Pompeo lên án dự luật an ninh ‘tai hại’ của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi Trung Quốc xem lại dự luật an ninh Hong Kong “tai hại”, yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ nghĩa vụ quốc tế.
“Mỹ lên án… đề xuất đơn phương và tùy tiện áp luật an ninh quốc gia với Hong Kong”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 22/5.
“Washingtonhối thúcBắc Kinh xem xét lại đề xuất tai hại của mình, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng quyền tự trị cao, các thể chế dân chủ cùng tự do dân sự của Hong Kong, vốn là chìa khóa để đặc khu duy trì vị thế đặc biệt theo luật pháp Mỹ”, Pomeo cho biết.
Tuyên bố của Pompeo, đi xa hơn cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/5, được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang thảo luận dự luật an ninh Hong Kong.
Tổng thống Donald Trump năm 2019 ký thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, yêu cầu Bộ ngoại giao Mỹ chứng nhận mỗi năm rằng Hong Kong đủ quyền tự chủ để phù hợp với các điều khoản thương mại ưu đãi giúp đặc khu duy trì vị thế là trung tâm tài chính thế giới.
“Bất cứ quyết định nào liên quan đến quyền tự do và dân chủ của Hong Kong, vốn được đảm bảo theo Tuyên bố Trung-Anh và Luật Cơ bản (của đặc khu), chắc chắn sẽ tác động đến đánh giá của chúng tôi về chính sách ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và tình trạng của đặc khu”, Pompeo cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Washington D.C, ngày 20/2. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh cho biết nước này kỳ vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền và tự do của Hong Kong, đồng thời cam kết đảm bảo quyền tự chủ của đặc khu. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do và mức độ tự chủ cao của Hong Kong”, phát ngôn viên Thủ tướng Anh nói.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong báo cáo thường niên trước quốc hội cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi hợp lý để đảm bảo an ninh quốc gia tại hai đặc khu hành chính là Hong Kong và Ma Cao. Dự luật yêu cầu Hong Kong nhanh chóng hoàn thành các quy định an ninh theo khuôn khổ Luật Cơ bản của đặc khu.
Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ “hợp tác hoàn toàn” với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Dự luật an ninh Hong Kong có thể làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, trong bối cảnh quan hệ hai bên vốn gặp nhiều sóng gió bởi tranh chấp thương mại và cáo buộc về đại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo nước này sẽ phản ứng “rất mạnh mẽ” nếu Trung Quốc thúc đẩy dự luật.
Mỹ cảnh báo Ấn Độ về 'sự gây hấn của Trung Quốc'
Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng các cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ để cố thay đổi hiện trạng và khuyến khích New Delhi chống lại.
Alice Wells, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Trung và Nam Á, hôm 20/5 chỉ ra sự tương đồng giữa các cuộc giao tranh đang tăng lên ở Himalayas với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm qua và xem đây là mối đe dọa do Bắc Kinh đặt ra.
"Đối với bất kỳ ai ảo tưởng rằng sự gây hấn của Trung Quốc chỉ mang tính phô trương, tôi nghĩ họ cần nói chuyện với Ấn Độ", Wells nói với viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington. "Nếu nhìn ra Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc tại đây luôn có một phương pháp, đó là gây hấn liên tục, nỗ lực liên tục để thay đổi các quy tắc và hiện trạng".
"Những hành vi như vậy phải bị chống lại", Wells, người sắp nghỉ hưu, kết thúc công việc ở Bộ Ngoại giao Mỹ, nói. Bà Wells nhắc lại rằng Mỹ ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Ấn Độ và khuyến khích New Delhi - Bắc Kinh giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao.
Trong hai thập kỷ qua, Mỹ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ, trong khi quan hệ với Trung Quốc ngày càng gay gắt trên nhiều lĩnh vực.
Alice Wells, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Trung và Nam Á, phát biểu tại viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 20/5. Ảnh: AFP.
Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới, căng thẳng biên giới kéo dài và từng giao tranh năm 1962, dập tắt hy vọng của thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Jawaharlal Nehru về sự đoàn kết giữa các cường quốc châu Á. Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, dẫn tới hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Căng thẳng bùng phát hôm 5/5 khi binh sĩ hai nước đụng độ bằng gậy sắt và ném đá vào nhau, khiến nhiều người bị thương tại hồ Pangong Tso, phía bắc Ấn Độ.
Đại diện quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sau đó họp và thống nhất hạ nhiệt, tránh để căng thẳng leo thang.
Đây là lần đầu tiên hai nước xảy ra căng thẳng tại biên giới kể từ sau cuộc đối đầu năm 2017, khi quân đội Trung Quốc điều công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam.
Sau khi Ấn Độ triển khai vài trăm binh sĩ tới đây, Bắc Kinh yêu cầu New Delhi phải rút quân vô điều kiện và ngay lập tức khỏi Doklam để giải quyết tình trạng đối đầu. Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tuyên bố điều kiện cho bất cứ cuộc đàm phán nào là cả hai bên đều phải cùng rút quân. Lãnh đạo hai nước đạt được thỏa thuận rút quân nhằm hạ nhiệt căng thẳng vào tháng 8, chấm dứt 73 ngày đối đầu tại Doklam.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD chống COVID-19 là quá ít Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng, việc Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD cho WHO để ứng phó với ảnh hưởng COVID-19 là quá ít so với ảnh hưởng của dịch bệnh. "Dịch bệnh cướp đi khoảng 90.000 sinh mạng người Mỹ. Hơn 36 triệu người Mỹ mất việc kể từ tháng 3. 300.000 người chết trên toàn cầu. Theo ước tính...