Phương Tây đã sẵn sàng trừng phạt Nga
Hôm nay (17/3), Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu khởi động các lệnh trừng phạt với Nga sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Cộng hòa tự trị Crimea vẫn diễn ra vào ngày 16/3 bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây.
Tại Brussels, các bộ trưởng ngoại giao EU đã đồng thuận thi hành lệnh cấm cấp visa và phong tỏa tài sản với một số quan chức Nga từ ngày hôm nay.
Không chỉ Mỹ mà cả Pháp, Đức và Anh cũng lên tiếng cáo buộc Nga là nguyên nhân khiến tình hình căng thẳng chính trị tại Ukraine ngày càng leo thang. Các quan chức phương Tây khẳng định “đã tới lúc đưa ra những lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Matxcova”.
Phương Tây phản đối tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3
Tuy nhiên, bất chấp lời cảnh báo trên, người dân Crimea vẫn tham gia cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 nhằm quyết định tương lại hoặc sáp nhập vào Nga hoặc ở lại Ukraine của Cộng hòa tự trị này. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy hơn 95% cử tri Crimea ủng hộ trở thành một phần lãnh thổ của Nga.
Cuộc bỏ phiếu trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây và EU khi khẳng định cuộc trưng cầu dân ý là “trái luật pháp và không được công nhận”.
Video đang HOT
“Những hành động của Nga là nguy hiểm và bất ổn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết và nói thêm rằng cuộc bỏ phiếu này là “trái với hiến pháp của Ukraine”.
Cuộc bỏ phiếu này là trái luật pháp “được tổ chức do chịu tác động de dọa từ các lực lượng xâm lược Nga”, hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea hôm 16/3, AFP dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay các lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm tới “khoảng 25 – 30 nhân vật” và các thành viên trong chính phủ Nga không nằm trong danh sách này.
“Họ là những thành viên thuộc quốc hội, lực lượng an ninh và một quan chức cấp cao bộ quốc phòng nhưng không phải là bộ trưởng”, AFP cho hay.
Trong khi đó, các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga – đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, hiện đang vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên thuộc khối này tại khu vực phía đông và một số công ty lớn của Đức do lại ngại “chọc giận” Kremlin.
“Cùng với một vài thành viên EU, chúng tôi không ủng hộ các lệnh trừng phạt này”, Thủ tướng Bulgari Plamen Orecharski cho biết. Theo ông Orecharski, Bulgari sẽ “lỗ nặng” nếu các lệnh trừng phạt kinh tế được thi hành.
Cuộc thăm dò dư luận của tờ Handelsblatt, Đức hôm 13/3 cho thấy 2/3 người dân nước này phản đối các lệnh trừng phạt áp dụng với Nga và 57% số người được hỏi cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine là do những người chống lại Kremlin khơi mào.
Theo infonet
Mỹ-Israel rạn nứt vì Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (17/11) đã lên tiếng phải đối biện pháp giải quyết cục bộ đối với chương trình hạt nhân của Iran với một số cường quốc.
Sự phản đối của ông được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các cường quốc nối lại đàm phán với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
"Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt (đối với Iran), ông Netanyahu phát biểu trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với CNN, phát sóng hôm qua (17/11).
"Trong trường hợp các bạn cắt giảm lệnh trừng phạt, giảm sức ép thì trên thực tế Iran sẽ chẳng từ bỏ bất cứ cái gì", Thủ tướng Israel nói.
Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là một phản ứng đối với quan điểm trước đó được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Hôm 14/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các nghị sỹ liên bang không nên áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Iran trong bối cảnh sắp diễn ra vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran.
"Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc theo đuổi biện pháp ngoại giao, thì chúng ta không cần phải đưa thêm lệnh trừng phạt mới khi mà lệnh trừng phạt cũ vẫn đang hiệu quả", Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Các đại biểu của Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Iran sau khi vòng đàm phán tại Geneva giữa Iran và 6 cường quốc P5 1 thất bại.
Trước đó, hôm 13/11, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cũng cho rằng, nếu không theo đuổi một giải pháp ngoại giao thì nước Mỹ và đồng minh không có lựa chọn nào để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông Carney giải thích thêm: Công chúng Mỹ không thích chiến tranh, họ thích một giải pháp hòa bình hơn.
Mỹ và các cường quốc phương Tây từ lâu đã nghi ngờ Iran đang ngầm sản xuất vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự và ra sức gây sức ép buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình. Tuy nhiên, Iran một mực bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo chỉ cần công nghệ nguyên tử để sản xuất điện năng và phục vụ cho ngành y học.
Hiện Iran đang phải hứng chịu 4 gói trừng phạt kinh tế theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc cũng như một loạt lệnh trừng phạt đơn phương khác của các quốc gia phương Tây.
Đan Khanh - (theo Xinhua)
Theo_VnMedia
Tự vệ Crimea bắn hạ 2 chiếc UAV trinh sát Mỹ Ngày 11-3, nguồn tin từ báo điện tử Novosti Kryma của nước Cộng hòa tự trị Crimea cho biết, hai máy bay trinh sát không người lái (UAV) của Mỹ đã bị lực lượng tự vệ và cảnh sát Berkut bắn hạ trên bán đảo này. UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ Theo nguồn tin từ nhóm chiến binh có mặt tại hiện...