Phương pháp nào học Tiếng Anh hiệu quả?
Học Tiếng Anh cũng như học các môn khoa học trừu tượng khác, bạn cùng cần phải tư duy, lôgíc, lập luận…
Tại sao chúng ta phải quan tâm đến phương pháp học? Đối với những người đã từng học Tiếng Anh, đây quả là câu hỏi rất “ngô nghê”, nhưng đối với những bạn chưa từng học Tiếng Anh, đây lại là câu hỏi cần phải có lời giải đáp một cách nghiêm túc và khoa học.
Học Tiếng Anh cũng như học các môn khoa học trừu tượng khác, bạn cùng cần phải tư duy, lôgíc, lập luận. Chỉ khác một điều là khi học ngoại ngữ, bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn và đặc biệt là phải có thủ thuật. Các học giả nghiên cứu về giáo học pháp ngoại ngữ cho rằng có rất nhiều con đường để nắm vững được một ngoại ngữ. Nếu bạn không được tư vấn đúng, bạn sẽ phải đi một con đường dài đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian và công sức. Nhưng nếu bạn gặp được người có trình độ, có phương pháp chuyên môn, họ sẽ hướng bạn vào con đường ngắn hơn, giúp bạn dễ dàng nắm vững được ngoại ngữ mình đang học một cách nhanh hơn.
Thông thường thì kiến thức khởi điểm và điều kiện học tập của mọi người không giống nhau nên không có phương pháp nào là hoàn thiện cho tất cả mọi người cả. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề cơ bản nhất và chung nhất về phương pháp học ngoại ngữ.
Một số điều cơ bản nên biết
Theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ là một hệ thống thói quen. Vậy muốn có thói quen thì phải có thời gian. Theo công thức 7 2 của Miller G.A (Mỹ), tại một điểm tức thời bộ óc con người bình thường chỉ tiếp nhận được khoảng 7 đơn vị thông tin vào trí nhớ ngắn hạn, những thông tin này muốn được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn hoặc trí nhớ vĩnh viễn cần phải trải qua giai đoạn tập luyện. Học ngoại ngữ không nên nóng vội, bạn phải biết kiên nhẫn và siêng năng thì mới có hiệu quả. Bên cạnh việc thường xuyên học tập và rèn luyện, bạn cũng cần phải có phương pháp học phù hợp với bản thân.
Các thủ thuật trước khi học.
Video đang HOT
Trước khi quyết định học ngoại ngữ, bạn phải xác định mục tiêu học tập của mình. Cần tham gia những khóa học nào để đạt mục tiêu đó (Luyện thi TOEIC, TOEFL-iBT, IELTS…). Bạn muốn trình độ của mình đạt được đến đâu? Thời gian định học trong bao lâu?
Phương pháp học để đạt hiệu quả tối ưu
Hãy kết thúc khóa học của mình một cách liên tục và trọn vẹn. Nếu bạn thấy trình độ bạn vừa học chưa vững thì nên học lại trước khi theo học trình độ tiếp theo.
Đặc biệt quan trọng, là nền móng cho các cấp độ sau này. Khi không có nhu cầu học cấp tốc, bạn nên chọn giải pháp kéo dài khóa học hơn là học dồn dập rồi kết thúc (3 buổi một tuần học trong 2 năm tốt hơn 6 buổi một tuần học trong 1 năm).
Hiện nay chúng ta đang dạy và học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. Học viên không chuyên nên chọn lớp áp dụng triệt để quan điểm này. Không nên đi quá sâu vào ngữ pháp, vào hình thức ngôn ngữ, mà phải lấy tính giao tiếp (thông tin) làm chủ đạo. Chọn giáo trình phù hợp mang tính giao tiếp cao.
Trước khi học Tiếng Anh chuyên ngành, phải học Tiếng Anh tổng quát để đạt đến trình độ Intermediate. Nên tận dụng băng video, cassette, đèn chiếu, hệ đa phương tiện trong học tập và giảng dạy. Chúc các bạn có thể tìm cho mình một phương pháp học hiệu quả.
Theo Học mãi
Những cách học được teen "kết" nhất
Nhiều thầy cô đang có xu hướng đổi mới phương pháp dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh khi lên lớp. Cùng "zoom" vào những tiết học đánh gục lối mòn "thầy giảng - trò... ngáp, thầy đọc - trò chép" nhé!
Cách giảng mà học sinh được nói... thoải mái
Nếu suốt 45 phút mà chỉ ngồi nghe không được hoạt động gì sẽ khiến nhiều bạn "ngứa chân ngứa tay", chẳng thế mà hình thành thói quen nói chuyện trong lớp. Nhưng với những cách học như thuyết trình hay học theo kiểu tranh luận thì khác hẳn. Thay vì mỗi người mỗi việc, người ngồi ngáp, kẻ ngồi ghi. Giờ đây với phương pháp học rất "Tây" này, mọi người đều có thể tha hồ... nói nói nói. Thế nhưng không phải nói chuyện đâu nhé, mà nói về bài học của mình.
Những vấn đề trong bài đều được đưa ra để nhìn nhận bài học một cách dễ dàng hơn. Như cô bạn Tú Trinh (trường Lương Thế Vinh) chia sẻ: "Thầy giáo Sinh của bọn tớ trẻ nhưng dạy rất hay và rất tâm lí. Thầy luôn biến những buổi giảng bài khô cứng thành những tiết học nghiên cứu và cho mọi người nói ra những suy nghĩ của mình. Phần cuối, thầy đúc kết lại vấn đề và hướng dẫn bọn tớ học bài. Bài thầy ghi không nhiều, nhưng để lại nhiều dấu ấn trong suy nghĩ học sinh".
Không chỉ thế, nhiều môn học còn có 50% là học tại phòng LAB của trường với máy chiếu và tai nghe rất đầy đủ. Những trang thiết bị này giúp công việc thuyết trình trở nên dễ dàng hơn. Cả lớp sẽ được xem những đoạn phim không có phụ đề để luyện kĩ năng nghe, hiểu. Các nhóm sẽ được phân công ra chuẩn bị bài giảng và trình bày lại cho cả lớp nghe không khác gì giáo viên đứng lớp. Thầy cô sẽ vừa chấm điển trình bày, diễn đạt, vừa chấm điểm kiến thức và nội dung chuẩn bị. Chắc chắn rằng, cách học này vừa dễ kiếm những con điểm cao, vừa thú vị nữa ý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học những điều vui và gần gũi với cuộc sống
Học trò thích nhất là những câu chuyện của thầy cô trên lớp, nhất là những câu chuyện vui. Nhiều thầy cô đã đoán bắt tâm lí này và đã lồng những bài học khô cứng thành những câu chuyện cười gần gũi với cuộc sống. Như những môn tự nhiên như Toán, Lí, Hóa thì thầy cô thường nhắc đến những hiện tượng vui trong cuộc sống. Còn khi học môn tự nhiên, như môn Văn mà một số bạn cho rằng cực kì nhàm chán thường gây mê cho học sinh thì giờ khác hẳn.
Bạn Minh Quân (trường Bùi Thị Xuân) chia sẻ: "Tớ là con trai nên rất ngán học Văn. Thế nhưng đó là chuyện trước kia. Giờ tiết học Văn của bọn tớ trở thành tiết học được mong chờ nhất. Bởi mỗi tác phẩm văn học đều biến thành giờ tranh luận, hoặc sân khấu. Bọn tớ sẽ nhập vai những nhân vật trong tác phẩm và để dễ dàng nhớ toàn bộ nội dung và ý nghĩa. Còn nếu không tham gia trên sân khấu thì bọn tớ cũng ngồi dưới để trở thành những nhà bình phim. Vui khỏi nói".
Việc học Văn tưởng chừng rất khô khan, nếu chỉ học "chay" và bắt các teen học thuộc lời thoại của nhân vật để chú thích trong bài Văn thì quả là một "cực hình". Thế nhưng giờ đây, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi mới rồi ý. Các teen đánh giá cách học này mang lại hiểu quả cực cao. Nó làm cho việc nhớ tác phẩm và lời thoại nhân vật cũng trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa việc đóng vai nhân vật sẽ tạo ra các góc nhìn mới và cảm nhận sâu sắc hơn tác phẩm mà mình đang học.
Học ngoài trời...
Phương pháp học này chưa được áp dụng nhiều tại các trường Việt Nam. Ở nước ngoài, hình thức học tập như thế này hiện rất thông dụng, kể cả các em học sinh cấp bậc tiểu học cho đến đại học. Hầu hết các trường Quốc tế hay các trường nước ngoài lại rất thường dạy theo cách học ở ngoài trời, hay các chuyến đi thực tế. Bởi chỉ khi áp sát thực tế, các teen mới nhìn nhận được vấn đề và giải quyết nó một cách tốt nhất. Nó cũng là một cách kết hợp thú vị giữa va chạm trên lí thuyết và thực tế.
Mỹ Loan (học sinh trường Quốc tế quận 2) cho biết: "Trường tớ hằng năm đều tổ chức những buổi học tập, nghiên cứu ngoài trời. Vừa qua, tớ được đi tham quan rừng quốc gia Nam Cát Tiên và được tận mắt chứng kiến những điều kì diệu của cuộc sống. Thấy cả những điều mà có lẽ sách vở chưa hoàn toàn lột tả hết được. Tớ rất háo hức cho những buổi học dã ngoại như thế. Vừa vui, vừa ý nghĩa".
Tuy nhiên, vì vấn đề chi phí và tổ chức còn khó khăn, không phải teen nào cũng được tham dự những tiết học sinh động như vậy. Nhưng không phải vì thế mà cách học này không được các teen quan tâm và đánh giá cao. Nó đang là một trong những kiểu học được teen thích nhất hiện nay đấy.
Theo PLXH
Giúp teen 12 học tốt Đây là nỗi lo của rất nhiều sinh viên năm 1. Bởi không phải ai cũng sáng tạo ra phương pháp học riêng và tự tin thực hiện theo đúng kế hoạch. Nhưng nếu có vài kĩ năng tự học cơ bản, thì bạn không cần phải căng thẳng... Tùy bạn sắp xếp lịch học và tự đặt mục tiêu cho mình, kèm...