Pleiku – thành phố có cả một mùa sương
Những thành phố Tây Nguyên mang đặc trưng của hai mùa mưa nắng, riêng Pleiku thiên nhiên ưu ái gọi thêm mùa: mùa sương.
Chùa Bửu Minh trong màn sương – Ảnh: NGUYỄN TRUNG
Sương mù không quá hiếm với những nơi mang đặc trưng bởi khí hậu vùng cao. Nhưng những năm gần đây, với sự biến đổi của khí hậu, trái đất nóng dần lên, sương cũng tan rất nhanh. Vậy mà Pleiku của tôi được ưu tiên ban hẳn một mùa sương.
Đó là những ngày hè chưa qua mà thu đang chờn vờn chạm ngõ. Những ngày mưa chín trong sự ngán ngẩm của người người. Mưa tạo nên nét đặc trưng của thành phố cao nguyên này.
Những ai mới đến Pleiku lần đầu không khỏi thảng thốt “chao ôi, mưa sao mà lắm”. Nhưng mưa về sẽ mang theo bí mật. Mưa sẽ đi kèm với một mùa sương lấp lánh mà ai cũng phải trầm trồ khi được trải nghiệm.
Khi mưa xoay dần về đêm để sáng mai ráo hoảnh là khi sương bắt đầu đổ dồn về thành phố. Chuông đồng hồ đã điểm giờ thức giấc, nhìn qua cửa kính trời vẫn còn u u. Cố nằm gắng thêm xíu là sẽ trễ giờ ngay, vì tốc độ tan của sương không phụ thuộc kim đồng hồ chạy.
Đã quen rồi nên tôi thức ngay dậy, bắt đầu thưởng thức vị sương của thành phố. Sương xộc thẳng vào nhà khi tôi khoác thêm áo, đẩy nhẹ cửa. Hơi lạnh bắt đầu làm mát khuôn mặt rồi ngấm qua hai lớp áo, len vào làn da mỏng.
Video đang HOT
Sương giăng kín đường vào thành phố – Ảnh: NGUYỄN TRUNG
Tôi đã đi xuyên qua màn sương để đến công sở, trên con đường quen, những tiếng còi xe tin tin và ánh sáng mờ mờ phát ra từ đèn xe trong sương sớm. Những người Jrai sống ở ngoại ô đang gùi hàng đi bộ vào thành phố. Những nông sản họ trồng thường ngày dần trở thành đặc sản nhún nhảy trên gùi nặng, xuyên qua màn sương vào thành phố cùng chủ nhân.
Theo tiếng Jrai, Plei có nghĩa là làng, Ku là cái đuôi. Những địa danh ở Pleiku đều gắn với những sự tích, với bề dày văn hóa của miền đất cao nguyên bí ẩn.
Đó là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ), với truyền thuyết của ngôi làng bị lún sâu vào lòng đất khi dân làng phạm phải luật thiêng.
Câu chuyện hoang đường đã lùi vào ký ức, hồ nước vẫn hằng ngày xanh trong in bóng nền trời lấp lánh, soi rõ từng hàng thông thẳng tắp.
Đó là núi Hàm Rồng, án ngữ ngay cửa ngõ vào thành phố với hình khối vuông thành sắc cạnh mà quanh năm sương bao phủ.
Người ta nói rằng Biển Hồ với Hàm Rồng là hai thái cực âm dương của vùng đất này. Nếu bê Hàm Rồng đặt xuống Biển Hồ là nó sẽ vừa khít như biểu tượng sinh khí của Linga và Yoni.
Du khách đến Pleiku vào thời khắc chuyển từ mùa mưa sang mùa khô (khoảng tháng 11 hằng năm) thì núi Hàm Rồng đang bao kín bởi màn sương kia sẽ trở thành một đồi hoa dã quỳ vàng rực rỡ, loài hoa gắn liền với tình yêu trái gái trong truyện kể người Jrai.
Núi Hàm Rồng ở phía sương giăng – Ảnh: NGUYỄN TRUNG
Đi xa hơn một chút, về phía bắc thành phố khoảng hơn mười kilomet, những ngày mờ sương là thời khắc đẹp nhất của hàng thông trăm tuổi, được ví như con đường ở đảo Jeju trong phim Hàn Quốc kèm theo đồi chè bát ngát đưa hương. Những cây chè cổ thụ xù xì trăm tuổi vẫn cho những lá non xanh mượt mà ướp đẫy sương sớm.
Phải chăng sương sớm đã thêm vào vị của những ấm trà ngon khi người thưởng trà vừa xuýt xoa ly trà nóng vừa ngắm màn sương giăng giăng che khuất cả ngôi chùa Bửu Minh, ngôi chùa đầu tiên được dựng trên đất này.
Thành phố của những con dốc trập trùng kỳ bí trong sương. Những rặng mưa đêm ngơi đi sẽ nhường chỗ cho những làn sương phất phơ buổi sáng. Từ bancông của phòng ngủ, tôi nhìn về phía đồi thông, màn sương đã bao trùm chỉ còn một khối màu trắng đục nhờ nhờ tôi tối.
Núi Đá dần hiện ra, chùa Minh Thành mờ ảo, mái cong cong của thiền viện Trúc Lâm Tây Nguyên nép dưới rừng thông cũng rõ ra từng chút một với tiếng chuông lẫn vào sương sớm.
Chỉ đứng một lúc, hít thở không khí sớm mai thanh sạch, cả cơ thể như được ngấm một nguồn năng lượng mới. Khí thở sạch trở thành nhu cầu thiết yếu bởi chúng ta phải đánh đổi thiên nhiên cho sự phát triển với nóng bức, ngập lụt đi kèm. Pleiku là thành phố mới phát triển đã chọn lựa được cho mình hướng đi mới, đó là xây dựng thành phố “cao nguyên xanh vì sức khỏe” theo như nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII đã đưa ra.
Nắng sớm nhè nhẹ làm sương tan. Mưa đã làm cho những tảng cỏ dưới rừng thông ven thành phố mướt mát, mềm mịn như nhung. Trên những dãy núi phía xa, sương tan hết chỉ còn lại những áng mây trăng bồng bềnh vờn quanh đỉnh núi.
Một ngày mang hẳn bốn mùa sẽ khiến cho du khách không khỏi trầm trồ khi một lần ghé thăm phố núi mùa sương giăng…
Nhà thờ đá Sa Pa - Biểu tượng của thành phố trong sương
Bất cứ du khách nào đến Sa Pa hẳn đã ít nhất một lần chụp ảnh cùng nhà thờ đá Sa Pa.
Dù nhiều năm trôi qua, nhiều công trình mới mọc lên ở vùng đất này, nhà thờ đá Sa Pa vẫn là một biểu tượng - điểm check-in không thể thiếu của du khách khi đến thành phố trong sương.
Nằm ngay trung tâm thị xã, nhà thờ đá Sa Pa được xây dựng từ năm 1926 và hoàn thành vào năm 1935. Nhà thờ có thế dựa lưng vào dãy núi Hàm rồng và là điểm sinh hoạt tôn giáo chính của các giáo dân ở Sa Pa. Công trình này do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và cũng là một trong những công trình ít ỏi còn lại đến tận ngày nay mà vẫn lưu giữ nguyên bản kiến trúc ban đầu.
Nhà thờ đá Sa Pa - biểu tượng thành phố trong sương (ảnh: Nguyễn Trung Kiên)
Nhà thờ được xây bằng đá đẽo nguyên khối. Các khối đá liên kết bằng hỗn hợp giữa cát, vôi và mật mía. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ này là phong cách kiến trúc Gothic La Mã cổ, thể hiện đậm nét qua phần mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn, cửa sổ. Với tổng diện tích 6000m vuông; đặc biệt nhất là khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, được thiết kế cực kỳ tinh xảo và hút ánh sáng với 32 ô cửa kính màu - đặc trưng của kiến trúc nhà thờ cổ, mái vòm cổ kính và những hàng ghế gỗ trơn bóng theo thời gian, với tháp chuông cao 20m và quả chuông cao 1,5m, nặng hàng trăm cân.
Bia đá khắc tên nhà thờ Sa Pa
Từ chỗ là một nét kiến trúc độc đáo giữa lòng thị xã Sa Pa, sân nhà thờ đã trở thành điểm tập trung quen thuộc của đồng bào Mông, Dao của các bản lân cận. Người ta hò hẹn nhau ở đây để nói chuyện, trao đổi một vài hàng hóa hoặc là gặp nhau để tâm tình.
Du khách check-in cùng nhà thờ đá Sa Pa
Dù đã trải qua biết bao tháng năm lịch sử và nhiều lần trùng tu Nhà thờ đá Sa Pa vẫn luôn giữ được nét cổ kính, vững chắc với lối kiến trúc Pháp độc đáo gần hàng trăm năm tuổi. Nhà thờ trở thành người bạn đồng hành của cư dân Sa Pa, chứng kiến biết bao thay đổi của vùng đất này, từ thị trấn Sa Pa, tới thị xã Sa Pa - Khu du lịch Quốc gia và trong tương lai là thành phố du lịch tầm cỡ quốc gia - quốc tế. Nhà thờ đá Sa Pa cũng chính là biểu tượng du lịch của Sa Pa trong lòng du khách. Nếu có dịp tới Sa Pa đừng quên vào thăm nhà thờ đá bạn nhé!
Hội An - Thành phố của những dấu ấn lịch sử, đầy màu sắc và quyến rũ "Khi ánh nắng vừa chiếu vào, phố cổ Hội An rực vàng như cánh đồng lúa trước mùa gặt. Thành phố lịch sử thuộc miền trung của Việt Nam có rất nhiều đặc điểm khiến du khách đổ xô đến, nhưng màu vàng từ các cửa hàng mang nét đẹp đặc trưng và rõ ràng nhất", ký giả Katie Lockhart của Thời báo...