Phút bốc đồng của phi công MiG-21 đẩy Ai Cập vào chiến tranh
Những chuyến bay trái lệnh của phi công MiG-21 Ai Cập qua nhà máy hạt nhân Dimona đã thúc đẩy Israel mở cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này.
Một phi công Ai Cập trong chiếc MiG-21F-13 của mình. Ảnh: War is Boring.
Ngày 17/5/1967, một tiêm kích Ai Cập xâm nhập không phận Israel ở độ cao 18.000 m. Chiếc tiêm kích hướng về phía Jordan, sau đó vòng lại và bay ngay phía trên nhà máy hạt nhân Dimona ở miền trung Israel. Chuyến bay này khởi đầu cho một loạt những vụ xâm nhập trái lệnh của phi công Ai Cập, có thể là nguyên nhân châm ngòi cho Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Arab, theo War is Boring.
Nhiều vụ xâm phạm không phận Israel khác diễn ra trong các ngày sau đó. Hầu hết các tiêm kích Ai Cập chỉ bay vào Israel trong thời gian rất ngắn, nhưng lại có thêm một chuyến bay ngang qua khu vực Dimona. Tổ hợp phòng không MIM-23A HAWK của Israel bảo vệ nhà máy hạt nhân Dimona đã không thể bắn hạ những chiếc máy bay này.
Lịch trình những chuyến xâm phạm không phận Israel của máy bay Ai Cập. Ảnh:War is Boring.
Những chiếc tiêm kích xâm phạm vùng trời Israel bay ở độ cao tới 21.300 m, khiến một số sử gia cho rằng chúng là MiG-25 của Liên Xô. Nhưng họ đã sai, những chiếc tiêm kích đó là MiG-21 của Không quân Ai Cập. Vào năm 1967, MiG-25 vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm. Phiên bản trinh sát MiG-25R chỉ được biên chế vào năm 1970, ba năm sau sự kiện tại Dimona.
Video đang HOT
Khi Ai Cập mua phiên bản MiG-21F-13 vào năm 1962, phi công của họ đã tìm mọi cách để đẩy máy bay vượt qua giới hạn. Họ phát hiện rằng MiG-21 có thể bay cao hơn trần bay 18.000 m. Tất nhiên điều đó cũng mang lại rất nhiều hiểm họa cho cả người và phương tiện, nhiều chiếc MiG-21 Ai Cập đã vỡ nát trong khi bay.
Dù vậy, nhiều phi công Ai Cập đã trở thành bậc thầy của bay tầm cao. Một trong số đó là Qadri Abd El Hamid, phi công thuộc Phi đội số 45, đóng tại căn cứ Meliz. Đây chính là người đã điều khiển chiếc MiG-21F-13 bay qua nhà máy hạt nhân Dimona vào ngày 17/5/1967. Chuyến bay diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser ra lệnh cho quân đội triển khai tới bán đảo Sinai.
Với những chuyến xâm phạm không phận liên tục như vậy của Không quân Ai Cập, người Israel ngày càng lo lắng rằng họ không thể giữ bí mật về nhà máy hạt nhân Dimona. Quân đội Israel biết rằng MiG-21F-13 có thể mang theo camera trinh sát AFA-39. Họ kết luận những chuyến bay của MiG-21 vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/1967 là để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào khu vực Dimona.
Một chiếc MiG-21F-13 tương tự loại được dùng trong ngày 17/5/1967. Ảnh:Aviationmuseum
Tuy nhiên, trên thực tế không có chiếc MiG-21 nào của Ai Cập mang theo camera AFA-39. Ngay cả khi được trang bị, loại camera này cũng có chất lượng hình ảnh rất kém. Ở độ cao 18.000 m, nó không thể ghi nhận được các chi tiết của nhà máy Dimona. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Ai Cập không cho phép phi công tiêm kích của mình thực hiện các chuyến bay trên không phận Israel.
Nói cách khác, tất cả những đợt xâm phạm không phận Israel của MiG-17 và MiG-21 Ai Cập đều diễn ra sau phút bốc đồng của phi công làm trái lệnh, chỉ với mục đích tăng cường sĩ khí cho các phi công và binh lính.
Phi công Ai Cập từng chứng kiến hàng chục chuyến xâm phạm vùng trời của máy bay Israel. Tất cả đều không bị ngăn chặn vì phi công Israel đã lợi dụng sơ hở trong hệ thống radar của Ai Cập. Nó được ví như hành động khiêu khích, buộc phi công Ai Cập tìm cách đáp trả, bằng cách tự ý xâm nhập không phận Israel, bất chấp lệnh cấm từ Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, phía Israel coi đó là hành động nghiêm trọng hơn người Ai Cập tưởng tượng. Hàng loạt chuyến bay và động thái chuyển quân khiến người Israel phải xem xét lại ý định của quân đội Ai Cập. Từ thời điểm đó, Israel cho rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Những chuyến bay MiG-21 sau ngày 17/5/1967 chỉ càng cùng cố nhận định của họ.
Ngày 5/6/1967, Cuộc chiến Sáu ngày chính thức nổ ra giữa Israel và 5 nước Arab. Trong 6 ngày giao tranh, đã có hơn 20.000 người chết, hàng trăm xe tăng và máy bay bị phá hủy hoàn toàn, chủ yếu là của phe Arab. Israel giành phần thắng và chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của đối phương sau cuộc chiến.
Theo VNE
Syria dọa bắn hạ chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ
Syria lên án Thổ Nhĩ Kỳ ném bom dân quân người Kurd ở miền bắc nước này, cảnh báo sẽ mạnh tay nếu Ankara tiếp tục điều chiến đấu cơ qua biên giới.
Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Defense Industry Daily.
Bộ Quốc phòng Syria ngày 20/10 ra thông báo cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ "xâm lược trắng trợn, nhằm vào người vô tội", gọi đây là "diễn biến nguy hiểm khiến tình hình leo thang".
"Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực xâm phạm không phận Syria lần nữa sẽ bị bắn hạ bằng mọi biện pháp có thể", Damascus cảnh báo, theo RT.
Các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đêm 19/10 không kích vào vị trí của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), do người Kurd dẫn đầu, ở ba làng phía bắc thành phố Aleppo, nơi SDF giành lại từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố diệt từ 160 đến 200 tay súng trong khi Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết phe người Kurd chỉ tổn thất 15 người.
Syria gọi các nạn nhân là "dân thường vô tội" và tuyên bố "những hành động vô trách nhiệm sẽ tạo ra hậu quả thảm khốc, đe dọa an ninh và ổn định khu vực".
Mỹ, đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ, phủ nhận có liên quan. John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 20/10 nói "Mỹ không tham gia đợt không kích của Thổ Nhĩ Kỳ". Mỹ "kêu gọi các bên trên bộ tránh hoạt động không phối hợp" vì chúng chỉ có lợi cho IS.
Căng thẳng giữa Damascus và Ankara leo thang nhanh chóng từ khi nội chiến Syria bắt đầu năm 2011 do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tháng 6/2012, Syria bắn hạ một phi cơ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bay do thám trên lãnh hải Syria, cách bờ biển chỉ 1 km. Damascus nhấn mạnh họ hành động để bảo vệ biên giới còn Thổ Nhĩ Kỳ tố Syria vi phạm luật quốc tế. Ankara sau đó xác nhận phi cơ có vô tình bay vào không phận Syria nhưng nó bị bắn hạ khi đang trong không phận quốc tế.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 8 can thiệp quân sự vào Syria, hỗ trợ lực lượng nổi dậy giải phóng thị trấn biên giới Jarablus khỏi IS. Damascus lên án đây là hành động xâm phạm chủ quyền còn người Kurd tố Thổ Nhĩ Kỳ muốn "gây chiến" với người Kurd, những người cũng muốn giành lại thị trấn từ IS.
Như Tâm
Theo VNE
Phát hiện 2 hầm bí ẩn trong kim tự tháp Ai Cập Hai hầm chứa nằm trong kim tự tháp Giza, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Họ tìm thấy hai căn hầm trống bí ẩn sau khi "chụp X quang" kim tự tháp Các nhà nghiên cứu vừa công bố phát hiện hai hầm chứa bí mật bên trong Kim tự tháp Giza 4.500 tuổi của Ai Cập. Họ tìm...