Pokemon Go không thành công nhờ may mắn
Pokemon Go là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài và đúc kết từ nghiên cứu suốt 20 năm.
Khoảng 20 năm trước, có một thế hệ trẻ em 10 tuổi lớn lên với ước mơ cháy bỏng về cuộc phiêu lưu đến những chân trời xa lạ, trở thành những huấn luyện viên Pokemon huyền thoại với lý tưởng “Gotta catch ‘em all”.
Đó là những ngày mùa xuân năm 1996, khi Pokemon Red and Blue lần đầu xuất hiện trên Gameboy và thay đổi hoàn toàn thế giới trò chơi.
Không nhiều cậu bé hoàn thành được ước mơ trở thành nhà huấn luyện huyền thoại. Red and Blue là một tựa game đầy thử thách. Thêm vào đó, giá tiền của máy chơi game cũng là cả một vấn đề.
Và ước mơ âm ỉ đó một lần nữa bùng cháy với Pokemon Go 20 năm sau, khi một ứng dụng di động cho phép những “đứa trẻ” một lần nữa dấn thân vào thế giới rộng lớn, đánh bắt những quái vật ảo.
Để hiểu được vì sao một trò chơi đã cũ kỹ vẫn thu hút nhiều người dùng hơn cả Twitter lẫn Tinders chỉ sau vài ngày ra mắt, German Lopez từ Voxcho rằng cần hiểu được nỗi lòng của những fan hâm mộ Pokemon thực thụ.
Lượng fan hâm mộ Pokemon giảm dần, nhưng luôn có một lực lượng trung thành rất lớn. Ảnh: Vox.
Pokemon đầu tiên bán được hơn 30 triệu bản, và những phiên bản tiếp theo tiếp tục hút lượng fan khổng lồ. Những fan trung thành lớn lên với tựa game nhưng đôi lần cũng trở nên bế tắc vì trò chơi không có nhiều thay đổi suốt nhiều năm.
Vì thế, khi smartphone thay thế Gameboy, những nhà huấn luyện lại cháy bùng ngọn lửa đam mê, bỏ bê những công việc thường làm và lao vào thế giới Pokemon huyền diệu.
Pokemon Go đã sẵn sàng cho thế giới ngoài kia
Bộ sản phẩm đầu tiên – Red, Blue, Green – diễn ra ở cùng một bối cảnh, với bộ Pokemon tương đối khác nhau. Chúng bán được gần 32 triệu sản phẩm, trở thành trò chơi Gameboy bán chạy thứ nhì mọi thời đại, chỉ sau trò xếp gạch Tetris.
Nhưng đó là 20 năm về trước, những đứa trẻ ngày nào giờ đã phải gánh vác ít nhiều trách nhiệm xã hội. Còn với một vài người khác, họ chưa từng ngừng lại.
Video đang HOT
Thực tế, Nintendo đưa ra một lý thuyết “đồng thế hệ”, theo đó mỗi nhóm người dùng sẽ gắn bó với những trò chơi thời thơ ấu thậm chí khi họ không còn là nhóm khách hàng hướng tới nữa. Và Nintendo thấy rằng Pokemon là một trong những game như thế.
Năm 2006, họ mở cửa đăng ký online, từ đó theo dõi tính chất người chơi kỹ hơn, cũng như cách mà người chơi của họ lớn lên.
Biểu đồ bên dưới được Nintendo công bố năm 2010 về 3 trò chơi Pokemon mới nhất của họ thời điểm đó. Theo đó, càng về sau người chơi càng lớn tuổi hơn.
Người chơi Pokemon cũng lớn lên theo từng đời sản phẩm của họ. Ảnh: Vox.
Ngành công nghiệp trò chơi gặp nhiều thử thách từ khi smartphone ra đời. Doanh số các thiết bị Nintendo sụt giảm nghiêm trọng trong thập kỷ qua, vì người chơi ưa chuộng game mobile hơn.
Điều này có nghĩa dù những fan trung thành có mong muốn chơi Pokemon mới đi chăng nữa, họ vẫn phải mua một thiết bị khác. Điều này khiến họ mất lượng fan lớn, bởi không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra hàng trăm USD chỉ để mua một trò chơi duy nhất.
Và thế giới đã sẵn sàng cho Pokemon Go
Vì thế, khi Pokemon Go xuất hiện, nó đã có sẵn một lượng người dùng, những người có cả thiết bị để chơi lẫn tình yêu thương cho những chú Charmander.
Pokemon Go cũng tiến thêm một bước với những trải nghiệm thơ ấu, thêm vào những điều mà họ đã mơ ước.
Thế giới Pokemon là một giấc mơ huyền hoặc. Trò chơi ban đầu chỉ hai màu đen trắng, với nhân vật là những chấm pixel. Họ từng kể những thiên sử thi thông qua các đoạn hội thoại và cách sắp xếp sự kiện khéo léo. Nhưng phần còn lại của thế giới phụ thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta.
Đó là một thế giới đại đồng với vài chú Pokemon là bạn sống loanh quanh trong nhà, song song đó là những chú chim huyền thoại mà không mấy người được diện kiến. Điều mà game thủ nào cũng nhớ, là cảm giác phấn khích đến ngạt thở khi quả bóng Poke tóm gọn con Pokemon huyền thoại đầu tiên, dù đó là Articuno hay Mewtwo.
Cái hay của Pokemon là tạo ra đường biên giới nhạt mờ giữa thế giới thực và ảo. Trong phiên bản đầu tiên, chúng ta có thể trao đổi Pokemon với bạn bè thông qua cáp. Có vài Pokemon chỉ có thể được “bắt” ở vài sự kiện do họ tổ chức, hoặc chỉ bán ở vài cửa hàng nhất định.
Trò chơi đầu tiên cũng đến trước thời đại Internet rất lâu. Những nhà phát triển cũng vô tình hay cố ý đưa vào đó hàng loạt bí mật để người chơi khám phá và bình luận cùng bạn bè. Thậm chí khi bạn đã hoàn thành trò chơi, vẫn còn hàng đống thứ để huyên thuyên về nó.
Đến cuối cùng, Pokemon Go chính là hiện thực của giấc mơ thời trẻ dại của cả một thế hệ người chơi.
Vì đâu Pokemon Go thành công ở nơi những kẻ khác thất bại?
Chỉ trong vài ngày, Pokemon đã vượt mặt Twitter, nhiều người thậm chí dùng nó nhiều hơn các mạng xã hội khác. SimilarWeb đánh giá tỷ lệ thu hút của game này là “cực kỳ cao”.
Ý tưởng hòa trộn thật và ảo đã xuất hiện từ khá lâu. Ứng dụng FourSquare trao huy chương và nhiều danh hiệu khi người dùng viếng thăm địa điểm nào đó. Vài ứng dụng khác cũng ít nhiều thành công với tư duy này. Waze đổi kẹo thưởng cho những tài xế báo cáo tắc đường là một ví dụ.
Pokemon chiếm hết thời gian của người dùng chỉ sau vài ngày ngắn ngủi ra mắt. Ảnh: Vox.
Nhưng chưa từng có một trò chơi nào như Pokemon Go. Trong khi các ứng dụng khác muốn tạo ra một thế giới ảo “nằm chồng lên” thế giới thực, họ cố bắt chúng ta nhìn cuộc đời thực bằng một con mắt khác.
Pokemon Go đã làm điều ngược lại. Mỗi chúng ta đã có một miền cổ tích cho riêng mình. Nó nằm trong tâm trí mỗi người, đầy sắc màu và vạn điều huyền bí. Một thế giới chúng ta tưởng đã biết từng viên gạch đá, nhưng vẫn còn ngàn vạn ngóc ngách để kiếm tìm.
Pokemon Go đã đè chồng thế giới thực lên miền cổ tích, để người chơi một lần trong đời được trải nghiệm những gì mình đã ước mơ.
Lê Phát
Theo Zing
Pokemon Go là trò chơi phổ biến nhất trên smartphone tại Mỹ
Với hơn 21 triệu lượt chơi, Pokemon Go đã vượt qua Candy Crush Saga để trở thành trò chơi trên smartphone phổ biến nhất lịch sử nước Mỹ, và nó sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Pokemon Go đã vượt qua những tựa game nổi tiếng để đứng đầu thị phần trò chơi trên điện thoại thông minh tại Mỹ. Nguồn: Survey Monkey.
Trong số 3 địa điểm đầu tiên phát hành Pokemon Go, Mỹ là quốc gia cuối cùng. Tuy nhiên, đây lại là nơi mà tựa game của Nintendo đạt sức hút lớn nhất. Theo khảo sát của Survey Monkey, trò chơi này đang trở thành "hiện tượng" tại Mỹ khi vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng trò chơi trên điện thoại thông minh được nhiều người chơi nhất (tính đến ngày 11/6). Trước đó, Candy Crush Saga giữ danh hiệu này với 20 triệu người chơi.
Pokemon Go đã vượt qua Twitter và áp sát Google Maps và Snapchat về số lượng người dùng trên Android.. Nguồn: Survey Monkey.
Còn theo số liệu từ Similar Web, Pokemon Go có mặt tại Mỹ hôm 5/7 và nhanh chóng đánh bại "hiện tượng" Slither.io và "bom tấn" Clash Royale chỉ sau 24 giờ. 2 ngày sau (8/7), tựa game này đã được cài đặt trên 5,16% tổng số thiết bị Android ở Mỹ, đồng thời đứng đầu doanh thu trên cửa hàng App Store của Apple.
Thời gian người Mỹ dành cho các ứng dụng trên smartphone. Nguồn: Similar Web.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cũng cho thấy, thời gian sử dụng Pokemon Go tại Mỹ trung bình lên tới 43 phút 23 giây mỗi ngày, cao hơn hẳn so với Whatsapp (30 phút 27 giây), Instagram (25 phút 16 giây), Snapchat (22 phút 53 giây)và cả Messenger (12 phút 44 giây).
Không chỉ tại Mỹ, Pokemon Go cũng đang được cộng đồng game thủ thế giới chú ý và tìm cách tải về để trải nghiệm dù chưa thuộc khu vực hỗ trợ. Theo Wall Street Journal, trò chơi này có thể sẽ phát hành tại châu Âu và châu Á (có cả Việt Nam) trong vài ngày tới.
Bảo Lâm
Theo Phonearena
Pokemon GO là công cụ tiếp thị mới cho các nhà bán lẻ Pokemon GO, ứng dụng trò chơi di động đứng top app store Apple và Android trong thời gian kỷ lục, có thể sẽ thách thức các hãng internet non trẻ vốn chuyên thu hút lượng truy cập cho các doanh nghiệp nhỏ. Game Pokemon GO. REUTERS Pokemon GO có tiềm năng đóng vai trò trong việc tiếp thị các thương hiệu lớn, hãng...