Phượt thủ Việt đi ngược ‘Con đường tơ lụa’ huyền thoại
Sau 2 tháng với hàng loạt các chuyến máy bay, tàu hỏa, xe bus đường dài tôi đã dọc theo cung “ Con đường tơ lụa” với những trải nghiệm đáng nhớ.
Phần 1: Chuẩn bị lên đường
Dự án khôi phục các công trình cổ thuộc con đường tơ lụa đang được các nước Trung Á xúc tiến trong những năm gần đây.
Con đường tơ lụa xuất phát từ thành Trường An ( Tây An, Trung Quốc ngày nay), qua Tân Cương của Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Á sau đó rẽ nhiều nhánh đi Ấn Độ, Trung Đông rồi sang châu Âu. Nhưng tôi lại chọn điểm xuất phát của mình lại là Kuwait thuộc khu vực Trung Đông nhiều tài nguyên về dầu hỏa. Như vậy tôi đi theo lộ trình ngược lại với đoàn thương nhân lạc đà năm xưa.
Lý do là tôi đặt được vé máy bay giá rẻ qua Kuwait, mặt khác nếu đi vào lúc này khi Tân Cương còn nhiều bất ổn, không an toàn cho một người du lịch một mình, lại không biết tiếng Hoa. Tôi nghĩ đây cũng là một trải nghiệm mới, có nghĩa tôi đi theo hành trình của đoàn thương nhân Trung Hoa sau khi bán được lụa là, gốm sứ và giờ đây họ đang thảnh thơi với những hàng hóa mới hay những thỏi vàng thu được để trở về quê hương.
Hành trình của tôi sẽ bắt đầu từ xứ Trung Đông vào mùa hè, nắng nóng có khi lên đến 45 độ C.
Thủ đô Ashgabat của Turkmenistan, trước đây đã là một điểm dừng chân quan trọng của những thương nhân lạc đà trước khi vào đất nước Ba Tư.
Sắp xếp hành lý cho khoảng thời gian 2 tháng, tôi mang theo một ít lương khô để chuẩn bị cho ngày khởi hành rơi vào mùa lễ hội Ramadan của người Hồi giáo. Cuối tháng 6, nhiệt độ Sài Gòn bắt đầu nhích dần lên những con số 34-35 độ C. Xem thông tin thời tiết, tôi cũng có thể hình dung những ngày mình ở Trung Đông khí hậu như thế nào.
Tôi sẽ đi qua Kuwait, Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Trong đó, những ngày ở Kuwait và Iran là những ngày cao điểm của tháng chay. Hầu như các cửa hàng bán thức ăn sẽ không mở cửa cho đến 21h. Đây là vấn đề khá vất vả cho một khách du lịch nước ngoài như tôi.
Thông tin khí hậu ở các quốc gia Trung Á cũng là một thách thức. Turkmenistan có khí hậu nóng vì đa phần địa hình là sa mạc. Uzbekistan nóng như rang ở khu vực giáp biên giới với Turkmenistan, còn vùng núi giáp với Kyrgyzsyan thì khí hậu mát mẻ hơn bởi xung quanh được bao phủ bởi những ngọn núi cao.
Những Bước Chân trở về TP HCM những ngày cuối tháng 8, sau 2 tháng một mình tới Nga, qua các nước Trung Á nằm trên cung đường “Con đường tơ lụa” năm xưa. Anh đã dành những bài viết độc quyền cho Zing.vn. Những Bước Chân hiện là giảng viên đại học tại TP HCM.
Video đang HOT
Kyrgyzstan và Tajikistan lại được xem là nóc nhà của thế giới, khí hậu rất chênh lệnh giữa vùng trung du và núi cao. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin và khí hậu cho cả một vùng Trung Á rộng lớn trong lộ trình khiến tôi cũng vất vả cho việc chuẩn bị hành lý mang theo.
Quyết định mang một áo lạnh có thể chịu lạnh được đến 5 độ C, cùng một áo len mỏng cũng đã chiếm đi khoảng không gian giới hạn trong cái vali loại trung. Thuốc thang, áo mưa, máy ảnh, pin dự phòng, đèn pin, ổ cắm điện cùng một số quần áo được tôi chuẩn bị hoàn tất trước khi lên đường.
Một vấn đề quan trọng mà tôi nhớ lại là khâu chuẩn bị visa cho cung đường mà dường như rất ít thông tin dành cho người Việt. Tại Kuwait, tôi sẽ xin visa tại cửa khẩu với chi phí khoảng 10 USD. Tại Iran, tôi quyết định sẽ xin tại cửa khẩu nốt với số ngày được cấp là 14 ngày với chi phí 40 EUR. Turkmenistan là quốc gia đòi hỏi phải có thư mời từ cá nhân hay tổ chức của họ nếu người Việt Nam muốn nhập cảnh. Tôi tìm thông tin và nhờ một công ty du lịch tại Turkmenistan là thư mời với một ít phí dịch vụ.
Tại Uzbekistan, tôi sẽ làm visa từ Tehran. Thật may mắn đối với người Việt, Kyrgyzstan miễn visa cho công nhân Việt Nam khi du lịch đến nước họ. Từ Bishkek, tôi sẽ đến lãnh sự Tajikistan để xin visa. Tất cả những thông tin trên tôi đều tìm hiểu từ Internet, đôi lần gửi mail trên các trang tư vấn về du lịch hay đọc những ấn phẩm dành cho khách du lịch ba lô, nhưng dường như vẫn không có gì chắc chắn cho những khách Việt Nam như tôi.
Lịch trình chắc chắn tôi sẽ lưu lại những thành phố du lịch lớn, thủ đô của các nước, những điểm đến nằm trên cung con đường tơ lụa năm xưa, hay những điểm du lịch nổi bật về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hay các di sản được thế giới công nhận. Tôi cũng sẽ dành thời gian thật nhiều đến với các khu Bazzar hoành tráng ở Trung Đông để hòa mình vào không khí nhộn nhịp mà hàng trăm năm trước đây, nó từng là điểm đến của những đoàn người từ phương Đông xa xôi.
Hành trình kết thúc trên cung Pamir huyền thoại, cung đường thuộc 2 nước Tajikistan và Kyrgykistan với những dãy núi tuyết cao trên 7.000 m.
Hành trình của tôi với những câu chuyện trải nghiệm về du lịch sẽ qua các chặng đường:
Iran, vùng đất của nền văn minh Lưỡng Hà
Turkmenistan, đất nước của những câu chuyện thời hậu Xô Viết
Uzbekistan, 4 di sản trên con đường tơ lụa
Kyrgystan và Tajikistan, nóc nhà của thế giới
Theo Zing News
12 điểm đến cảm giác mạnh khiến bạn sợ hết hồn
Để đến được đây, bạn phải có thần kinh thép và... không sợ chết.
Cửa Vào Địa Ngục là tên của một hố lửa ở Derweze, Turkmenistan. Năm 1971, khi khoan ở đây, một nhóm kỹ sư đã tìm thấy nguồn khí đốt và quyết định đốt chúng để tránh gây ảnh hưởng môi trường. Song lượng khí dồi dào đến mức đến nay cái hố này vẫn còn bốc cháy.
Chiếc Lưỡi Của Yêu Tinh là tên gọi của một mỏm đá đã có 10.000 năm tuổi gần hồ Ringedalsvatnet, Na Uy. Bạn sẽ phải cần rất nhiều can đảm để đứng ở rìa mỏm đá này.
Nấc Thang Lên Thiên Đường nằm ở Oahu, Hawaii, được xây dựng vào những năm 1940 suốt Thế chiến thứ 2. Du khách thường leo lên đây để ngắm toàn cảnh, tuy nhiên, một cơn bão gần đây đã phá hủy chiếc thang và khiến nó không thể sử dụng được nữa.
Hồ Tử Thần nằm ở biên giới Zimbabwe và Zambia, châu Phi là một điểm tắm trên đỉnh thác Victoria. Chỉ cần sơ suất, bạn có thể rơi xuống vực sâu hàng trăm mét.
Vách đa Moher cao hơn 210 mét so với mực nước biển, là điểm đến mạo hiểm hàng đầu tại Ireland.
Động băng Mendenhall ở Alaska có chiều dài gần 20km. Muốn xuống đây, bạn chỉ có thể đu mình bằng dây.
Mỏm đá Kjeragbolten ở Na Uy nằm giữa hai vách đá cheo leo ở độ cao 984 mét. Mặc dù cực kỳ nguy hiểm vì không biết hòn dá có thể rơi xuống lúc nào, nơi đây vẫn nổi tiếng đến mức bạn phải chờ hàng giờ để được đặt chân lên mỏm đá.
Xích Đu Tận Cùng Thế Giới ở Ecuador: đúng như tên gọi, bạn sẽ thấy cả một thiên đường khi leo lên chiếc xích đu nguy hiểm này.
Đảo Neptune, Australia là nơi hiếm hoi cho du khách cảm giác được đối diện trực tiếp với hàm cá mập qua lồng sắt.
Núi Hoa Sơn ở Hoa Âm, Thiểm Tây, Trung Quốc được biết đến với con đường cheo leo chỉ được làm từ gỗ. Nơi đây được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới.
Lối Đi Của Nhà Vua ở Tây Ban Nha là một lối đi hẹp vốn chỉ dành cho các công nhân thời xưa. Nơi đây giờ đã thành điểm đến của không ít người liều mạng.
Hang Sơn Đoòng, Việt Nam: hang động lớn nhất thế giới và chỉ vừa được phát hiện năm1991.
Theo iOne
Một ngày khám phá 'bức tranh thủy mặc' vùng Trung Á Dưới đây là bài viết của độc giả Những Bước Chân gửi cho Zing.vn, sau khi anh hoàn thành chuyến trekking công viên quốc gia Al-Archa hôm 28/7. Kyrgyzstan là một quốc gia thuộc khu vực Trung Á có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Những hoạt động thu hút khách ở đây là cưỡi ngựa, du thuyền trên hồ, tìm hiểu...