PUBG: Bản đồ tuyết mới mà Bluehole chưa công bố bị phát hiện
Hi vọng nó sẽ đem lại cho game thủ thêm những hiệu ứng thời tiết mới và các khung hình tuyệt đẹp ở vùng cực.
Sanhok là bản đồ mới nhất của PlayerUnknown’s Battlegrounds, nhưng điều đó sắp trở thành quá khứ. Tại E3 2018, đội ngũ Bluehole đã tung ra một teaser ngắn xác nhận rằng sau sa mạc và rừng già, bản đồ mới nhất của game sẽ là một vùng đất tuyết, với kích thước “đâu đó giữa 4×4 và 8×8.”
Sau ba tháng kể từ ngày Bluehole xác nhận sự tồn tại của bản đồ mới, những game thủ thích táy máy đã “đào” ra được hình ảnh của bản đồ đó trong bản cập nhật 21 vừa được ra mắt vài ngày trước đây. Bạn có thể xem hình ảnh cụ thể của bản đồ này bên dưới:
Mở ở tab mới để xem ảnh cỡ lớn.
Video đang HOT
Các khu vực được tô vàng trên bản đồ là các thị trấn và nhà dân, trong khi phần lớn địa hình bị bao phủ trong băng tuyết. Tùy thuộc vào việc hòn đảo này nằm gần vùng cực đến đâu, chúng ta có thể sẽ được thấy hiện tượng cực quang đẹp mắt trong chế độ ban đêm.
Đây cũng là cơ hội để đội ngũ phát triển bổ sung thêm các hiệu ứng thời tiết mới như bão tuyết vào game, tạo ra sự khác biệt cho bản đồ này với các bản đồ trước đó. Game thủ cũng có thể sẽ được dùng một số loại xe mới, chẳng hạn loại xe trượt tuyết từng chinh phục game thủ nhờ một màn chơi trong Call of Duty.
Ngoài ra, còn có một bức hình khác có thể đã để lộ cái tên của bản đồ này: Dihor Otok, với kích thước bản đồ 8×8km nhưng phần địa hình đảo chỉ chiếm khoảng 6×6km. Điều này phù hợp với thông tin kích thước bản đồ mới sẽ “giữa 4×4 và 8×8″ trước đây.
Update 21 của PUBG bổ sung bản đồ mới cho chế độ tập luyện
Theo thegioitre
Hacker Trung Quốc liên tục nhắm vào Chính phủ Mỹ, dù bị phát hiện vẫn chối phăng
Nhiều hacker đến từ một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc vừa qua đã bị phát hiện đang giám sát hoạt động của các cơ quan Chính phủ Mỹ, với mục đích tìm ra lỗ hổng bảo mật, đánh cắp thông tin và phá hoại.
Reuters dẫn nguồn một công ty an ninh mạng cho biết, nhóm hacker có thể là sinh viên trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngôi trường này được biết đến như là MIT của Trung Quốc (MIT là trường đại học công nghệ hàng đầu tại Mỹ) và có kết nối chặt chẽ với Tsinghua Holdings, một công ty do nhà nước cấp vốn để tập trung vào phát triển các công nghệ tân tiến, bao gồm nhiều công trình robot và trí tuệ nhân tạo.
Các đợt tấn công hiện nhắm tới Chính quyền bang Alaska. Bên cạnh đó, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và năng lượng đang bị nhóm hacker giám sát chặt chẽ.
Trung Quốc từng là đối tác thương mại quốc tế lớn nhất của Alaska trong năm 2017, với tổng kinh ngạch xuất khẩu vượt 1,32 tỷ USD. Trước tình hình căng thẳng đang leo thang giữa hai quốc gia, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn dò xét động thái đối thủ.
Một phát ngôn viên của Văn phòng Thống đốc Alaska cho biết: "Hàng ngày, bang Alaska, cũng như nhiều bang khác đều phát hiện vô số hành vi khả nghi muốn xâm nhập quậy phá. Chúng giống như việc ai đó kiểm tra xem cửa nhà bạn có khóa không, vậy nên sự kiện này cũng không có gì đặc biệt".
Mọi người đi bộ gần cổng trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27 tháng 7 năm 2016. (Ảnh: Reuters / Thomas Peter)
Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối lên tiếng về vấn đề này, trong khi đó Đại học Thanh Hoa chối phăng thông tin trên.
Theo dkn
Trình duyệt '100% của Trung Quốc' bị phát hiện lấy nhân Google Chrome Trình duyệt Redcore, được quảng cáo là &'do Trung Quốc phát triển 100%', vừa bị phát hiện là phát triển dựa trên trình duyệt Google Chrome. Công ty start-up Redcore từng được nhiều người Trung Quốc quan tâm khi khẳng định họ đã phát triển một trình duyệt web độc lập, nguyên bản của Trung Quốc để "phá vỡ thế độc quyền của...