Phượt thủ “tí hon” và dự án du lịch đảo Lý Sơn
Cái tên Cao Ngọc Cảnh – chàng sinh viên “tí hon” khóa 28 – ngành Công nghệ thông tin Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp II TP.HCM (nay là Trường CĐ Công thương TPHCM- (HITU) không xa lạ với các bạn sinh viên của trường.
Ông chủ “tí hon” Cao Ngọc Cảnh.
Chàng sinh viên “tí hon” ngày ấy giờ hiện là ông chủ Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tuy đã 34 tuổi nhưng chỉ cao 1m26 và giọng nói như một đứa trẻ.
Trưởng thành từ môi trường đào tạo chuyên nghiệp
Sinh ra trong gia đình có ba anh chị em, Cảnh là con trai đầu và dưới em là hai cô em gái. Lúc mới sinh, Cảnh cũng như mọi đứa bé khác, nặng 3,1 kg, phát triển bình thường nhưng đến khi vào năm học lớp 2 thì cơ thể không phát triển nữa.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Cảnh đã quyết định thi vào khoa CNTT Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp II TP.HCM (HITU ngày nay).
Vào giảng đường, với sức học của mình, Cảnh được nhà trường chọn vào đội tuyển đại diện cho trường đi thi Olympic Tin học khối ĐH chuyên nghiệp. Tuy không đoạt giải nhưng với Cảnh đó là hành trình học hỏi làm chủ tri thức với nhiều kỷ niệm khó quên.
Thật bất ngờ khi biết ngoài sức học được xếp hàng top trong lớp, Cảnh còn là UVBCH Liên Chi đoàn và hoạt động nào cũng tham gia hết mình.
Cảnh (ngồi giữa) cùng các bạn đội tuyển HITU thi Olympic Tin học năm 2005. (Ảnh: NVCC).
Cảnh chia sẻ: “HITU cho tôi những kiến thức thực tiễn, không khô khan. Ngoài ra, chương trình học của nhà trường được cập nhật với những kiến thức rất mới, điều đó đặc biệt rất quan trọng với chuyên ngành CNTT mà tôi đã theo học. Qua từng năm học, tôi cảm thấy mình trưởng thành rõ rệt, học được rất nhiều điều mới, không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn những kỹ năng mềm.
Hơn thế nữa, HITU luôn là nơi cho tôi phát huy hết toàn bộ khả năng của mình. Trong quá trình học tập, tôi được trải nghiệm những chuyến đi thiện nguyện hay tiếp xúc nhiều môi trường sống khác nhau. Và đây cũng chính là cơ hội để tôi mở rộng tầm nhìn và học hỏi mọi thứ. Nó giúp tôi bản lĩnh và trưởng thành hơn”.
Từ đam mê đi “phượt” đến ý tưởng khởi nghiệp phát triển du lịch đảo Lý Sơn
Video đang HOT
Năm 2007 ra trường, Cảnh đầu quân vào làm bộ phận khách hàng cho một công ty máy tính tại TP.HCM. Cũng nhận khoán định mức công việc, cũng đi các tỉnh bán hàng, Cảnh có đủ “bản lĩnh” để thuyết phục khách, để hoàn thành doanh số, kiếm được tiền và tích lũy để đi “phượt”.
Niềm đam mê du lịch, thích chinh phục các đỉnh núi, danh lam thắng cảnh luôn cháy bỏng trong chàng trai tý hon này.
Cảnh bên các em nhỏ vùng cao phía bắc (Ảnh: NVCC).
Từ năm 2010, Cảnh thường tổ chức các chương trình đi chơi, dã ngoại… cho bạn bè. Bé xíu nhưng Cảnh đã chinh phục được đỉnh Fansipan (nóc nhà Đông Dương) bằng đường bộ, chinh phục các cực Bắc Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây A Pa Chải (Điện Biên), cực Đông Vạn Ninh (Khánh Hòa), cực Nam Đất Mũi (Cà Mau)
Cảnh chinh phục đỉnh Fansipan (Ảnh: NVCC).
Cảnh đã có một sinh nhật đặc biệt: Đón tuổi 30 trên đỉnh Fansipan. Sau khi vượt hơn 3.143m dốc, chạm tay vào chóp nhọn, Cảnh đã có một quyết định cho mình: Trở về lại với Lý Sơn.
Dắt lưng số vốn tích lũy được trong những năm ở TP.HCM, Cảnh chọn đầu tư mở nhà hàng. Đi nhiều, nếm trải lắm, ấy thế mà thất bại, số vốn đầu tư tan biến.
Năm 2017 với đề tài “Du lịch trải nghiệm Lý Sơn”, Cảnh và hai người bạn đã đạt giải nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”.
Với kinh nghiệm của một phượt thủ, Cảnh cho rằng những nét giản dị, gần gũi, thuần phát sẽ là điểm nhấn giúp Lý Sơn thu hút du khách.
Vậy nên, không chỉ đầu tư kinh phí mở homestay, phượt thủ “tí hon” còn trở thành hướng dẫn viên du lịch, xây dựng tour du lịch cho du khách trải nghiệm làm nông dân trồng tỏi, hành, ngắm hoa muống biển, bắt cá, cắm trại… để du khách được trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị khi được hòa mình vào thiên nhiên Lý Sơn.
Cảnh vinh dự nhận giải cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 (Ảnh: NVCC).
Quảng bá du lịch Lý Sơn qua mạng
Tháng 1/2018, Cảnh và hai người bạn đồng sang lâp Lý Sơn Discovery. Đây là doanh nghiệp xã hội đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi với mong muốn góp phần sức lực của mình cho cac công tac xã hội tại đảo Ly Sơn.
Không chỉ năng động, sáng tạo áp dụng những cách làm du lịch hay từ những chuyến du lịch bụi, những kiến thức đã học về CNTT, Cao Ngọc Cảnh còn là “nhiếp ảnh gia”, chụp và đăng tải hình ảnh đẹp của Lý Sơn lên mạng xã hội, để quảng bá du lịch.
“Thời buổi công nghệ, mạng xã hội là cách gần nhất để người làm du lịch và khách du lịch gặp nhau. Vừa nhanh gọn lại không tốn phí, nên tôi tích cực đăng tải hình ảnh về Lý Sơn lên mạng, vừa là để quảng bá, vừa thỏa niềm đam mê chụp ảnh của mình”, Cảnh tâm sự.
Cảnh leo núi cùng bạn người nước ngoài (Ảnh: NVCC).
Trò chuyện cùng Cảnh, có thể thấy được rõ nét sự vui vẻ và hạnh phúc vì bạn ấy đã lựa chọn đúng hướng. Với ngoại hình không phát triển đúng như người bình thường, tuy nhiên, Cảnh vẫn luôn tự tin học tập, làm việc và theo đuổi đam mê.
Nghị lực của Cảnh sẽ truyền được nhiều cảm hứng cho các bạn trẻ bây giờ. Hãy năng động và học cách theo đuổi đam mê chính đáng của mình dù khó khăn đến đâu.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin
Sinh viên học CNTT tại FUNiX được đào tạo kiến thức thực tế, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn.
Bà Lê Minh Đức - Trưởng Ban Tuyển sinh Trường FUNiX chia sẻ thông tin tuyển sinh và đào tạo tại trường cũng như cơ hội cho sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin tại chương trình On EduTalk - Tư vấn Tuyển sinh Đại học do Hệ thống Giáo dục HOCMAI kết hợp với VTVcab triển khai.
Ngành Công nghệ thông tin "khát" nguồn lực
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên Vật Lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, nguồn nhân lực hiện tại của ngành Công nghệ thông tin chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thiếu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Bà Lê Minh Đức cũng cho biết, thực trạng này dẫn đến các công ty phải cạnh tranh bằng chế độ đãi ngộ, lương thưởng... Trong khi đó, về phương diện đào tạo, tình trạng thiếu giảng viên trở nên phổ biến.
Theo đó, cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT đang rộng mở. Sinh viên có thể thực tập tại các công ty từ năm thứ ba đại học và đi làm chính thức ngay sau khi tốt nghiệp. Một điểm hấp dẫn khác của ngành này nằm ở mức thu nhập cạnh tranh.
"Mức thu nhập xuất phát điểm của sinh viên ngành Công nghệ thông tin không khác nhiều so với các ngành khác nhưng giai đoạn sau nếu các em kiên trì và học hỏi bổ sung kiến thức, mức lương đạt được sẽ là không có giới hạn, thậm chí có thể lên đến 50 triệu, 100 triệu đồng một tháng", Bà Lê Minh Đức cho biết.
Cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, người đi làm
Chương trình Đại học CNTT tại FUNiX triển khai theo hình thức trực tuyến. Sinh viên sẽ được cung cấp học liệu là các video của thầy cô từ những trường đại học hàng đầu thế giới và được trợ giúp, tư vấn bởi mentors - đội ngũ hướng dẫn đang công tác trong ngành công nghệ thông tin.
Do bản chất là chương trình học trực tuyến, bất cứ ai cũng có thể đăng ký học tại FUNiX. Học viên của trường hiện gồm cả những người đã đi làm, sinh viên đang theo học tại các trường đại học khác và học sinh trong độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 12 có niềm đam mê và yêu thích công nghệ thông tin từ sớm.
Tuy nhiên, để kết thúc chương trình và nhận bằng đại học, học viên vẫn phải đảm bảo các quy định của Bộ Giáo dục như tốt nghiệp THPT, có chứng chỉ tiếng Anh.
Học viên không cần thiết phải có kiến thức về công nghệ thông tin ngay từ đầu, ngay trong học kỳ một, chương trình học sẽ trang bị những kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho sinh viên ứng dụng kiến thức vào giai đoạn sau.
Đội ngũ hướng dẫn là các chuyên gia trong nghề
Hiểu rõ những khó khăn của sinh viên trong quá trình học trực tuyến như thường gặp phải những vướng mắc mà không có người giải đáp, FUNiX cung cấp cho học viên hệ thống tổng đài kết nối với đội ngũ hướng dẫn (Mentors) - để gỡ rối. Hơn 2.600 mentor môn đều là những chuyên gia đang trực tiếp làm việc trong ngành CNTT.
Điều này đảm bảo những vướng mắc của sinh viên được tư vấn và giải đáp thực tế, hiệu quả. Việc kết nối với chuyên gia trong nghề cũng góp phần hướng nghiệp cho sinh viên. Thực tế, nhiều mentor đã nhận ra tiềm năng và tuyển dụng học viên vào doanh nghiệp mình ngay trong quá trình trao đổi, hỏi đáp.
Từ trái qua phải: Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Bà Lê Minh Đức và MC Huyền Trang
Do chương trình học được thiết kế tập trung vào những phần kiến thức, kỹ năng mang tính thực tế để áp dụng vào công việc, sau khi hoàn toàn ba học kỳ đầu, sinh viên có thể đi làm tại các doanh nghiệp và vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, nhằm khích lệ tinh thần học tập của học viên, đội ngũ cổ động của FUNiX (Hannah) có trách nhiệm theo sát quá trình học tập, cùng sinh viên đặt ra mục tiêu cụ thể, vượt qua khó khăn và tạo động lực hoàn thành kế hoạch học tập.
Chính sách học phí và học bổng
Chương trình học Đại học tại FUNiX bao gồm 8 học kỳ với tổng học phí khoảng 90 triệu đồng trong đó mỗi học kỳ kéo dài khoảng 6 tháng. Sinh viên có thể rút ngắn thời gian học nếu đầu tư công sức và tiếp thu bài học hiệu quả.
Để khích lệ tinh thần học học viên, trường có những chính sách trao phần thưởng và học bổng hoàn lại một phần học phí cho những học viên giỏi, hoàn thành chương trình học nhanh.
Với học bổng đầu vào, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có thể gửi hồ sơ về trường để được xét duyệt cấp học bổng. Ngoài ra, theo chị Lê Minh Đức, hiện tại, anh Nguyễn Hà Đông - tác giả của game Flappy Bird, đã quyết định trao học bổng tài trợ cho sinh viên học môn ngôn ngữ lập trình. Để được xét duyệt loại học bổng này, sinh viên có thể gửi hồ sơ đăng ký về FUNiX.
INTEK trao 50 suất học bổng cho sinh viên CNTT INTEK trao 50 suất học bổng cho sinh viên công nghệ thông tin. Công ty Cổ phần Đào tạo INTEK và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (TST) trực thuộc Thành đoàn Tp.Hồ Chí Minh mới đây đã ký "Thỏa thuận hợp tác và trao 50 suất học bổng Starter Programming" cho sinh viên đến từ các trường đại...