PTT Trương Hòa Bình: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có gì vướng mắc mà tắc lâu thế?
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình băn khoăn dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đang gặp nhiều vướng mắc và cần xem xét vận hành thương mại sớm.
Nhấn mạnh câu hỏi về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông khi kết luận Hội nghị sơ kết quý I Uỷ ban An toàn giao thông sáng nay (9/4), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang ngày càng nhức nhối, như TP. Hà Nội, do đó hạ tầng giao thông cần được cải thiện.
“Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có gì vướng mắc mà ách tắc lâu thế? Cần xem xét vận hành thương mại sớm. Tuyến đường vành đai 3 của Hà Nội bây giờ cũng tắc đường nghiêm trọng, phải tính toán xây dựng các tuyến vành đai khác để tạo không gian phát triển cho thành phố”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nêu vấn đề.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ngay chiều nay Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục họp để cuối tháng 4 bàn giao vận hành thương mại tuyến đường sắt này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình kết luận Hội nghị sơ kết quý 1 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, sáng 9/4. (Ảnh: VGP)
Cũng tại hội nghị này, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực phê bình 30 tỉnh có số người chết do tai nạn giao thông (TNGT) tăng so với quý I/2020, đặc biệt là 5 tỉnh có số người chết tăng trên 70% trở lên.
Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh có TNGT tăng cao phải chỉ đạo sâu sát và quyết liệt hơn đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong quý 2 và cả năm 2021.
Video đang HOT
Chỉ rõ nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa khắc phục triệt để.
Đặc biệt, điều đáng lo ngại nhất là số người chết do TNGT trong 3 tháng đầu năm 2021 tăng 33 người so với cùng kỳ năm 2020 (2%); riêng tháng 2/2021, tai nạn tăng cả 3 tiêu chí, đặc biệt là số người chết tăng 88 người (16,48%) so với tháng 2 năm 2020.
Tháng 3/2021, tình hình TTATGT có cải thiện nhưng lại xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải đặc biệt là vụ TNGT xe ô tô tải tại Thanh Hóa, ngày 22/3/2021 làm 7 người chết; tai nạn hàng hải tăng cao cả số vụ, số người chết và mất tích.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng băn khoăn tình trạng ô tô chở quá tải trọng cầu đường tái diễn tại nhiều địa phương, nhiều xe tải cơi nới thành thùng để chở hàng quá tải dẫn đến tình trạng đường bộ ở nhiều nơi bị xuống cấp. Đêm 5/4 lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý hàng chục xe bồn chở quá tải trên 50% ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Theo thông tin từ báo chí thì vấn nạn này không chỉ mới tái diễn gần đây, báo chí còn nêu cả việc những xe vi phạm có logo nhận diện riêng, nghi ngờ có bảo kê, chống lưng.
“Dư luận xã hội rất bức xúc khi thấy những tuyến đường đầu tư cả trăm cả ngàn tỷ xuống cấp trầm trọng, mặt đường hằn lún, đầy ổ gà, ổ trâu chỉ sau một thời gian ngắn bị xe quá tải lưu thông, tai nạn cũng từ đó mà tăng lên. Cần khẳng định việc chở hàng hoá quá tải trọng cầu đường chính là hành vi phá hoại tài sản quốc gia, cần phải xử lý thật nghiêm.
Đề nghị các đồng chí công an chỉ đạo điều tra, xác minh trả lời công luận xem có ai chống lưng cho xe quá tải hay không? Có thì xử lý thật nghiêm, không có thì cũng công bố để dư luận đỡ nghi ngờ”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói.
Mạng lưới buýt kết nối với đường sắt Cát Linh- Hà Đông đã sẵn sàng
Dọc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, thành phố đã bố trí thêm nhiều điểm dừng xe buýt đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của hành khách.
Sở GTVT Hà Nội đang tổ chức kết nối giao thông giữa các tuyến buýt với tuyến sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để chuẩn bị khi dự án này được Bộ GTVT bàn giao về Hà Nội quản lý và khai thác.
Nhằm xây dựng phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký văn bản giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì triển khai phương án, chủ động điều hành, điều chỉnh phương án linh hoạt, đảm bảo an ninh trật tự, ATGT thuận lợi nhất cho người dân.
Theo đó, Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng các kịch bản điều chỉnh mạng lưới xe buýt kết nối với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Sở GTVT Hà Nội đã và đang điều chỉnh lộ trình hàng loạt tuyến buýt để tăng tính kết nối với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông
Cụ thể, sẽ bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt trên dọc lộ trình tuyến metro Cát Linh- Hà Đông. Sau khi tổ chức lại toàn tuyến có tổng số 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân khoảng 400m.
Đồng thời, sẽ chạy miễn phí 15 ngày và sẽ khai thác các tuyến buýt như phương án đang vận hành, các chỉ tiêu khai thác giữ nguyên như hiện tại, đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách không bị xáo trộn.
Sau thời gian miễn phí sẽ hoạt động bình thường với 10 đoàn tàu, đảm bảo nguyên tắc và mục tiêu kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống xe buýt với tuyến metro này đảm bảo theo lộ trình các tuyến ít bị ảnh hưởng sẽ bị điều chính trước.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho hay, hiện có 51 tuyết buýt hoạt động dọc hành lang tuyến metro Cát Linh- Hà Đông (chiếm gần 40% của toàn mạng lưới).
Tuy nhiên, việc phân bổ dọc tuyến lại không đều, tập trung chủ yếu trên trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông), trong khi các ga nằm sâu trong nội đô như các ga Láng, Thái Hà, La Thành, Cát Linh... số lượng tuyến ít hơn, năng lực vận chuyển thấp, không đa dạng về hướng kết nối.
Sau khi thực hiện phương án kết nối sẽ tăng lên 59 tuyến, trong đó bổ sung 8 tuyến kết nối với ga Cát Linh và 1 tuyến kết nối với ga Yên Nghĩa.
Theo ghi nhận, dọc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được bố trí thêm nhiều điểm dừng xe buýt thuận tiện cho việc đi lại của hành khách. Dưới chân các nhà ga đều có biển báo cho phép ôtô con, xe taxi dừng đỗ; đảm bảo việc kết nối, các tuyến buýt hiện có sẽ được điều chỉnh, bố trí lại.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác, năng lực vận chuyển hành khách đạt từ 429.000 - 472.000 lượt hành khách/ngày. Qua đó, tuyến vận tải công cộng từ bến xe Yên Nghĩa - Ngã Tư Sở sẽ tăng 3 - 4 lần, đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.
Ngoài ra, qua việc kết nối sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng hình thức xe buýt kết nối với tuyến metro này sẽ giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô.
Trước đó, tại buổi kiểm tra tiến độ dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào ngày 31/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin, từ ngày 31/3, Bộ GTVT và Công ty Metro Hà Nội sẽ bắt đầu quá trình bàn giao dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông, sau khi hoàn tất hai bên sẽ chính thức ký kết bàn giao.
Dự kiến, quá trình bàn giao diễn ra từ 3-4 tuần. Vướng mắc duy nhất khiến tuyến metro này chưa thể bàn giao cho TP Hà Nội đưa vào vận hành thương mại là do phía Tư vấn Pháp ATC chưa cấp chứng chỉ an toàn cho dự án vì còn một số vướng mắc.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy 6 phút/chuyến Khi dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, cứ 6 - 10 phút sẽ có chuyến tàu cập ở các ga để đón trả khách. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang được bàn giao để đưa vào khai thác thương mại. Theo kế hoạch khai thác, giờ cao điểm cứ 6...