Phương pháp giáo dục STEAM: Không học qua những lời nói suông mà qua chính những trải nghiệm và tư duy
Phương pháp STEAM giúp trẻ được học tập thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo, nhờ đó trẻ tiếp thu kiến thức toàn diện hơn.
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục STEAM đang dần trở nên phổ biến hơn. Một số trường học đã áp dụng phương pháp này trong các giờ giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh khi nhắc đến STEAM vẫn còn khá bỡ ngỡ, chưa nghe qua cũng như chưa từng tìm hiểu. Vậy phương pháp này cụ thể là gì, có lợi ích ra sao?
Phương pháp STEAM là gì ?
STEAM là viết tắt của các từ “Science, Technology, Engineering, Art, Math” – “ Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học”. Phương pháp STEAM có thể hiểu đơn giản là cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nêu trên.
Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế, cho trẻ được trải nghiệm, thực hành ngoài đời sống chứ không chỉ học lý thuyết suông.
Video đang HOT
Các em học sinh sẽ được làm các thí nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn thường xuyên để có thể thảo luận, tự rút ra kết luận, cũng như ghi nhớ kỹ lưỡng hơn về môn học. Chẳng hạn như nếu học về tại sao nước suối lại trong, các em sẽ được tận tay thử lọc nước chứa các tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, cát. Qua đó, các em có thể rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần trong nước.
Đối với phương pháp STEAM, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ học sinh về học tập. Điều này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em học sinh thật sự tương tác với môn học vì yêu thích, đồng thời kích thích các em có đầu óc tìm tòi.
Có thể nói, giáo dục STEAM giúp phá đi bức tường chắn giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra cho xã hội những con người làm việc sáng tạo, tư duy tìm tòi thật sự.
Trẻ học STEAM sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn
2. Vì sao giáo dục STEAM quan trọng?
Phương pháp giáo dục STEAM không chỉ mang lại sự phát triển cho toàn xã hội mà còn giúp những đứa trẻ của chúng ta có tương lai tươi sáng hơn. Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới.
Ở các nước phát triển như Mỹ, các công việc liên quan đến khoa học và kỹ thuật kiếm được thu nhập gấp đôi thu nhập trung bình của các công việc khác.
Nhiều báo cáo cũng ghi nhận, trẻ nhỏ được tiếp xúc với phương pháp giáo dục STEAM thường có tư duy logic, sáng tạo hơn so với những đứa trẻ chỉ biết đến mây trời, chim muông,… qua sách vở.Vậy nên để trẻ có tương lai tươi sáng, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhà trường và các bậc phụ huynh nên cho học sinh, con cái tiếp xúc với STEAM ngay từ bây giờ.
3. Bắt đầu phương pháp STEAM như thế nào?
STEAM nghe thì có vẻ cao siêu nhưng việc áp dụng phương pháp giáo dục này không hề khó khăn chút nào. Bố mẹ có thể giáo dục STEAM cho con ngay tại nhà bằng cách truyền cho trẻ cảm hứng sáng tạo, học hỏi qua việc đặt cho chúng các câu hỏi về sự vật, sự việc hàng ngày.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con xem các chương trình dạy khoa học, cho chúng chơi các đồ chơi giúp phát triển trí tuệ. Trong quá trình vừa học, vừa chơi, bố mẹ đóng vai trò người hỗ trợ, đưa ra câu hỏi, đồng thời giải thích cho trẻ các khái niệm liên quan đến công nghệ, khoa học, kỹ thuật… Đồng thời, bố mẹ cũng khuyến khích con đặt ra câu hỏi để kích thích phát triển tư duy, óc sáng tạo hơn.
Theo EducationcLoset/afamily
Hà Nội: 250 giáo viên mầm non được cấp chứng chỉ giáo dục vượt trội
Khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM - Singapore.
Hoạt động làm quen tiếng Anh của trẻ 5 tuổi tại Trường Mầm non Mai Dịch
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam - Enspire, Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu - Singapore tổ chức Lễ tổng kết khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội" năm 2019 do chuyên gia nước ngoài giảng dạy.
Được biết, năm 2019 là năm thứ 2 khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội" được tổ chức. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Công ty Phát triển Công nghệ Giáo dục Việt Nam - Enspire tiếp tục mời giảng viên nước ngoài của Trường Cao đẳng Quốc tế Á Châu - Singapore về giảng dạy.
Khóa học diễn ra trong vòng 10 ngày với 250 học viên. Đối tượng tham gia là các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán được lựa chọn từ 17 quận, huyện và 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố. Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành về STEAM, có sự nghiên cứu chuyên sâu về chương trình giáo dục mầm non Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên kết hợp với sự tích cực học hỏi và ý thức cầu tiến của các học viên các lớp học diễn ra sôi nổi, hiệu quả.
So với năm 2018, khóa học năm nay đã có nhiều đổi mới. Chẳng hạn như: Có sự điều chỉnh về đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu người học, tài liệu bồi dưỡng có sự cập nhật và chắt lọc rút kinh nghiệm từ năm học trước; lựa chọn đơn vị thực hành kiến tập tại Hệ thống Trường Mầm non JustKids và Trường Mầm non chất lượng cao Mai Dịch quận Cầu Giấy giúp học viên kiểm chứng giữa lý thuyết chuyên gia giảng dạy với việc áp dụng lồng ghép STEAM vào các hoạt động chương trình giáo dục mầm non, từ đó hiểu sâu kiến thức hơn để linh hoạt, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục mầm non Việt Nam.
Lễ tổng kết khóa "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phương pháp nuôi dạy trẻ đối với giáo viên mầm non thành phố Hà Nội"
Sau khi kết thúc, khóa học đã tạo được kho tư liệu tham khảo cho các nhà trường về các hoạt động STEAM với các chủ đề phù hợp với giáo dục mầm non do các học viên thiết kế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về STEAM - Singapore. 100% các giáo viên được xét duyệt và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, trong đó 30/250 học viên (chiếm 12%) xuất sắc tiêu biểu được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các chuyên gia nước ngoài khen ngợi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang đề nghị: Ngay sau đợt tập huấn, 7 trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội cần nghiên cứu, nhân rộng thí điểm thực hiện lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào chương trình giảng dạy linh hoạt, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đối với các trường điểm tại 12 quận, 5 huyện tiếp tục nghiên cứu, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ với các đồng nghiệp, mỗi độ tuổi xây dựng 1 lớp điểm. Có báo cáo định kì sơ kết, tổng kết việc ứng dụng STEAM trong giảng dạy.
Theo laodongthudo
Giáo viên, học sinh mệt mỏi khi vào mùa hội nghị Năm nào cũng hội nghị với những nội dung không có gì mới. Bảng báo cáo tổng kết, bảng phương hướng luôn là "bổn cũ soạn lại". Đầu năm học, giáo viên bộn bề với biết bao công việc phải lo toan, thầy cô luôn dành từng giờ để dạy, dỗ, chăm lo, nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện...