Phương Tây tìm cách dọa Trung Á không hợp tác với Nga
Phương Tây, bao gồm Mỹ và Pháp, đang gây áp lực lên các quốc gia Trung Á để thận trọng khi chọn đối tác năng lượng hạt nhân, lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Nga.
Trong khi đó, Nga thúc đẩy các dự án điện hạt nhân và thủy điện trong khu vực.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân tại Trung Á đang làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Phương Tây. Trong bối cảnh đó, những quốc gia như Uzbekistan và Kazakhstan trở thành điểm nóng của cuộc đối đầu này.
Lựa chọn đối tác và áp lực từ Phương Tây
Vừa đây, Đại sứ Mỹ tại Uzbekistan đã kêu gọi chính quyền nước này thận trọng trong việc chọn đối tác kỹ thuật cho nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã gửi tín hiệu tương tự tới Kazakhstan. Các thông điệp này nhấn mạnh mối quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Nga trong khu vực.
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga), Nga và Mỹ đề xuất các chiến lược đối lập nhằm tác động đến các quốc gia Trung Á. Moskva đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện và điện hạt nhân, trong khi Mỹ và các đối tác Phương Tây khuyến khích sử dụng năng lượng xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án năng lượng xanh đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, gây áp lực kinh tế đáng kể đối với các nước trong khu vực.
Video đang HOT
Alexander Vorobyov, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao Công chúng và Phân tích Chính sách Toàn cầu, cho biết Mỹ đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Uzbekistan. Tuy nhiên, theo chuyên gia Vorobyov, Tashkent có lập trường thận trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các dự án điện hạt nhân đang triển khai ít có nguy cơ bị gián đoạn, do việc này sẽ gây hại lớn cho Uzbekistan.
Trong khi đó, chuyên gia Darya Rekeda từ Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế nhận định rằng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang trở thành vấn đề nóng ở Trung Á. Tại Uzbekistan, việc thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đã kéo theo nhu cầu khẩn cấp về nhà máy điện hạt nhân. Tại Kazakhstan, cuộc trưng cầu dân ý đã ghi nhận sự ủng hộ từ người dân, nhưng việc chọn nhà thầu vẫn đang bỏ ngỏ do những nhạy cảm chính trị.
Chuyên gia Rekeda nêu quan điểm: “Nhiều quốc gia bên ngoài, bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Phương Tây, đã bảy tỏ mối quan tâm đến khu vực. Đối với Pháp, việc đảm bảo hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đặc biệt quan trọng, vì Kazakhstan sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, mà Pháp lại phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân”.
Về phần mình, Mỹ tập trung vào việc đối phó ảnh hưởng gia tăng của Nga và Trung Quốc tại Trung Á. Theo chuyên gia Rekeda, Washington đang tìm cách tách Trung Á khỏi hai cường quốc này. Chiến lược này bao gồm việc tác động lên quyết định của các quốc gia trong khu vực và khuyến khích các dự án năng lượng thay thế.
Có thể thấy, các quốc gia Trung Á đang đối mặt với áp lực đầy từ các cường quốc khi định hình tương lai năng lượng của mình. Lựa chọn này không chỉ đơn thuần là một quả quyết kinh tế, mà còn mang tính chiến lược và địa chính trị rõ rệt.
Cách Nga vẫn nhận được vũ khí từ phương Tây bất chấp trừng phạt
Sau khi ngừng giao vũ khí trực tiếp đến Nga, các công ty từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đáng kể các chuyến hàng đến Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Các binh sĩ Mỹ vận chuyển đạn dược hỗ trợ Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Pravda (Ukraine) ngày 12/12, bất chấp lệnh trừng phạt kéo dài nhiều năm, Nga vẫn tiếp tục mua hàng nghìn khẩu sún.g trường và hàng triệu viên đạn từ các công ty từ EU và Mỹ.
Một số nhà sản xuất vũ khí và quan chức châu Âu thậm chí đã "đầu tư ngân sách tiếp thị vào việc mở rộng phân phối trên thị trường Nga". Cuộc điều tra chung của các trang tin như The Insider, Investigace.cz, IrpiMedia và Vlast.kz đã chỉ ra rằng trong ba năm qua, các công ty từ EU, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng xuất khẩu vũ khí sang các nước Trung Á như Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Qua những quốc gia này, vũ khí có thể được tái xuất khẩu sang Nga, qua đó lách được các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Sự tăng trưởng nguồn cung cho các nước láng giềng của Nga từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là rất đáng chú ý. Theo dữ liệu của UN Comtrade được phân tích bởi The Insider, các quốc gia này nhận được hàng chục nghìn đơn vị vũ khí mỗi năm.
Cụ thể, xuất khẩu sún.g trường và sún.g ngắn từ Italy sang Armenia đã tăng gần 30 lần trong bốn năm qua. Kyrgyzstan không mua vũ khí từ Italy vào năm 2020 và 2021 nhưng đã nhận được 882 khẩu sún.g trường vào năm 2022 và hơn 4.400 khẩu vào năm 2023. Xuất khẩu vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Gruzia cũng tăng từ khoảng 8.400 khẩu vào năm 2019 lên trên 18.800 khẩu vào năm 2023.
Lỗ hổng trong lệnh cấm vận
Khi EU áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Nga sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, hai lỗ hổng lớn vẫn tồn tại trong các hạn chế. Đầu tiên, Nghị quyết số 833/2014 cấm xuất khẩu vũ khí sang Nga nhưng cho phép giao hàng mới theo hợp đồng ký kết trước ngày 1/8/2014.
Thứ hai, tài liệu không quy định biện pháp kiểm soát nào đối với hàng xuất khẩu sang các quốc gia thuộc Liên minh Hải quan Nga như Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan - những quốc gia có quan hệ thương mại với Nga thông qua khu vực hải quan chung trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Ví dụ điển hình là giấy phép nhập khẩu sún.g trường Proof Research của Mỹ vào Nga không chỉ được cấp ở Nga mà còn ở Kyrgyzstan. Các tài liệu cần thiết để nhập khẩu - giấy chứng nhận - được cấp ở một quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đều có giá trị ở tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Hải quan.
Nhà phân phối vũ khí Edelweiss của Kyrgyzstan đã nhận được chứng chỉ cho việc nhập khẩu sún.g trường Proof Research. Theo báo cáo thuế, số thuế công ty Edelweiss phải nộp đã tăng từ 20,03 triệu soms (230.000 USD) vào năm 2020 lên 37,91 triệu soms (438.000 USD) vào năm 2023. Tổng cộng, giá trị nộp thuế của các nhà nhập khẩu vũ khí ở Kyrgyzstan năm 2023 đã tăng hơn 385% so với năm 2021.
Cuộc điều tra cũng tiết lộ mối liên hệ giữa công ty cổ phần Beretta của Luxembourg và các công ty Nga. Mặc dù bị cáo buộc vi phạm trực tiếp cả lệnh trừng phạt của Mỹ và nghị quyết của Hội đồng châu Âu từ năm 2014, Beretta vẫn là nhà nhập khẩu chính vũ khí cho Nga.
Sự hợp tác của Beretta không dừng lại sau khi lệnh cấm vận EU được đưa ra hoặc sau khi xung đột ở Ukraine bùng nổ. Năm 2024, Beretta đã liên doanh với công ty Russian Eagle và nhận được hơn một nghìn khẩu sún.g cùng một triệu viên đạn do các công ty châu Âu sản xuất.
Một nhà cung cấp khác là cửa hàng sún.g ABF của Mỹ ở Colorado cũng hợp tác với công ty Varyag của Nga. Varyag tiếp tục nhận được vũ khí của Mỹ và châu Âu ngay cả sau khi xung đột Ukraine bùng nổ vào năm 2022.
Tình hình hiện tại cho thấy rằng mặc dù có nhiều biện pháp trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga, nhưng việc mua bán vũ khí vẫn diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều kênh khác nhau. Điều này không chỉ phản ánh sự kiên cường của Nga trong việc duy trì nguồn cung chiến lược mà còn cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát xuất khẩu của phương Tây.
Tác động với Nga sau khi chính phủ Syria sụp đổ Chính phủ Syria sụp đổ không phải là dấu chấm hết cho ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. Thay vào đó, đây có thể là một bước ngoặt để Nga điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược địa chính trị của mình trong khu vực nhạy cảm này. Các lực lượng đối lập tiến về miền bắc Syria. Ảnh: AA/TTXVN Theo...