Phương Tây hiện diện quân sự ở châu Phi gây khó khăn cho Trung Quốc
Nếu Trung Quốc và Mỹ coi nhau là đối thủ chiến lược, Mỹ sẽ tận dụng châu Phi tăng cường hiện diện quân sự ngăn chặn Trung Quốc.
Binh sĩ Quân đội Mỹ
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 23 tháng 7 đưa tin, một cơ quan nghiên cứu Trung Quốc cho biết, mặc dù bỏ ra vài tỷ đầu tư và viện trợ, nhưng do các nước phương Tây không ngừng gia tăng hiên diên quân sư ở châu Phi, sự tham gia của Trung Quốc đối với châu Phi đối mặt với khó khăn.
Bài báo dẫn báo cáo thường niên phát triển châu Phi của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cảnh cáo cho rằng, nếu quan hê Trung-My tiếp tục xấu đi, Mỹ có thể sẽ sử dụng châu Phi tăng cường ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh hoàn toàn không có sách lược tốt đối với vấn đề này.
Một tác giả của báo cáo, nhà nghiên cứu Trương Hồng Minh, Viện châu Phi, Viện khoa học xã hội Trung Quốc tuyên truyền cho rằng: “Nhưng năm gân đây, lấy cớ an ninh và chống khủng bố, các nước như Mỹ luôn tăng cường quan hệ quân sự với châu Phi. Nếu hai nước Trung-Mỹ không tin cậy lẫn nhau và coi đối phương là đối thủ chiến lược của nhau, Mỹ có thể sẽ tận dụng hiện diện quân sự ở châu Phi để uy hiếp Trung Quốc”.
Quân đội Mỹ đào tạo quân đội Mali
Tông thông My Barack Obama sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh châu Phi ở Washington vào tháng tới. Năm 2013, Mỹ còn tuyên bố xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở Niger, cung cấp viện trợ cho lực lượng Pháp đóng ở Mali, đồng thời thu thập tin tức tình báo hoạt động khủng bố ở Tây Phi và Bắc Phi.
Tháng 12 năm 2013, Tổng thống Pháp Hollande tổ chức Hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Paris với đại diện 53 quốc gia châu Phi, cho thấy tham vọng của Pháp trong lĩnh vực an ninh của châu Phi. Anh năm 2013 cũng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tương tự.
Theo Giáo Dục
Video đang HOT
Bốn điểm yếu của quân đội Trung Quốc hiện nay
Quân đội Trung Quốc đang được xếp ở vị trí thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga. Tuy nhiên không phải đội quân đông nhất thế giới này không có những điểm yếu.
Theo cuốn sách Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam của Nxb Từ điển bách khoa, trong bản thân quân đội Trung Quốc có những hạn chế mà trong ngắn hạn chưa thể khắc phục ngay được. Ít nhất có 4 điểm hạn chế cơ bản:
Trang thiết bị chưa phải tiên tiến nhất
Trang thiết bị và vũ khí quân sự hiện nay của Trung Quốc chưa phải thuộc loại tiên tiến nhất. Đây là nhận định của các nhà quân sự và các nhà nghiên cứu của cả Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Những năm qua, tiềm lực quốc phòng và quân sự Trung Quốc thực sự có bước đột phá mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, những vũ khí và trang thiết bị quân sự Trung Quốc nói chung, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nói riêng vẫn chưa đạt đến trình độ tiên tiến nhất hiện nay.
Tên lửa tầm xa của Trung Quốc trong một lần tập trận.
Cũng theo tài liệu đã dẫn, một quân nhân Trung quốc đã viết: "Hiện nay tất cả máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều dùng động cơ do nước ngoài chế tạo. Máy bay J-10 (Tiêm kích 10) dùng động cơ phản lực Nga, máy bay Phi Báo (con báo bay) dùng động cơ của Anh. Máy bay cảnh báo sớm EL-76 vốn là máy bay của nước ngoài. Rất nhiều tàu chiến lớn của ta đều dùng động cơ của nước ngoài. Đến cái động cơ mà còn chẳng làm được thì giá trị ngành
công nghiệp quân sự cả nghìn tỷ nhân dân tệ có gì hữu dụng?
Trong thời đại tin học ngày nay, mọi thứ phần cứng sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiết bị tin học - điện tử chưa tốt. Đây là phần quan trọng nhất, nhưng trình độ tin học hóa của quân đội Trung Quốc chỉ xếp dưới thứ 20, vì 28 nước NATO đều có trang bị tin học rất hiện đại.
Ngoài ra, "quân đội Trung Quốc còn những khiếm khuyết về kinh nghiệm chiến đấu thực tế, về kỹ thuật quân sự tân tiến và khả năng hiệp đồng tác chiến. Bởi vậy, lực lượng quân sự Trung Quốc nếu muốn trỗi dậy mạnh mẽ thì trước mắt họ còn cả một chặng đường dài".
Đảm bảo hậu cần kém
Trong quá khứ, Trung Quốc từng phát động một số cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Nga, Việt Nam... nhưng các cuộc chiến này đều ở trong không gian biên giới của Trung Quốc. Do đó, nó chưa làm bộc lộ hết những yếu kém về hậu cần của quân đội Trung Quốc.
Xe chiến đấu bộ binh của quân đội Trung Quốc.
Các nhà quân sự Nga cũng cho rằng, một trong những mặt yếu kém của quân đội Trung Quốc là đảm bảo hậu cần. Về điểm này, Giáo sư David Shambaugh - chuyên gia về các vấn đề quốc tế và là Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học Goerge Washington cũng từng chia sẻ trên tạp chí National Interest.
Ông viết: ""Bắc Kinh không chắc chắn rằng họ có thể triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài phạm vi 500 hải lý (chẳng hạn trong khu vực Biển Đông hay Hoa Đông) và duy trì sức mạnh đó đủ lâu để chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột. Quân đội của họ cũng thiếu kinh nghiệm chiến đấu do đã không trải qua một cuộc chiến nào từ năm 1979".
Hệ thống thông tin liên lạc yếu kém
Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc vào ngày 24/8/2011 của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: "Phần lớn thiết bị lạc hậu và thiếu kinh nghiệm vận hành vũ khí". Còn chuyên gia Nga cho rằng: " Khả năng đảm bảo hậu cần, chỉ huy thông tin liên lạc, khả năng tình báo trinh sát và tác chiến điện tử của Trung Quốc vẫn rất yếu kém".
David Shambaugh cũng viết: "Quân đội Trung Quốc yếu về hệ thống hậu cần chiến lược và đường dây thông tin liên lạc tầm xa còn vệ tinh toàn cầu thì quá thô sơ".
Dư luận quốc tế
Dư luận quốc tế có một tác động lớn, làm hạn chế việc thực thi các chiến lược quân sự của Trung Quốc. Gần đây Trung Quốc đề ra chiến lược mới với học thuyết quân sự mới "phòng thủ chủ động" thay thế cho phòng thủ truyền thống. Theo giới quan sát Mỹ, thực chất học thuyết "phòng thủ chủ động" của Trung Quốc là giành quyền chủ động và vô hiệu hóa đối phương một khi kẻ địch gây chiến.
Các máy bay Su-30 MKK nhập khẩu từ Nga của Không quân Trung Quốc.
Trong những năm qua, mỗi động thái, bước đi của Trung Quốc đều được thế giới theo dõi rất chặt chẽ nhất là các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật... Nguyên nhân là sau 2 thập kỷ thực hiện "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc gần đây bắt đầu đẩy mạnh phát triển nỗ lực quân sự gây ra những nghi ngại cho thế giới. Người ta bắt đầu lo ngại Trung Quốc sẽ cố gắng thay đổi trật tự thế giới.
Để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ đã công bố chiến lược xoay trục sang châu Á. Chính sách này trong tháng 5 và tháng 6 đã được thúc đẩy mạnh mẽ do áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ đã gia tăng sự hiện diện của mình ở khu vực thông qua các thỏa thuận với Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và các đồng minh khác.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc vốn dĩ là một con tàu đóng dở dang của Liên Xô.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tích cực tham gia vào nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc thay đổi trật tự hiện tại. Chính phủ của ông Abe đã quyết định giải thích lại Hiến pháp để cho quân đội có quyền đưa quân ra nước ngoài tham chiến. Song song với đó, quân đội Nhật đang tích cực thực hiện việc phát triển quân lực.
Chỉ tính riêng 1 tháng trở lại đây, Nhật Bản liên tiếp đưa tin về các kế hoạch phát triển vũ khí của mình. Nào là chuẩn bị xuất khẩu linh kiện tên lửa cho Mỹ, nào là ra mắt mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5...
Quan trọng hơn cả, các cường quốc như Mỹ Nhật rất nhạy cảm với bất kỳ động thái nào của Trung Quốc, nhất là các động thái về quân sự. Chính áp lực từ dư luận khu vực và quốc tế đã ngăn cản khá nhiều các nỗ lực của Trung Quốc. Dẫn chứng gần đây nhất là vụ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau 75 ngày hứng chịu búa rìu dư luận, Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng việc này có một phần từ nguyên nhân là sự
phản ứng dữ dội của dư luận quốc tế.
Theo Người Đưa Tin
Mỹ cần chia sẻ tình báo, hợp tác quân sự với ĐNA chống Trung Quốc Trung Quốc đã trở thành mối nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông Nam Á và cần phải ngăn chặn các hành động khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers. Euro News ngày 10/7 bình luận, Trung Quốc đã trở thành mối nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông...