Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp phản xạ cho người mất gốc
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng trở thành kỹ năng quan trọng trong bất cứ công việc nào. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên sắp ra trường đang chuẩn bị xin việc vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì phần lớn sinh viên Việt Nam đều gặp trở ngại trong việc học tiếng Anh giao tiếp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc giao tiếp tiếng Anh trở nên khó khăn, đầu tiên là sự khác nhau giữa từ tiếng Anh và từ tiếng Việt về 4 phương diện chính. Đó là Nguyên âm, phụ âm, trọng âm và ngữ điêu. Ngoài ra, khi giao tiếp thì các bạn thường không chú ý đến âm cuối, không nối âm, điều này khiến người nghe không hiểu được bạn đang nói gì. Nguyên nhân thứ hai, do bạn hạn chế về từ vựng và cấu trúc câu. Vấn đề này do bạn học theo cách truyền thống chỉ tập trung vào ghi chép sau đó học thuộc, cách này sẽ khiến bạn nhanh chóng quên từ vựng, cảm thấy áp lực và nhanh chán nản.
Tiếp theo, đó là nguyên nhân bạn không có kỹ năng phản xạ tiếng Anh. Bạn thường có xu hướng nghe tiếng Anh sau đó dịch sang tiếng Việt, rồi tiếp tục dịch câu trả lời sang tiếng Việt một lần nữa. Điều này khiến tốc độ nghe nói của bạn không theo kịp được người nói, và việc trả lời cũng không được lưu loát. Cuối cùng, nguyên nhân nhân quan trọng nhất, đó chính là sự thiếu tự tin. Việc phát âm không chuẩn xác, khiến bạn luôn sợ bị mắc lỗi khi nói, luôn lúng túng khi không nghe hiểu được những gì người khác nói. Dần dần thói quen này sẽ khiến bạn thiếu tự tin, thiếu tính chủ động giao tiếp, gây nên suy nghĩ tiêu cực trong bạn về khả năng tiếng Anh của chính mình.
Vậy bạn phải làm như thế nào để khắc phục những nguyên nhân nói trên để trở nên tự tin giao tiếp tiếng Anh?
Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất
Sự thật là chúng ta đang học tiếng Việt theo cách tự nhiên, còn việc học tiếng Anh đang diễn ra theo cách phản tự nhiên. Tại sao lại phản tự nhiên? Hãy để ý, từ khi sinh ra chúng ta nghe ông bà bố mẹ nói rất nhiều hàng ngày, rồi chúng ta biết bập bẹ nói những từ đầu tiên, rồi lên cấp chúng ta mới học đọc, học viết. Còn còn chúng ta đang học tiếng Anh theo cách hoàn toàn ngược lại, đầu tiên chúng ta học ngữ pháp, dồn ép bản thân học danh sách từ vựng thật khủng khiếp, sau đó chúng ta viết, rồi đọc, rồi nói. Chúng ta đang bỏ qua bước quan trọng nhất đó là nghe tiếng Anh. Chính vì vậy mà khả năng giao tiếp phản xạ tiếng Anh của chúng ta gần như bằng 0.
Vậy chúng ta nên nghe cái gì và nghe như thế nào? Đây mới là câu hỏi quan trọng ở giai đoạn nghe này. Phần lớn các bạn thường hồ hở lên internet và tải xuống rất nhiều tài liệu video luyện nghe, đó là những tài liệu rất khó nghe như phim, tin tức… Nghe những tài liệu này bạn sẽ cảm thấy hiểu rất ít hoặc không hiểu gì cả, nó làm bạn nhanh chóng mất động lực, chán nản và dễ dàng bỏ cuộc. Vậy bạn hãy chọn những tài liệu nghe đơn giản, nghe những gì mà bạn hiểu được khoảng 90% nội dung của nó. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn tài liệu theo từng chủ đề hẹp mà bạn yêu thích, sau đó bạn sẽ chuyển qua những chủ đề khó hơn, rộng hơn để nghe. Bạn có thể tham khảo bộ tài liệu luyện nghe nói Effortless English, đây nguồn tài liệu rất hữu ích cho người mới bắt đầu với rất nhiều chủ đề tiếng Anh từ đơn giản đến khó dần đều.
Học sâu, nhớ lâu
Về mặt tâm lý, não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn là nơi để chứa những thông ít quan trọng, bộ nhớ dài hạn là nơi để chứa những thông tin quan trọng. Và có một điều đặc biệt, đó là những thông tin ít quan trọng sẽ được lưu vào bộ nhớ dài hạn khi được lặp đi lặp lại nhiều lần ở mức độ cao. Ví dụ như việc chúng ta học một dạng toán liên tục, dần dần chúng ta sẽ nhận ra ngay cách giải khi chỉ cần nhìn vào dạng đề toán này.
Do đó, trước tiên bạn cần nghe tiếng Anh thật sâu. Bạn cần nghe thật kỹ các tài liệu luyện nghe tiếng Anh, bạn hãy nghe lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Như lời chia sẻ của tiến sĩ AJ.Hoge – cha đẻ của phương pháp tiếng Anh giao tiếp Effortless English, đó là bạn hãy nghe một bài học trong ít nhất 3-5 ngày, thậm trí 7-10 ngày. Số lần nghe lặp đi lại khoảng 30-70 lần. Bạn cần nghe tiếng Anh thường xuyên và đêu đặn mỗi ngày ít nhất 2h, mỗi lần nghe chỉ nên tối đa 30 phút. Việc này sẽ giúp bạn tăng dần khả năng nghe hiểu, từ vựng và phát âm.
Video đang HOT
Nghe và trả lời
Tại sao bạn cần phải nghe và trả lời? Nếu bạn nghe và trả lời sẽ khiến não luôn làm việc trong trạng thái chủ động rất cao, do đó hiệu quả của việc nghe sẽ tăng lên. Điều này sẽ khiến não dần dần hình thành thói quen phản xạ tiếng Anh một cách mạnh mẽ, khiến bạn luôn trong tư thế chủ động trong giao tiếp. Quy trình nghe và trả lời cứ lặp đi lặp lại như vậy, cho tới khi bạn nghe câu hỏi và miệng bạn bật ra câu trả lời 1 cách vô thức. Đó là lúc não bạn đã tư duy bằng tiếng anh, nghe và hiểu mà không cần phải dịch sang tiếng Việt. Đây cũng chính là điểm tuyệt vời mà phương pháp Effortless English nổi tiếng trên thế giới đang áp dụng và đang giúp triệu người trên thế giới thành công với việc học tiếng Anh giao tiếp của mình.
Tóm lại, học tiếng Anh là một quá trình cần sự đầu tư về thời gian, sự chăm chỉ, nhưng không cần nhiều sức nếu bạn đúng phương pháp. Phương pháp Effortless English rất hữu ích và hiệu quả cho người mới bắt đầu học tiếng Anh. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp này đang được nhiều đơn vị đào tạo tại Việt Nam áp dụng tràn lan không dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện. Để có thể tiếp cận và học thử phương pháp Effortless English chính thống, bạn có thể tham khảo tại Tổ chức đào tạo tiếng Anh giao tiếp Pasal – đơn vị độc quyền của Effortless English tại Việt Nam. Tham khảo tại www.pasal.edu.vn
Theo Dân trí
Việt Nam nhiều danh lam thắng cảnh lắm, nhưng bạn đã biết cách giới thiệu chúng như thế nào bằng tiếng Anh chưa?
Nếu đã từng một lần băn khoăn, lúng túng không biết gọi tên các danh lam thắng cảnh Việt Nam như thế nào cho người nước ngoài hiểu thì bài viết này là dành cho bạn.
Viêt Nam vôn nôi tiêng la môt quôc gia đep, la đia điêm thu hut rât nhiêu khach du lich quôc tê. Danh lam thăng canh cua nươc ta cung la môt trong nhưng niêm tư hao đang đê khoe vơi ban be năm châu. Tư Băc chi Nam, danh sach danh lam thăng canh nhiêu không đêm xuê. Nhưng liêu ban đa biêt goi tên chung trong tiêng Anh như thê nao chưa? Nêu chưa thi hay năm long danh sach dươi đây nhe!
1. Fansipan Summit - Đỉnh Phan Xi Păng
2. Terraced Rice Fields, Sa Pa - Ruộng bậc thang Sa Pa
3. Hung Temple - Đền Hùng
4. Ha Long Bay - Vịnh Hạ Long
5. Bat Trang Pottery Village - Làng gốm Bát Tràng
6. Ha Noi Old Quarter - Phố cổ Hà Nội
7. Hanoi Opera House - Nhà hát Lớn Hà Nội
8. Temple of Literature - Văn Miếu
9. St. Joseph's Cathedral - Nhà thờ Lớn Hà Nội
10. Ho Chi Minh Mausoleum - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
11. Trang An Scenic Landscape Complex - Quần thể danh thắng Tràng An
12. Bai Dinh Temple - Chùa Bái Đính
13. Phong Nha-Ke Bang National Park - Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng
14. Hue Imperial City - Hoàng thành Huế
15. Dragon Bridge, Da Nang - Cầu Rồng Đà Nẵng
16. Son Tra Peninsula - Bán đảo Sơn Trà
17. Hoi An Ancient Town - Phố cổ Hội An
18. My Son Sanctuary - Thánh địa Mỹ Sơn
19. Nguyen Hue Pedestrian Street - Phố đi bộ Nguyễn Huệ
20. Notre Dame Cathedral - Nhà thờ Đức Bà
21. Independence Palace - Dinh Độc Lập
22. Nha Rong Wharf - Bến Nhà Rồng
23. Cu Chi Tunnels - Địa đạo Củ Chi
24. Mui Ne Sand Dunes - Đồi cát Mũi Né
Theo Helino
2 thời điểm "vàng" giúp trẻ học giỏi tiếng Anh bố mẹ không nên bỏ lỡ Nếu bố mẹ biết quan tâm đúng cách đến 2 thời điểm "vàng" này, việc trẻ giỏi tiếng Anh, sử dụng được 2 ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng. Ngày nay giao tiếp tiếng Anh tốt là một trong những kĩ năng cần thiết để gia tăng cơ hội phát triển và hòa nhập với thế giới. Nhiều cha mẹ quan...