Pin năng lượng mặt trời làm từ… rau chân vịt
Nguồn ánh sáng mặt trời vô tận chính là mục tiêu quan trọng của các hệ thống pin mặt trời hay hệ quang hợp nhân tạo mà loài người đang hướng tới trước sự cạn kiệt được dự báo trước của các nguồn tài nguyên hóa thạch. Trước đây Genk từng giới thiệu tới bạn đọc hệ thống quang hợp nhân tạo của Panasonic. Bây giờ chúng ta lại biết thêm một thành quả khoa học khác trong nỗ lực tìm kiếm năng lượng thay thế của loài người. Đó là hệ thống pin hybrid sinh học từ protein trong rau chân vịt (rau spinach).
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt do David Cliffel và Kane Jennings dẫn đầu đã tạo ra cách để kết hợp silicon với một protein được tìm thấy trong rau chân vịt, qua đó sản xuất được pin năng lượng mặt trời “hybrid sinh học”. Giải pháp này có thể giúp sản sinh ra dòng điện tốt hơn so với các nỗ lực trước đây và mở ra cơ hội về các tấm pin mặt trời rẻ hơn, hiệu quả hơn.
Hàng triệu năm tiến hóa đã làm cho quang học trở thành một quá trình cực kỳ hiệu quả để tạo ra năng lượng, nhưng phát triển các hệ thống quang hợp nhân tạo ứng dụng cho các hệ thống phát điện vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định.
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại protein quang điện phức hợp PS1. Loại protein này có thể giữ nguyên chức năng khi không ở bên trong của tế bào thực vật sống và đặc biệt là có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện với hiệu suất gần 100%, vượt xa hiệu suất hiện nay của các tấm pin năng lượng mặt trời nhân tạo. Bên cạnh đó, pin năng lượng mặt trời hữu cơ được làm bằng vật liệu rẻ và sẵn có đã trở thành lý do khiến PS1 thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới khoa học. Trong khi các nhà khoa học đã tìm thấy cách hiệu quả để chiết xuất PS1 từ lá cây và đã ứng dụng thành công để tạo ra pin biohybridcó thể sản sinh ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng điện năng các tấm pin này có thể sản xuất trên mỗi inch vuông vẫn còn kém xa các pin quang điện thương mại hiện nay. Ngoài ra, hiệu suất hoạt động của loại pin mặt trời này suy giảm nhanh chóng theo thời gian sử dụng.
Nếu như các nỗ lực trước đây cố gắng thêm PS1 vào kim loại thì Vanderbilt đã tạo ra bước đột phá khi sử dụng PS1 đổ lên tấm silicon để tạo ra pin mặt trời biohybrid với hiệu suất tốt hơn. Quy trình để sản xuất các tấm pin như vậy tương đối đơn giản. Bề mặt của một tấm wafer silicon được xử lý bằng một dung dịch nước của PS1 sau đó và sau đó được đặt trong một buồng chân không để làm bay hơi nước. Kết quả thu được là tấm pin protein có độ dày chỉ cỡ 100 phân tử.
Sự kết hợp của sillicon và PS1 đã loại bỏ các vấn đề công suất phát suy giảm khi đưa PS1 vào pin kim loại. Với silicon, kết quả thu được rất ấn tượng. Một centimet vuông tấm pin silicon/PS1 tạo ra 850 micro ampe điện ở mức 0,3 volts – tương ứng gấp hai lần và một nửa so với pin biohybrid trước đó. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng một tấm pin ghép với độ dài xấp xỉ bằng hai bàn chân (0,6 m) sẽ đem lại dòng điện 100 milliampe và hiệu điện thế 1 volt, đủ để dùng cho một số thiết bị điện nhỏ. Không những thế, Loai pin này có tuổi thọ sử dụng khá cao. Trong khi các loại pin biohybrid cũ suy giảm đi trong một vài tuần, pin của Vanderbilt có thể hoạt động trong chín tháng mà không mất đi hiệu suất.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã đăng ký bằng sáng chế cho công trình này và hy vọng sẽ áp dụng vào pin mặt trời để đưa vào sử dụng rộng rãi. Công trình của họ đã được đăng tải trên các tạp chí Advanced Materials.
Theo Genk
TechCrunch Disrupt 2012: Thị trường Đông Nam Á được quan tâm "một cách đặc biệt"
Mới đây nhà sáng lập Yammer, mạng xã hội doanh nghiệp vừa được mua lại với mức giá 1,28 tỷ USD, David Sacks đã có những nhận định cho rằng thung lũng Silicon sắp đến ngày tàn.
David Sacks tại TechCrunch Disrupt 2012 San Francisco.
Theo Sacks, để tạo ra một công ty thành công mới cần một ý tưởng mà hội tụ đủ bốn yếu tố:
(1) Thoát khỏi tầm chú ý của các đại gia Internet.
(2) Có thể triển khai và chứng minh tính khả thi chỉ với 5 triệu USD, con số điển hình của vòng Seeding (đầu tư vốn ban đầu) tại thung lũng Silicon.
(3) Tìm một ý tưởng có bản quyền để tránh sự "công kích" hoặc "ăn cắp" của các công ty lớn khi họ nhận ra tiềm năng của ý tưởng đột phá.
(4) Tránh những cuộc kiện tụng bản quyền sáng chế.
"Liệu còn được bao nhiêu ý tưởng như thế?", giám đốc điều hành Yammer chốt lại bằng một câu hỏi mở.
TechCrunch Disrupt
TechCrunch Disrupt 2012 tại San Francisco là sự kiện công nghệ thuộc hàng lớn nhất trong năm, thu hút đến khoảng 90% start-up từ thung lũng Silicon tham dự.
Start-up Alley - TechCrunch Disrupt 2012 San Francisco.
Theo dõi TC Disrupt chúng ta mới thấy lời nói của David Sacks không phải là vô cớ. Những sản phẩm từ thung lũng Silicon tham gia ngày hội công nghệ cũng là các giải pháp cho những nhu cầu hết sức thực tế. Một số sản phẩm như: Giải pháp giúp thuê xe đạp dạo phố, giải pháp tìm nhà hàng khách sạn hạng A với mức giá 2 triệu USD... Ngay cả giải nhất của Disrupt năm nay: YourMechanic cũng là ứng dụng rất thường ngày nhưng lại hữu ích giúp bạn tìm kiếm thợ sửa xe gần địa điểm của bạn nhất và thông báo với họ tình trạng hỏng hóc của xe.
Điểm chung của những giải pháp này là sự thiết thực, đáp ứng những nhu cầu trong một ngách thị trường. Điều này có vẻ như ngược với quan điểm của CEO Yammer: "Tạo ra những thị trường mới thay vì tạo ra những thị phần mới ở thị trường cũ"
Lý giải điều này, có lẽ cuộc sống tại những trung tâm kinh tế, công nghệ cao của thế giới như Mỹ, nhu cầu sinh hoạt thực tế và hoàn thiện hóa cuộc sống là điều mà họ hướng tới thay vì tìm những giải pháp tổng thế, giải quyết vấn đề lớn như ở các nước đang phát triển. Với những đặc thù đó, những ứng dụng hay sản phẩm dự thi TechCrunch từ thung lũng Silicon đều được coi là giải pháp cải thiện những vướng mắc hiện tại, không hẳn là những sáng tạo đột phá mang tham vọng thay đổi thế giới, theo cách mà David Sacks nói tới.
Cơ hội cho những thị trường mới nổi
Từ khóa "Southeast Asia" rất thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và báo chí, bởi với họ dường như đây là một thị trường mới nổi mà họ không có nhiều thông tin nhưng lại có những sản phẩm đột phá trong vài năm gần đây.
Thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây cũng nhộn nhịp với làn sóng start-up, những thương vụ đầu tư gây chú ý. Mới đây, hệ thống phân phối nội dung số Appota của Việt Nam đã giành được tiếng vang lớn tại sự kiện Demo-Asia, giành giải đột phá nhất của Founder Institude toàn cầu và nhận được sự bảo trợ của tập đoàn Microsoft.
Ông Đỗ Tuấn Anh - Founder Appota tại Demo Asia 2012.
Tiếp đến là sự kiện TechCrunch Disrupt tại San Francisco. Một đại diện Việt Nam tham dự là sản phẩm TimBox của CNC Mobile. Tại đây, TimBox đã nhận được những tín hiệu rất khả quan. Giám đốc chiến lược của Skype, giám đốc công cụ và kỹ thuật Nokia cùng một số doanh nghiệp lớn của châu Á như SingTel, NTT Docomo, Quỹ mạo hiểm Pulse... cho rằng sản phẩm TimBox là sự đột phá về thiết kế trải nghiệm người dùng so với các ứng dụng hay những mạng xã hội di động hiện tại. Một số bên đã có bước tìm hiểu sâu hơn và dự định nghiêm túc về đầu tư vào
những sản phẩm và đội ngũ start-up tại khu vực Đông Nam Á.
Kevin Hague, Giám đốc công cụ và kỹ thuật Nokia cùng đại diện TimBox tại TC Disrupt.
Đại diện TimBox, ông Nguyễn Minh Thảo chia sẻ: "Start-up Việt Nam và thị trường Đông Nam Á rất tiềm năng. Tại TechCrunch Disrupt, báo chí và giới đầu tư dành sự quan tâm một cách đặc biệt đến thông tin thị trường và sản phẩm Đông Nam Á".
Ngày càng có nhiều tín hiệu đáng mừng về các start-up, sản phẩm và làn sóng đầu tư. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành điểm nóng start-up công nghệ trong tương lai không xa.
Theo Genk
Mạng xã hội Facebook và một tương lai thương mại điện tử Đây là giai đoạn khó khăn cho Facebook. Làm mất lòng tin của nhà đầu tư, giá cổ phiếu giảm chỉ còn phân nửa so với đợt IPO và thương vụ mua lại Instagram với giá khá "chát" trong nỗ lực biến Facebook thành một ông lớn trên di động tương lai của Facebook có vẻ còn ảm đạm hơn so với tình...