PISA: Học sinh Việt Nam trốn học cao hơn mức trung bình
Kết quả khảo sát Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế OECD còn cho thấy học sinh Việt Nam trốn học cao hơn mức trung bình các nước do OECD khảo sát.
Theo dữ liệu công bố của PISA, sau khi xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy có 16% học sinh Việt Nam đi học muộn, 8,7% học sinh trốn học cả ngày, 6,3% học sinh trốn tiết (xem bảng 1,2,3). Việc trốn học này đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Và sự ảnh hưởng này cao hơn mức trung bình của OECD.
Nguồn: PISA 2012.
Nguồn: PISA.
Ngoài ra, sự lo lắng của học sinh Việt Nam cũng cao hơn trung bình của OECD. Kết quả cho thấy học sinh Việt Nam chưa được thỏa mái trong học tập nên khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” dường như vẫn chỉ là khẩu hiệu!
Điều đáng nói nữa là học sinh Việt Nam chưa có niềm tin vào khả năng của mình khi kết quả PISA chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh Việt Nam tin vào khả năng của bản thân thấp hơn trung bình của OECD.
Khảo sát từ 4.959 học sinh Việt Nam
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát PISA, Việt Nam đứng thứ 17 về toán toán học, thứ 19 về đọc hiểu và thứ 8 về khoa học. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả thành tích mà 4.959 học sinh Việt Nam đạt được qua các bài kiểm tra PISA.
Sau khi làm bài kiểm tra xong, học sinh sẽ phải trả lời một phiếu khảo sát với 53 câu hỏi liên quan đến nhiều yếu tố trong quá trình học tập của học sinh như độ tuổi đến trường, giới tính, hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, cơ sở vật chất, trốn học, sự thích thú, khả năng tự tin của học sinh đối với các môn học…
Thông qua kết quả của phiếu khảo sát này sẽ cho thấy những vấn đề mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập. Chẳng hạn như trường hợp của Đài Loan luôn nằm trong tốp các nước/vùng kinh tế có thành tích toán học cao nhất trong các kỳ khảo sát PISA nhưng thực chất khi phân tích phiếu khảo sát thì kết quả cho thấy đa số học sinh không thích thú với việc học môn toán.
Như vậy kết quả thành tích qua bài kiểm tra cũng chưa thấy được những vấn đề thật sự của giáo dục. Theo phân tích sơ bộ của OECD thì PISA Việt Nam thể hiện như sau:
Về thành tích chung, cả ba lĩnh vực toán học, đọc hiểu và khoa học, Việt Nam đều đứng trên mức trung bình của OECD. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm học sinh đạt thành tích cao thì lại thấp hơn hoặc chỉ tương đương với trung bình của OECD.
Điều này cho thấy Việt Nam không có nhiều học sinh đạt thành tích cao nhưng cũng cho thấy không có khoảng cách quá xa giữa học sinh đạt thành tích cao và học sinh có kết quả thấp vì tỷ lệ phần trăm sinh viên đạt kết quả thấp khả quan hơn trung bình của OECD.
Thành tích toán học và khoa học của học sinh nam so với học sinh nữ cũng chỉ trong khoảng trung bình của OECD. Như vậy có sự khác biệt về thành tích học tập giữa nam và nữ (có 2.648 học sinh nữ và 2.311 học sinh nam tham gia khảo sát). Do vậy, giới tính trong giáo dục là một vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Kết quả PISA cũng chỉ ra bối cảnh xã hội có sự ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. Khi bối cảnh xã hội hiện nay vẫn còn trọng bằng cấp, thi cử, thành tích thì chắc chắn sẽ tác động mạnh đến phương pháp dạy và học của thầy – trò chủ yếu là để đối phó với thi cử.
Trên đây chỉ là một số điểm sơ nét mà OECD chỉ ra qua cuộc khảo sát PISA của Việt Nam năm 2012. Để có những kết quả chi tiết hơn cần tiếp tục những nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng bảng khảo sát học sinh, nhà trường, phụ huynh (hiệu trưởng và phụ huynh cũng là đối tượng trong cuộc khảo sát PISA). Từ đó chúng ta mới thấy được bức tranh rõ nét của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay.
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao học sinh Việt Nam lại xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ?
Chiều nay 4.12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong đó có phân tích vì sao kết quả về lĩnh vực khoa học của học sinh Việt Nam lại cao như vậy.
Học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn (quân 1, TP.HCM) trong một tiết học - Ảnh: Nguyên Mi
Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng khoa học tốt nhất thế giới, vượt qua rất nhiều quốc gia phương Tây có nền giáo dục lớn mạnh như Mỹ, Anh.
Câu hỏi toán xa lạ, khoa học gần gũi
Bàn luận vì sao kết quả về năng lực khoa học (science) cao hơn toán và đọc hiểu trong khi đánh giá đây là một lĩnh vực mới, đầy khó khăn đối với học sinh, Bộ GD-ĐT lý giải: Năm 2012, PISA tập trung vào lĩnh vực toán học làm trọng tâm, nên đã có nhiều câu hỏi mới được biên soạn đáp ứng theo khung đánh giá năng lực hiện đại.
Do đó, các bài thi toán học có số lượng nhiều, mới lạ, được cập nhật và đôi khi là những tình huống quá mới lạ với học sinh Việt Nam. Điều này dẫn tới việc học sinh phải làm rất nhiều câu hỏi toán học, không đủ thời gian làm bài, đành bỏ lại 1 số câu sau của đề thi.
Mặt khác vì nhiều câu hỏi nên các lỗi về giải toán sẽ mắc nhiều hơn. Cụ thể, số lượng bài thi và câu hỏi toán học: 56 bài thi, 110 câu hỏi thi; khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu bằng... vẽ hình Lý giải về lĩnh vực đọc hiểu đạt kết quả thấp nhất trong 3 lĩnh vực, Bộ GD-ĐT phân tích: Đọc hiểu của PISA là đọc và trả lời các loại văn bản, nhiều loại hình văn bản như văn bản hành chính, văn bản toán học, văn bản khoa học, thậm chí vẽ hình thay vì viết câu trả lời... Khi không hiểu rõ câu hỏi, không hiểu rõ văn bản, thời gian trả lời câu hỏi ngắn, học sinh đã không làm chủ tốc độ làm bài và bỏ lại một số câu hỏi.
Trong khi đó, khoa học là lĩnh vực mà học sinh Việt Nam gặp nhiều thách thức. Do đặc điểm chương trình giáo dục của Việt Nam không có môn học mang tên science trong nhà trường THCS và THPT, mà học sinh được học các môn riêng rẽ như lý, hóa, sinh nên hạn chế về năng lực tư duy tổng hợp, liên lĩnh vực.
Tuy nhiên, kết quả PISA của Việt Nam lần này lại rất cao, theo lý giải của Bộ GD-ĐT là vì các câu hỏi khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã được sử dụng trong kỳ PISA trước), đồng thời đó là các tình huống khá quen thuộc lại ở mức độ khó vừa phải nên học sinh Việt Nam đã trả lời rất tốt.
Kết quả PISA không đánh giá toàn diện học sinh
Xung quanh những câu hỏi đặt tình huống có hay không việc không trung thực trong kết quả này, bà Lê Thị Mỹ Hà, Phó giám đốc văn phòng PISA Việt Nam cho hay: Có một đội ngũ của OECD giám sát tất cả các khâu. Kết quả này là vì danh dự quốc gia nên chúng ta đã làm rất nghiêm túc.
Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ: Bản thân tôi cũng rất bất ngờ về kết quả này. "Lâu nay cứ bị nói là chất lượng giáo dục thấp nên cũng lo lắng lắm, kết quả này cũng tạo thêm niềm tin cho chúng tôi".
Trả lời câu hỏi, liệu qua kết quả này có thể khẳng định học sinh của Việt Nam giỏi hơn học sinh Mỹ, Anh?
Ông Hiển cho rằng cần phải hiểu rằng PISA không đánh giá được toàn bộ năng lực của người học. Tuy nhiên, PISA góp phần trả lời học sinh Việt Nam đang đứng ở đâu, yếu gì, mạnh gì, để cải thiện chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới.
Theo TNO
Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn. Đây là kết luận từ Viện Nghiên Cứu Bà mẹ và Trẻ em của Na Uy (MoBa) sau một nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa phương pháp sinh và khả năng phát triển của hen suyễn trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ. Theo thống kê, khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn và căn...