Phương Tây run sợ bị Nga cắt đứt huyết mạch
Anh sẽ triển khai thêm nhiều tàu chiến và máy bay tới phía Bắc Đại Tây Dương do lo ngại hải quân Nga có thể đe dọa hệ thống cáp biển.
Anh hốt hoảng vì tàu chiến Nga
Hãng tin Reuters cho biết hôm 22/8, Hải quân Hoàng gia Anh đã điều tàu chiến giám sát một tàu chiến của Nga tại eo biển Manche. Đây là tàu thứ 4 của Anh được triển khai theo dõi các hoạt động của Nga xung quanh nước Anh trong vòng 2 tháng qua.
Cụ thể, tàu dò mìn HMS Hurworth đóng tại thành phố Portsmouth nhận nhiệm vụ theo dõi khi tàu khu trục Đô đốc Makarov của Nga đi qua eo biển Manche vào ngày 22/8, nằm trong khuôn khổ hoạt động giám sát thường kéo dài khoảng 48 giờ.
Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận con số chính xác tàu Nga đi qua Anh, song cho hay trong vòng 2 tháng qua, tàu tuần tra HMS Mersey, tàu khu trục HMS Diamond và khinh hạm Montrose đã tham gia vào các hoạt động giám sát tương tự.
Tàu Đô đốc Makarov của Nga
Trong một bài phát biểu hồi tháng 5, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones tuyên bố, Anh đang đối mặt với “hoạt động tăng cường đáng kể của Hải quân Nga, điều đang tiếp tục thử thách quyết tâm của chúng ta”.
Còn hồi đầu tháng 7 vừa qua, lãnh đạo lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones cho biết hải quân nước này sẽ triển khai thêm nhiều tàu chiến và máy bay tới khu vực phía Bắc Đại Tây Dương, nhằm đối phó với những mối đe dọa mà hải quân Nga có thể gây ra đối với hệ thống dây cáp liên lạc dưới biển.
Trả lời phỏng vấn kênh Sky News, Đô đốc Jones cho biết Hải quân Anh sẽ thiết lập một khu vực tác chiến chung (JAO) tại phía Bắc Đại Tây Dương, trong bối c ảnh Nga ngày càng tăng cường năng lực hải quân của nước này.
Theo ông Jones, hải quân Nga có khả năng phát hiện các dây cáp trong những điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy, Anh cần phải theo dõi và đánh giá khả năng Nga phá hoại các hệ thống liên lạc sử dụng những tuyến dây cáp này.
Cũng theo báo chí phương Tây, hiện có khoảng 99% trao đổi thông tin toàn cầu và hơn 10.000 tỉ USD giao dịch trên thế giới được thông qua các đường cáp quang biển. Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây gia tăng căng thẳng như hiện nay, giới quan sát lo ngại con đường trao đổi thông tin thiết yếu này có nguy cơ trở thành mục tiêu dễ bị tấn công.
Video đang HOT
Tàu rải cáp ngầm hoạt động ngoài khơi bờ biển Cornwall của Anh
Trong thế giới số hóa, yếu tố vật chất thường ít được coi trọng, nhất là khi các vụ tin tặc ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, chính vật chất, trong đó có các cơ sở hạ tầng và đặc biệt các tuyến cáp ngầm dưới biển rất dễ bị tổn thương.
Hồi cuối năm 2017, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Anh, Đại tướng Stuart Peach, cũng đã nêu ra quan ngại này tại cuộc họp với những người đồng cấp đến từ các nước thành viên NATO.
Lời cảnh báo của ông được đưa ra vài ngày sau khi cơ quan tham vấn của Anh nổi tiếng là bảo thủ Policy Exchange báo động các điểm yếu của mạng lưới cáp quang biển. Báo cáo của cơ quan này còn trích dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nghi ngờ phía Nga có mưu toan cắt các đường cáp thông tin chạy ngầm dưới đáy biển Đại Tây Dương, nối liền châu Âu với Mỹ. Tiết lộ này đã khiến phương Tây lo ngại, nghi ngờ Nga tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh không quy ước.
Tử huyệt dễ bị tổn thương
Chuyên gia quân sự Camille Morel giải thích tầm quan trọng của các đường cáp quang biển hiện nay đối với thế giới. Theo đó, “hệ thống cáp quang của toàn thế giới hiện nay bao gồm khoảng 300 cáp đặt dưới đáy biển. Hệ thống này rất lớn bởi trái với những gì người ta nghĩ về hệ thống vệ tinh, hệ thống cáp quang dưới đáy biển chuyển tải hơn 95% các thông tin viễn thông toàn cầu”.
Theo chuyên gia này thông tin viễn thông bao gồm các cuộc gọi điện thoại, video, dữ liệu Internet… Và các dữ liệu này đều do mọi người tạo ra, mọi người truy cập Internet, đọc thư điện tử, khai thuế, mua hàng hạ giá trên mạng… Bên cạnh đó còn có các hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống liên lạc giữa các bộ phận trong quy trình sản xuất.
Theo baodatviet
Tàu chiến, máy bay Nga duyệt binh trong Ngày Hải quân
Cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga được tổ chức với sự tham gia của nhiều tàu chiến, máy bay tại thành phố Saint Petersburg.
Cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga diễn ra hôm 30/7 trên sông Neva và khu vực Vịnh Phần Lan ngoài khơi thành phố St. Petersburg với sự tham gia của khoảng 50 tàu chiến và hơn 40 máy bay các loại, theo Livejournal.
Bản sao chiếc thuyền của Peter Đại đế, người khai sinh hải quân Nga, cũng được mang ra duyệt binh. Chiếc tàu này được coi là "ông tổ" của các hạm đội hải quân Nga.
Ngày truyền thống hải quân Nga được quy định là chủ nhật cuối cùng của tháng 7 hàng năm, được Liên Xô áp dụng từ năm 1939. Đây cũng là ngày kỷ niệm trận đánh Gangut, nơi hải quân hoàng gia Nga đánh bại Thụy Điển, đánh dấu chiến thắng quan trọng đầu tiên của hải quân nước này.
Hầu hết các tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Nga đều duyệt binh ở thành phố Kronstadt, vì sông Neva tại Saint Petersburg không thể tiếp nhận những tàu có kích thước quá lớn.
Lực lượng duyệt binh tại Saint Petersburg có thành phần chủ yếu gồm các tàu tên lửa, tàu quét mìn và tàu đổ bộ thuộc hạm đội Baltic.
Tàu ngầm B-806 "Dmitrov" lớp Kilo là một trong những tàu chiến mạnh nhất tham gia duyệt binh hải quân năm nay. B-806 được biên chế cho hạm đội Baltic từ năm 1986. Đây là tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel - điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm.
Tàu hoạt động ở độ sâu khoảng 240 m và độ lặn tối đa 300 m. Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần khu vực đáy biển hơn các loại tàu ngầm tấn công khác.
Ngoài ra còn có tàu hộ vệ Stoikiy (trước) và tàu hộ vệ tàng hình Đô đốc Makarov.
Tàu hộ vệ Stoikiy thuộc Đề án 22380 "Steregushchiy" được biên chế ngày 28/5/2014 cho hạm đội Baltic. Đây là một trong những lớp tàu chiến chủ lực hạng nhẹ đầu tiên được Nga phát triển từ sau Chiến tranh Lạnh, sở hữu thiết kế tàng hình và vũ khí uy lực không thua kém các tàu khu trục cỡ lớn.
Tàu hộ vệ tàng hình Đô đốc Makarov là chiếc thứ ba thuộc Đề án 11356P/M "Đô đốc Grigorovich", đang trong quá trình thử nghiệm và dự kiến được biên chế vào tháng 11.
Không quân hải quân Nga cũng xuất hiện với hàng loạt máy bay khác nhau, từ vận tải cơ hạng trung An-72, máy bay tiếp dầu Il-78 đến phi cơ tuần thám biển Tu-142.
Biên đội trực thăng Ka-27 đại diện cho lực lượng chống ngầm trên tàu chiến.
Nhiều tiêm kích hiện đại như Su-30SM cũng xuất hiện, đây là sự bổ sung sức mạnh đáng kể cho không quân hải quân Nga, thay thế dần các tiêm kích Su-27 đã cũ.
Không quân hải quân Nga còn sở hữu nhiều tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31. Chúng có nhiệm vụ tuần tra không phận, bảo vệ căn cứ hải quân Nga từ khoảng cách hàng trăm km.
Tàu chiến và máy bay thả khói chào mừng lễ duyệt binh.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
2 vạn quân Anh đại phá 20 vạn quân Thanh, TQ ôm nỗi hận "hèn yếu" Triều đình nhà Thanh giai đoạn thế kỷ 18 trở nên yếu đuối trước sự trỗi dậy của phương Tây, đánh dấu thời kỳ mà chính người Trung Quốc gọi là "ô nhục" khi 20 vạn quân Thanh không đánh lại nổi chưa tới 2 vạn quân Anh, chủ yếu là Hải quân Hoàng gia. Hải quân Hoàng gia Anh với sức mạnh...