Predator League 2020 Giải đấu eSports “combo” của Acer tiếp tục dành cho PUBG và Dota 2
Năm 2019, Predator Gaming League được Acer tổ chức giải tại Thái Lan, có 3.530 đội tham gia từ 16 khu vực và là giải đấu có uy tín lớn nhất trong khu vực.
Vào ngày 25/9, nhà tài trợ Acer đã công bố sơ bộ giải đấu thể thao điện tử khu vực châu Á Thái Bình Dương Predator League sẽ tiếp tục tổ chức vào năm 2020. Hai tựa game chính nằm trong giải chính là PUBG và Dota 2.
Predator League 2020 tiếp tục được lên kế hoạch khởi động
Vòng tuyển chọn, thi đấu diễn ra ở những quốc gia sau: Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Sri Lanka, Việt Nam, Ma Cao, Myanmar, Bangladesh, Mông Cổ và 17 khu vực khác.
Đợt sơ tuyển khởi tranh từ ngày 22, 23/02/2020 tại Manila, Philippines. Đội chiến thắng sẽ được trao chức vô địch cúp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Thành công của giải đấu là động lực để Acer tiếp tục triển khai
Tổng giám đốc Acer khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Đài Loan Hou Zhi nói: “Acer đã tổ chức giải đấu Predator League thành công trong những mùa qua, được cộng đồng game thủ biết đến và có độ lan tỏa rộng rãi. Thông qua đây, chúng ta đã tìm ra được nhiều đội tuyển, cá nhân nổi bật, là “gương mặt vàng trong làng eSports”. Game thủ tham gia có thể học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện kĩ năng cá nhân hơn”.
Predator League Cup tạo nên phong trào mạnh mẽ trong các trường học, thu hút hàng nghìn sinh viên, bạn trẻ tham gia. Năm 2020, khi giải đấu tầm cỡ này trở lại, dự đoán số lượng tham gia còn đông đảo hơn những mùa trước. Có hơn 1.500 người chơi chuyên nghiệp và nghiệp dư sẽ tham dự Giải vô địch Liên đoàn eSports Đài Loan để cạnh tranh cho danh hiệu vô địch châu Á Thái Bình Dương toàn khu vực. Năm 2019, Predator League được Acer tổ chức giải tại Thái Lan, có 3.530 đội tham gia từ 16 khu vực và là giải đấu có uy tín lớn nhất trong khu vực.
Predator League 2020 sẽ tiếp tục diễn ra với hai bộ môn PUBG và Dota 2, như đã thông tin. Các game thủ chuyên nghiệp và không chuyên từ các quốc gia này thi đấu tại Grand Prix của SM Mall tại Manila, Philippines vào tháng 2 năm 2020. Được biết, tổng giải thưởng mà Acer tài trợ lên tới 400.000 đô la.
Theo Game4V
Cùng giải mã cụm từ "Dead Game" và lí do tại sao nó tồn tại
Trên mạng xã hội, chúng ta gặp rất nhiều những kẻ "trù ẻo" tựa game yêu thích của mình là dead game, thế nhưng bạn có chắc đã hiểu dead game là gì?
Rất nhiều tựa game được nhắc đến trong các cuộc nói chuyện chung chung hàng ngày, ví dụ như Dota 2, PUBG... Có quá nhiều người than vãn về tựa game, và cho rằng ngày tàn của chúng sắp đến. Nhưng bạn đừng lo, mặc dù có gặp nhiều chỉ trích từ người hâm mộ, những tựa game mà bạn ưa thích còn xa mới được liệt vào danh sách deadgame.
Có giải đấu lớn nhất hành tinh nhưng Dota 2 vẫn thi thoảng bị chửi "dead game"
Dead game gần đây nhất mà bạn có thể thấy đó là Artifact. Quá rõ ràng, đây là một cú chốt đau điếng cho Valve khi mà game tung ra với quá nhiều kì vọng, nhưng lại gây thất vọng nhiều không kém. Chỉ trong vài ngày đầu, đã có quá nhiều người hâm mộ refund lại game. Điều kiện refund là gì? Khi bạn chưa mở, hoặc không buồn mở bất cứ một bộ bài nào trong đó, vậy tức là khả năng cao phần đông chỉ chơi game chưa đến tổng cộng 30 phút.
Vậy chính xác deadgame là gì? Đây liệu có phải là một cái "meme", một trò đùa đơn giản không? Đáng buồn, điều được nhiều người xem như là trò đùa mạng xã hội lại thực sự mang đến nhiều sự thật đau đớn cho các game thủ.
Thứ nhất, game chỉ hoàn toàn dead khi số lượng người chơi trong cùng một thời điểm quá thấp hoặc hầu như bằng không. Lấy ví dụ các game cũ như Heroes of Newerth, Heroes of the Storm hay game mới đây Artifact, dần dần người chơi rời bỏ game, con số người chơi thoi thóp không quá vài chục đến hàng tháng và hàng năm trời. Dần dà, cái tên của game trở nên phai nhạt trong tâm trí người hâm mộ, không có các giải đấu, không hề có người chơi mới, khi ấy game thực sự đã "chết".
Thứ 2, game sẽ chết nếu các developer rời bỏ đứa con mà họ đã tạo ra, server bị đóng. Không một bản cập nhật nào được tung ra, không có thêm tướng mới, hầu như không ai quan tâm đến tựa game nữa. Đó là khi game bị "khai tử". Kể cả các game có đồ họa kiểu cũ, cơ bản vẫn có thể thu hút được người chơi vì tính đơn giản của nó, nhưng điều mà người chơi cần là những chỉnh sửa, update.
Tại sao người ta lại rời bỏ một game? Yêu thì cần nhiều lí do lắm, nhưng khi đã chán thì chỉ cần 1 2 lí do mà thôi! Ví dụ như tình trạng hack, cheat tràn lan mất kiểm soát, đồ họa cũ kĩ, không có cải biến gì mới ở chế độ chơi. Hoặc đơn giản như Culling 2, game mới được tung ra đã quá khó, chẳng mấy ai chơi được.
Tuy nhiên cũng tùy thể loại game. Nếu PC game bị cạnh tranh rất gay gắt và game nào không tham gia vào cuộc chạy đua đồ họa thì lại càng nhanh... chết hơn, thì game PS4 có thể cũng khó nhưng vẫn có nhiều người chơi theo kiểu cày cuốc. Ngoại lệ có lẽ là StarCraft II - AoE của người Hàn và Âu Mỹ, game vẫn còn "sống" mặc dù không hề đẹp mắt nhưng lại có những giải đấu Thể thao điện tử tương đối lớn và lượng người chơi hàng ngày tạm ổn.
Ngoài ra, chế độ chơi như: chơi đơn, chơi đôi hay chơi theo đội cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Chế độ chơi đa dạng cũng dễ dàng tạo được nhiều trải nghiệm tốt cho người chơi hơn. Đặc biệt, nếu một trò chơi không có custom mode, điều này sẽ như là tự bó chân mình, khi mà rất khó để có được những giải đấu Esports lớn, điển hình như Apex Legends, hiện mới chỉ hỗ trợ solo - duo theo nhóm 3 người.
Vậy có trường hợp nào một game được coi là "hồi sinh từ cái chết" không? Hãn hữu, nhưng mà có, đó chính là Tom Clancy's Rainbow Six Siege. Trong năm đầu khi game được tung ra, tựa game của Ubisoft này chưa hề hoàn chỉnh, và còn gặp rất nhiều lỗi, khiến cho fan hâm mộ vô cùng nản chí. Khi game đang đứng trên bờ vực của "cái chết", Ubisoft lại có một nước đi chính xác, đó là họ quan tâm đến phản ứng của fan và từ đó chỉnh sửa tựa game theo những góp ý chân thành của họ, từ đó giữ chân được người chơi và thu hút thêm được người chơi mới.
Đồ họa đẹp mắt, cốt truyện sâu sắc và đội ngũ dev "chiều fan" là lí do R6S đang hồi sinh
Tuy nhiên, để mà nói, sẽ không thể có một tựa game nào có thể trường tồn mãi mãi với thời gian, cũng như quy luật "sinh lão bệnh tử" của con người. Một game cũ kĩ chết đi vẫn sẽ không thể làm chùn bước được số lượng game mới tung ra hàng ngày, và đó là cách làng game tồn tại: hoài niệm và phát triển.
Theo Game4V
Cảnh sát Trung Quốc bắt khẩn cấp 4 người đàn ông vì hành vi kinh doanh phần mềm Hack DOTA 2 Đúng là với những hacker thì không gì là không thể khi ngay cả những trò chơi bảo mật tốt như DOTA 2 cũng bị động tới. Gần đây nhất thì chúng ta có trường hợp của những Apex Legends, PUBG, Fornite phải khốn khổ vì tình trạng hack tràn lan và nhiều người cho rằng nó xuất phát từ những hacker Trung...