Phương pháp đo nồng độ cồn chính xác nhất
Đo nồng độ cồn trong máu và hơi thở là hai phương pháp phổ biến để kiểm tra mức độ ethanol.
Chỉ số nồng độ cồn trong máu thường được sử dụng đối với các tình huống liên quan pháp lý hoặc điều trị y khoa, có tính chính xác cao hơn.
Hiện nay, việc kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển giao thông được thực hiện theo hai bước. Lực lượng chức năng sử dụng máy kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở để tiến hành kiểm tra định tính. Người được kiểm tra thổi nhẹ vào thiết bị đo sẽ có kết quả dương tính hoặc không.
Nếu máy phát hiện có cồn, người này sẽ được tách ra riêng để kiểm tra định lượng, xác định mức nồng độ cồn trong khí thở. Cảnh sát giao thông căn cứ vào kết quả này để ra quyết định xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, trong tình huống tuần tra lưu động, hoặc khi phát hiện đối tượng nghi vấn sử dụng rượu bia, hoặc trong điều tra giải quyết tai nạn giao thông, cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra bằng chế độ đo định lượng. Trong một số trường hợp, cảnh sát sẽ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu, ví dụ với người như bị thương hay tai nạn…
Video đang HOT
Kiểm tra định tính (xác định có cồn hay không) và định lượng (xác định mức độ nồng độ cồn trong hơi thở).
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Thị Ngọc Hoanh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.HCM), đo nồng độ cồn trong máu được xem là phương pháp có tính chính xác hơn nhưng phải được thực hiện ở cơ sở y tế.
Bác sĩ Hoanh cho hay chỉ định này được áp dụng chủ yếu ở các khoa Cấp cứu, trong đó bao gồm nạn nhân tai nạn giao thông (có hoặc không có cảnh sát giao thông đưa đến và yêu cầu thực hiện), bệnh nhân có biểu hiện không giữ được thăng bằng, phản xạ chậm, buồn nôn hoặc nôn ói nhiều, nói lắp, tri giác lơ mơ, co giật, thân nhiệt thấp, nghi ngờ ngộ độc rượu…
Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân, chuyển mẫu máu đến phòng xét nghiệm, chạy trên máy sinh hoá tự động và có kết quả sau khoảng 45 phút. Kết quả này sẽ giúp bác sĩ nhận định nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.
Cùng quan điểm, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết đo nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở là hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra mức cồn của một người sau khi tiêu thụ rượu bia.
Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu có thể tăng hoặc giảm dựa trên quá trình trao đổi cồn trong cơ thể còn nồng độ cồn trong hơi thở thường phản ánh tình trạng tức thời, thay đổi nhanh chóng khi cồn được tiêu hóa và loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Trong nhiều trường hợp, xác định nồng độ cồn trong hơi thở giúp kiểm tra sự tỉnh táo của người lái xe và sau đó sử dụng mức độ nồng độ cồn trong máu để xác định vi phạm.
Phần lớn nạn nhân tai nạn giao thông có chỉ định kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Ảnh: BVCC.
Cũng theo bác sĩ Chi, đánh giá sự nguy hiểm của nồng độ cồn sẽ dựa vào Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu tại mục 60. Cụ thể:
- Trị số bình thường:
- Mức 10,9-21,7 mmol/l sẽ có biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.
- Mức từ 21,7 mmol/l sẽ biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.
- Mức từ 86,8 mmol/l có thể gây nguy hại cho tính mạng.
Bị CSGT phạt nồng độ cồn, người phụ nữ phân trần '20.10 nên hơi quá chén '
Bị CSGT TP.HCM xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nữ tài xế thừa nhận đã sử dụng rượu bia nhưng vẫn phân trần lý do vì ngày 20.10 nên uống hơi quá chén.
22 giờ ngày 20.10, Đội CSGT Bàn Cờ, thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại giao lộ Cao Thắng - 3 Tháng 2 (P.12, Q.10).
Khoảng 22 giờ 30 phút, chị N.T.M.T (34 tuổi, quê Bến Tre) vừa kết thúc buổi tiệc cùng bạn bè tại một quán nhậu trên đường Cao Thắng thì lái xe máy chở bạn ra về. CSGT tại chốt phát hiện chị T. có dấu hiệu đạp phanh không chuẩn, loạng choạng, nên yêu cầu kiểm tra.
Một cô gái được CSGT kiểm tra nồng độ cồn khuya 20.10. Ảnh TRẦN DUY KHÁNH
Qua kiểm tra, chị T. có nồng độ cồn mức 0,714mg/l khí thở. Chị T. cho hay đang chở bạn từ quán nhậu về Q.8, quãng đường hơn 10 km. Với mức nồng độ cồn như trên, chị T. bị CSGT lập biên bản, tước giấy phép lái xe 23 tháng, phạt 7 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Lúc này, người phụ nữ phân trần: "Hôm nay là sinh nhật của một người bạn, lại trùng với ngày Phụ nữ Việt Nam nên tôi vui quá, uống hơi quá chén...".
Tiếp đó, tổ công tác phát hiện anh Q.D.P (25 tuổi, quê Thái Nguyên) có dấu hiệu mặt đỏ nên yêu cầu dừng xe máy, kiểm tra. Kết quả phát hiện anh P. có nồng độ cồn ở mức 0,548 mg/l khí thở. Anh P. cũng bị mức phạt như với chị T.
Anh P. cho hay do rơi vào ngày Phụ nữ Việt Nam, lại là dịp cuối tuần, nên vừa đi làm về thì cùng người yêu ra quán "uống vài lon bia".
Trong đêm 20.10, tổ công tác đã kiểm tra 19 trường hợp trong đó phát hiện 5 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Đến gần rạng sáng 21.10, buổi kiểm tra kết thúc, các phương tiện được niêm phong, đưa về trụ sở đội CSGT Bàn Cờ, tiếp tục xử lý theo quy định.
Vi phạm nồng độ cồn ở TP.HCM khó 'thoát' CSGT? Công an TP.HCM đang có các giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chống người thi hành công vụ. Đó là thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên...