Premier League trừng phạt các CLB gia nhập Super League
Phó chủ tịch Ed Woodward của Man Utd là một trong 5 cái tên sẽ bị loại khỏi bộ máy điều hành Premier League.
Theo Sky Sports , Giám đốc Điều hành (GĐĐH) Richard Masters của Premier League quyết định loại thành viên của MU, Man City, Chelsea, Arsenal và Liverpool khỏi các ban điều hành giải đấu. Tottenham hiện không có thành viên trong tổ chức.
Những người bị yêu cầu thôi chức là Bruce Buck (Chủ tịch Chelsea), Vinai Venkatesham (GĐĐH Arsenal), Ferran Soriano (GĐĐH Man City), Ed Woodward (Phó chủ tịch MU) và Tom Werner (GĐĐH Liverpool). Trong trường hợp tất cả không từ chức, Premier League sẽ ra lệnh sa thải.
Chủ tịch Bruce Buck của Chelsea không tránh khỏi lệnh trừng phạt. Ảnh: Getty.
Trong 5 cái tên kể trên, Bruce Buck là trường hợp đặc biệt. Chủ tịch Chelsea được xem như nhân vật không thể thay thế ở Premier League. Ông đang giữ cương vị chủ tịch Ủy ban Đề cử Premier League và nắm vai trò quan trọng để Masters được giữ ghế GĐĐH Premier League.
Video đang HOT
Bất chấp điều đó, Buck sẽ bị tước hết chức vụ trong bộ máy Premier League. Evening Standard nhấn mạnh đó là động thái quyết liệt của Premier League để trừng phạt các CLB gia nhập Super League.
Trước đó, GĐĐH Masters chủ trì cuộc họp với 14 đội còn lại ở Premier League. Các đội bóng thể hiện sự tức giận khi MU, Man City, Chelsea, Liverpool, Arsenal và Tottenham âm thầm gia nhập Super League.
Theo Daily Mail , ban lãnh đạo Premier League muốn loại các thành viên của 5 CLB để tránh nguy cơ giải đấu bị phá hỏng trong tương lai.
Hôm 18/4 (giờ Hà Nội), Super League tuyên bố thành lập với 12 CLB. Nhóm “Big 6″ Premier League cùng các CLB Real, Barca, Atletico, Juventus, Milan và Inter tham gia trong vai trò sáng lập. Nhưng chỉ sau 48 giờ, các đội bóng Anh tuyên bố rút lui vì phản ứng quyết liệt từ CĐV.
Rạng sáng 21/4, Chelsea là CLB đầu tiên tuyên bố rút lui khỏi sân chơi được đầu tư 6 tỷ USD. Sau đó, lần lượt Man City, MU, Arsenal, Liverpool và Tottenham đồng loạt tuyên bố từ bỏ Super League.
“Tôi nghĩ các CLB Anh không quyết liệt với dự án này. Việc tất cả cùng rút lui đã làm ảnh hưởng đến phần còn lại”, Chủ tịch Florentino Perez của Super League chỉ trích.
Chủ tịch UEFA giúp các CLB Anh tỉnh ngộ
Đối sách vừa cứng rắn nhưng cũng mềm mỏng của ông Aleksander Ceferin giúp 6 đội bóng lớn tại Premier League có thêm quyết tâm trong việc rút khỏi Super League.
Ngay từ khi biết tin Real Madrid cùng các CLB tại Anh, Italy muốn tổ chức giải đấu riêng để kiếm tiền, Chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin có những phát ngôn đanh thép. Ông khẳng định các CLB này được thế giới biết đến thông qua các giải đấu do UEFA tổ chức. Một số nguồn tin còn cho biết Real muốn mang thành tích 13 lần vô địch châu Âu (European Cup/Champions League) sang giải đấu mới mang tên Super League.
Theo ông Ceferin, MU, Juventus đang tự đặt mình lên trên các CLB có bề dày truyền thống khác. Trước khi bước vào kỷ nguyên thành công tại Premier League, "Quỷ đỏ" từng có thời gian ngụp lặn ở giải hạng nhất, và có đến 5 lần phải nếm cảm giác xuống hạng. Trong khi đó, lịch sử Juventus cũng có vết nhơ không thể gột rửa, đó là vụ bê bối Calciopoli khiến "Lão phu nhân" bị tước chức vô địch, và đánh rớt hạng vào năm 2006.
Phát ngôn của Chủ tịch UEFA nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người hâm mộ ở Anh. Xét về thành tích ở cấp độ châu lục, Aston Villa đã từng vô địch European Cup (tiền thân Champions League) vào mùa 1981/82, trong khi đó, số lần lên đỉnh châu Âu của Tottenham, Man City, Arsenal, những CLB tự xưng là đội bóng lớn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Chủ tịch Ceferin lấy những CLB từng vô địch European Cup/Champions League trong quá khứ, nhưng đã sa sút, hoặc thi đấu ở các giải đấu kém tiếng như Nottingham Forest, Porto, Red Star Belgrade,...để phản bác ý kiến của Florentino Perez về phát ngôn "Super League gồm những CLB vĩ đại nhất lịch sử châu Âu". Nổi bật là trường hợp của Nottingham Forest. CLB này đang chơi ở giải hạng Nhất Anh, nhưng họ là một trong hai CLB tại xứ sở sương mù có thể vô địch châu Âu trong 2 mùa giải liên tiếp (1978/79 và 1979/80). Hai ngôi sao trên logo đội bóng chính là để nhắc nhở thế hệ CĐV sau này về chiến công hiển hách của đội bóng chuyên nghiệp có tuổi đời cao nhất thế giới (156 năm).
Chủ tịch Ceferin khẳng định Super League được tổ chức chỉ dựa trên đúng một yếu tố, đó là "lòng tham". Ông cũng cho biết giải đấu hàng đầu tại Anh đang bị phá nát bởi những gã chủ ngoại quốc, và không hề có hiểu biết về những giá trị truyền thống và bề dày lịch sử không thể thay đổi của bóng đá xử sở sương mù.
Dù có những phát ngôn và quyết định cứng rắn, ông Ceferin vẫn dành cho các CLB Premier League một con đường lùi. Nếu nhóm "Big Six" chấp nhận rút lui khỏi Super League, họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào, ngược lại, ông Ceferin còn trực tiếp đứng ra để chào đón những đội bóng này. Nỗ lực kêu gọi của chủ tịch UEFA đã được đền đáp, khi rạng sáng 21/4 (giờ Hà Nội), 6 đội bóng nổi tiếng nhất nước Anh đều đã thông báo rút khỏi kế hoạch được tạo nên bởi Chủ tịch Real, Florentino Perez.
Super League - cuộc cách mạng thất bại quá sớm Super League coi như sụp đổ. Ý tưởng về một siêu giải đấu kết thúc chỉ 48 giờ sau khi ra đời. Chelsea, rồi sau đó là Man City, Arsenal, Liverpool, Man Utd, Tottenham đồng loạt "quay xe" đã để lại một tổn thất lực lượng nặng nề cho nhóm tinh hoa European Super League (ESL) dưới lá cờ dẫn dắt của Real....