được Kiev ủng hộ phải rút tới vị trí mà pháo không thể bắn được vào khu dân cư; quốc tế giám sát đầy đủ và công bằng lệnh ngừng bắn; không dùng máy bay chiến đấu chống lại dân thường và nhằm vào các làng mạc; trao đổi tù binh theo công thức “đổi tất”, không có điều kiện; tạo hành lang nhân đạo cho người tị nạn và vận chuyện đồ cứu trợ khắp vùng Donetsk và Lugansk; cho các nhóm tái thiết trực tiếp tiện cận các cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Ông Putin bày tỏ hi vọng thỏa thuận cuối cùng giữa Kiev và phe ly khai ở đông nam Ukraine có thể đạt được tại một cuộc họp của nhóm liên lạc vào ngày 5/9.
“Tôi hi vọng lãnh đạo Ukraine sẽ ủng hộ sự tiến triển dự kiến trong mối quan hệ song phương”, nhà lãnh đạo Nga cho hay.
Ông cũng kêu gọi Ukraine tham gia, hợp tác tích cực với nhóm liên lạc “để giải quyết thấu đáo và cuối cùng đối với tình hình ở đông nam Ukraine”.
Nói về cuộc điện đàm với Tổng thống Poroshenko trước đó vào ngày 3/9, ông Putin nhấn mạnh “quan điểm của họ về cách thức giải quyết xung đột giống nhau”.
Sau đó, cũng vào ngày 3/9, Tổng thống Ukraine bày tỏ “hi vọng lớn” rằng tiến trình hòa bình sẽ bắt đầu được đàm phán ở Minsk vào thứ sáu này.
Trong khi đó, phe ly khai chống Kiev cho biết sẵn sàng buông súng, nếu lực lượng chính phủ cũng làm như vậy.
Đức ủng hộ, Mỹ còn hoài nghi
Video đang HOT
Đức ủng hộ thông tin hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine đang chứng tỏ sẵn sàng giải quyết xung đột và cho biết Đức cùng cộng đồng quốc tế sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp nhằm đảm bảo ngừng bắn.
“Tổng thống Putin và Poroshenko đang chịu trách nhiệm cho không chỉ nước họ mà cho toàn châu Âu”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết ở Hamburg. Ông nhấn mạnh giờ đây điều quan trọng là đưa ra các bước quyết đoán nhằm thiết lập ngừng bắn ở Ukraine.
Tuy nhiên, tại Ukraine, kế hoạch hòa bình của ông Putin lại vấp phải chỉ trích của Thủ tướng Arseniy Yatsenuk, người cho rằng kế hoạch thực sự của Nga là phá hủy Ukraine và phục hồi Liên Xô cũ.
“Chúng ta đang đợi quyết định từ NATO và EU về cách ngăn chặn kẻ hiếu chiến này”, ông nói.
Theo ông Yatsenuk, kế hoạch 7 điểm của ông Putin là “nhằm che mắt cộng đồng quốc tế trước hội nghị thượng đỉnh NATO và nhằm tránh những quyết định của EU trước khả năng áp đặt làn sóng trừng phạt mới với Nga”.
Ông nhấn mạnh điều “tốt nhất” cho Ukraine là kế hoạch một điểm, theo đó quân Nga rút khỏi Ukraine.
Tuy nhiên Nga liên tục phủ nhận cáo buộc quân đội nước này tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở đông Ukraine.
Tổng thống Mỹ Obama phản ứng thận trọng đối với một triển vọng ngừng bắn mà ông Putin và Poroshenko nhắc tới. “Vẫn còn quá sớm để nói ngừng bằn ở đây nghĩa là gì”, ông Obama nói. “Ở đây có một cơ hội. Hãy xem điều gì diễn ra tiếp theo”, ông nói.
Châu Âu tẩy chay World Cup 2018?
Theo một nguồn tin chính phủ Anh được hãng tin AFP trích dẫn, ông Poroshenko sẽ thông báo ngắn gọn với Tổng thống Obama, Thủ tướng Anh Cameron, Thủ tướng Đức Merkel và các nhà lãnh đạo thế giới khác về tình hình trong nước trước khi bắt đầu hội nghị NATO.
Hội nghị sẽ gửi “tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ đối với chủ quyền của Ukraine và Nga phải có trách nhiệm giảm leo thang tình hình”, nguồn tin cho biết.
AFP cũng dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết các quốc gia châu Âu đang thảo luận một kế hoạch do Anh đưa ra nhằm tẩy chay World Cup năm 2018 do Nga đăng cai.
Liên minh châu Âu cũng đang soạn thảo một danh sách trừng phạt mới với Nga, và quyết định sẽ được đưa ra vào ngày thứ sáu.
Pháp cũng giành được sự ca ngợi của Obama, các nước phương Tây khác sau khi thay đổi quyết định trước đó và ngừng chuyển tàu sân bay trực thăng hiện đại đầu tiên trong 2 chiếc nước này bán cho Nga. Ông Putin đã định triển khai tàu này ở Crimea, khu vực thuộc Ukraine đã được Nga cho sáp nhập vào nước này hồi tháng 3 năm nay.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
EU ra tối hậu thư trừng phạt Nga
Liên minh châu Âu (EU) cho Nga một tuần để thay đổi tình hình ở Ukraine nếu không sẽ đối mặt với lệnh trừng phạt mới.
Binh sỹ Ukraine tại miền đông.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết EU đang khẩn trương phối hợp để đưa ra các biện pháp trừng phạt thêm với Nga.
Giới lãnh đạo phương Tây cho rằng có bằng chứng rõ ràng về việc quân đội chính quy Nga đang hoạt động bên trong Ukraine và họ được trang bị vũ khí hạng nặng.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Brussels, ông Rompuy cho biết EU "sẵn sàng đưa ra các biện pháp mạnh thêm trước diễn tiến của tình hình ở Ukraine".
"Mọi người đều hiểu chúng ta phải hành động nhanh", ông nói. Mặc dù không cho biết các trừng phạt mới sẽ là gì, nhưng ông Rompuy hé lộ đề xuất trừng phạt sẽ sẵn sàng trong vòng một tuần.
EU và Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đóng băng tài sản, cấm đi lại đối với nhiều quan chức cấp cao của Nga và các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng giới hạn các khoản vay đối với các ngân hàng nhà nước Nga, cấm xuất khẩu công nghệ quân sự và cấm một số hàng xuất khẩu trong ngành dầu lửa sang Nga.
Ukraine ở điểm "không thể quay đầu"
Trước đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết từ Brussels rằng nước ông đã ở "gần điểm không thể quay đầu- tức là một cuộc chiến rộng khắp" với Nga.
Ông Poroshenko cho biết ông sẽ thảo luận khả năng ngừng bắn trong một cuộc họp ở Belarus vào thứ hai tới của Nhóm liên lạc, bao gồm Ukraine, Nga, Belarus và Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE).
"Nga đang trong cuộc chiến với châu Âu"
Trong khi đó, Tổng Tổng Lithuania Dalia Grybauskaite cho rằng Nga "thực sự đang trong cuộc chiến với châu Âu".
"Chúng ta cần phải ủng hộ Ukraine, gửi thiết bị quân sự để giúp Ukraine bảo vệ chính mình. Hôm nay Ukraine đang chiến đấu thay cho toàn châu Âu", bà nói.
Còn Thủ tướng Anh Cameron cho rằng EU đang đối mặt với "tình trạng hoàn toàn không thể chấp nhận được, khi lính Nga ở trên đất Ukraine."
Nga phủ nhận các cáo buộc của phương Tây về việc lực lượng của nước này đã vượt biên trái phép vào Ukraine để hỗ trợ cho phe ly khai tại đây.
Phe ly khai đang giành được lợi thế trước quân chính phủ trong những ngày gần đây ở vùng Donetsk và Luhansk tại miền đông.
Theo Dantri
Mỹ từng cố gắng giải cứu các con tin tại Syria nhưng bất thành Quân đội Mỹ gần đây đã cố gắng giải cứu các công dân Mỹ bị nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ tại Syria nhưng không thành, Lầu Năm Góc và Nhà Trắng ngày 20/8 xác nhận, một ngày sau khi IS tung video chặt đầu một nhà báo Mỹ. Nhà báo Foley (áo vàng) trước khi bị sát hại....