Phương pháp tinh chế tinh dầu hiệu quả và an toàn
Ngày nay, các nhu cầu của con người về sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp ngày càng cao, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Chính vì thế, các loại tinh dầu từ thảo mộc được ưa chuộng để sử dụng trong nhiều lãnh vực y học, chế biến nông sản, sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm… Một đặc điểm quan trọng, không thể thay thế, của tinh dầu so với các hợp chất hữu cơ tổng hợp khác là không gây hại môi trường và dễ phân hủy. Do có những công dụng thực tiễn quan trọng nên ngày càng có nhiều nghiên cứu cũng như khai thác về tinh dầu trên toàn thế giới.
Trước đây, với phương pháp truyền thống tách chiết tinh dầu bằng kỹ thuật lôi cuốn hơi nước, hay chưng cất, tinh dầu thu được thường sẽ nhiễm tạp chất là các dung môi dùng để lôi cuốn như nước, ethanol hay methanol. Do đó, chất lượng tinh dầu sẽ bị giảm đáng kể; cũng như khi sử dụng cho mục đích y học, thẩm mỹ, chế biến thực phẩm sẽ gặp trở ngại do không loại bỏ được hoàn toàn tạp chấp ra khỏi tinh dầu.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều phương pháp mới ra đời, đưa lại hiệu quả cao hơn, chất lượng an toàn hơn. Phương pháp mới thay thế cho phương pháp tách chiết tinh dầu bằng dung môi là CO2 siêu tới hạn. Nguyên lý của phương pháp này là CO2 được đưa lên nhiệt độ, áp suất cao hơn nhiệt độ, áp suất tới hạn của nó (trên TC = 31oC, PC = 73,8 bar) sẽ chuyển sang trạng thái siêu tới hạn. Tại trạng thái này, CO2 mang hai đặc tính: phân tách của quá trình trích ly và phân tách của quá trình chưng cất. Khi ở trạng thái này, nó có khả năng hòa tan rất tốt các đối tượng cần tách ra khỏi mẫu ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí. Sau quá trình chiết, để thu hồi sản phẩm, chỉ cần giảm áp suất thấp hơn áp suất tới hạn thì CO2 chuyển sang dạng khí ra ngoài, còn sản phẩm được thoát ra ở dưới dạng lỏng ở bình hứng. Như vậy, tinh dầu được lôi ra khỏi nguyên liệu hoàn toàn nhờ CO2 khi đạt trạng thái siêu tới hạn. Nhờ đó, hiệu suất của quá trình ly trích rất cao, có thể lên đến hơn 90%; đây là hiệu quả mà các phương pháp truyền thống khó có thể đạt được. Hơn nữa, việc tách chiết bằng phương pháp này, các sản phẩm tinh dầu giữ nguyên được hoạt tính của mình, không bị mất các hợp chất thứ cấp mong muốn như phương pháp truyền thống. Thêm nữa, sử dụng CO2 như một loại dung môi để tách chiết, kết thúc quá trình, CO2 được loại bỏ khỏi tinh dầu dưới dạng khí và có thể thu hồi tái sử dụng.
Vận hành hệ thống tách chiết tinh dầu bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn Ảnh: TIẾN DUY
Video đang HOT
Với công nghệ hiện đại này, việc sản xuất hay tách chiết tinh dầu để đạt được chất lượng tinh dầu tinh khiết là điều dễ dàng. Hơn nữa, hệ thống CO2 siêu tới hạn có thể tinh luyện tinh dầu một mẻ với số lượng lớn hơn rất nhiều so với phương pháp ly trích bằng hơi nước và kết thúc trong thời gian ngắn nhất có thể nên tiết kiệm được chi phí về thời gian, nhân công, giảm giá thành sản xuất. Ngoài ra, đây còn được coi là phương pháp thân thiện với môi trường do ít loại thải những chất thải ra môi trường (khói, bụi, nước thải…) như cách chưng cất truyền thống.
Ở Việt Nam, tại các thành phố lớn, nhiều đơn vị, cá nhân cũng đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để tách chiết tinh dầu nhiều loại nguyên liệu như tinh dầu gấc, tinh dầu sả, gừng, ngò, bưởi… để sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Các loại tinh dầu sau khi được ly trích bằng phương pháp này cho chất lượng ổn định, tinh khiết hơn nên giá thành cũng không cao, được người dùng tín nhiệm. Không chỉ sử dụng cho tách chiết tinh dầu, phương pháp này còn đang được sử dụng tách chiết các hoạt chất thứ cấp, đặc biệt là các chất khó ly trích bằng phương pháp thông thường, để cho ra nguồn nguyên liệu tốt nhất có thể dùng làm dược liệu chữa nhiều loại bệnh nan y.
TP.HCM: Tình trạng 6 người ngộ độc cồn công nghiệp sau chầu rượu như thế nào?
Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi..., tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu.
Lúc 16 giờ 30 phút ngày 6.8, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM đã thông tin chính thức tình hình sức khỏe 4 ca nhập viện sau uống rượu bị ngộ độc Methanol (cồn công nghiệp).
Theo đó, khoảng thời gian từ 15 giờ đến 19 giờ ngày 5.8, Bệnh viện Nhân dân Gia Định liên tục tiếp nhận 4 trường hợp chuyển tuyến với chẩn đoán ngộ độc Methanol. Trong đó có 1 trường hợp bị toan chuyển hóa nặng, thở máy và 1 trường hợp phải lọc máu điều trị tại khoa Hồi sức - tích cực chống độc. 2 trường hợp còn lại đang được theo dõi, điều trị tại khoa Nội tiết - thận.
4 bệnh nhân ngộ độc rượu Methanol đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh BVCC
Cả 4 trường hợp này gồm 2 nam và 2 nữ đều 20 tuổi ngụ tại TP.HCM được chuyển tuyến nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định với chẩn đoán chung là ngộ độc Methanol ngày thứ 2.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân L.Q.K (nam) lúc nhập viện tỉnh táo, than đau đầu, chóng mặt. Kết quả kiểm tra nồng độ Methanol trong máu là 246,46 mg/dL. Bệnh nhân được lọc máu, điều trị nội khoa tại khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Thứ 2 là bệnh nhân T.T.G.M (nữ) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, lay gọi không trả lời, không tỉnh táo, thở ô xy qua mũi. Người nhà cho biết trước đó người nôn ói nhiều, chóng mặt, đau bụng sau đó co giật. Kết quả xét nghiệm nồng độ Methanol trong máu là 123,98 mg/dL. Hiện tình trạng bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, tăng kali máu, được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu, điều trị nội khoa tại khoa Hồi sức - tích cực chống độc.
Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nặng đang được hồi sức. Ảnh BVCC
Thứ 3 là bệnh nhân V.V.Đ (nam) có các triệu chứng tức ngực kèm đau cổ họng. Lúc nhập viện tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được. Kết quả xét nghiệm nồng độ Methanol 19,96 mg/dL. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại khoa Nội tiết thận.
Thứ 4 là bệnh nhân N.T.T.V (nữ) nhập viện do đau đầu, khó tiêu, nôn ói. Tình trạng lúc nhập viện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt. Nồng độ Methanol trong máu 1,34 mg/dL. Hiện bệnh nhân cũng đang được theo dõi và điều trị tại khoa Nội tiết thận.
Còn tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức có 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, lơ mơ được thở máy, lọc máu và hiện đã tỉnh. Bệnh nhân N.V.T ( 19 tuổi) có nồng độ Methanol trong máu là 188, 29 mg/dL và đang được lọc máu. Bệnh nhân L.T.N.H (20 tuổi) có nồng độ Methanol trong máu là 52,65 ml/dL tình hình sức khỏe đã ổn.
Qua khai thác tiền sử bệnh nhân trước nhập viện ghi nhận, các trường hợp này đều uống rượu không rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng ngộ độc Methanol. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Theo bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi..., tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol. Ngộ độc rượu từ Ethanol thường nhẹ hơn, chỉ có các triệu chứng như say rượu nhưng ngộ độc rượu do Methanol thì thường nặng hơn do bị pha cồn công nghiệp vào đồ uống. Chính vì vậy để tránh tình trạng ngộ độc Methanol thì không nên uống rượu bia không rõ nguồn gốc, khuyến cáo sử dụng các loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép lưu hành.
6 món đồ quen thuộc trong gia đình chính là 'ổ chứa' chất gây ung thư Bạn sẽ bất ngờ khi biết, một số món đồ quen thuộc trong gia đình mình có thể đang chứa nguy cơ gây ung thư. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, căn bệnh này ước tính đã gây tử vong trên...