Phương pháp điều trị ung thư đoạt giải Nobel 2018 đang được triển khai tại Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Ngày 8.10, các chuyên gia y tế của Bệnh viện K T.Ư đã chia sẻ về “vũ khí” chống lại tế bào ung thư mới đang được triển khai tại Việt Nam. Đây là phương pháp điều trị ung thư đã giúp cho 2 nhà khoa học Mỹ và Nhật vừa giành giải Nobel Y học và Sinh lý học ngày 1.10 vừa qua.

Bác sĩ Phạm Tuấn Anh- Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K cho biết, các loại thuốc điều trị ung thư ra đời từ công trình nghiên cứu đạt giải Nobel Y học 2018 cũng đã được Bộ Y tế cho lưu hành, sử dụng ở Việt Nam từ cuối năm 2017.

Hiện, liệu pháp này được áp dụng tại các bệnh viện như Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM…

Phương pháp điều trị ung thư đoạt giải Nobel 2018 đang được triển khai tại Việt Nam - Hình 1

PGS Lê Đình Quảng – Phó Giám đốc Bệnh viện K T.Ư (bên trái): thuốc kiểm soát miễn dịch này chỉ kéo dài cuộc sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

Tại Bệnh viện K, bác sĩ Tuấn Anh cho hay cách đây 4 năm, Bệnh viện K đã tham gia thử nghiệm đa lâm sàng quốc tế với 4 loại thuốc điều trị ung thư bằng phương pháp miễn dịch. Từ cuối năm 2017, Bệnh viện K chính thức điều trị cho hàng chục bệnh nhân bằng liệu pháp này. Thuốc được xem có hiệu quả ưu việt đối với bệnh nhân ung thư phổi và đang được mở rộng nghiên cứu với các loại bệnh khác như gan, thận, dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng.

Thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch điều trị ung thư được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, với các loại ung thư: hắc tố, phổi, dạ dày, u lympho, gan và đường niệu đạo.

Phương pháp điều trị ung thư đoạt giải Nobel 2018 đang được triển khai tại Việt Nam - Hình 2

Video đang HOT

Siêu âm tìm khối u tại Bệnh viện K T.Ư. Ảnh: D.L

Bác sĩ Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Phó trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, BV K T.Ư, chia sẻ về một nam bệnh nhân ngoài 60 tuổi bị ung thư phổi đã trải qua nhiều phương pháp điều trị như hoá trị, xạ trị, nhưng u vẫn tiến triển. Từ cách đây 7 tháng, bệnh nhân được chỉ định dùng thêm thuốc điều trị miễn dịch, bệnh nhân đã đáp ứng tốt khi khối u di căn không tiến triển. hiện chưa có kết quả đánh giá chung, nhưng trên từng bệnh nhân cho thấy, tình trạng được cải thiện, khối u không còn bị di căn.

Một bệnh nhân bị ung thư vòm họng đã điều trị thuốc trúng đích nhưng không hiệu quả đã được dùng liệu pháp miễn dịch. Sau 2 chu kỳ dùng thuốc miễn dịch, bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt, khối u vùng cổ đang giảm.

Theo bác sĩ Tú, hiện chưa có kết quả đánh giá chung, nhưng trên từng bệnh nhân cho thấy, tình trạng được cải thiện, khối u không còn bị di căn.

PGS.TS Lê Văn Quảng- Phó Giám đốc Bệnh viện K T.Ư cho biết thêm, mặc dù liệu pháp này được coi là vũ khí mới trong điều trị ung thư nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có chỉ định điều trị phương thức này. Cùng một loại ung thư, không phải bệnh cảnh nào cũng có chỉ định mà tuỳ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và đặc điểm khối u.

Hiện nay, chi phí điều trị bằng liệu pháp dùng thuốc trúng đích cho một chu kỳ từ 60 – 120 triệu đồng, tuỳ cân nặng, lứa tuổi, tình trạng bệnh… Đây là một chi phí khá đắt đỏ, trong khi đó bệnh nhân sẽ phải truyền 3 tuần/lần và truyền liên tục trong vòng 3-4 năm. Hiện bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho những loại thuốc của liệu pháp điều trị miễn dịch nên không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận phương pháp này.

Ngoài ra, các chuyên gia điều trị ung thư cũng lưu ý các loại thuốc kiểm soát miễn dịch này chỉ kéo dài cuộc sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư và chưa thể điều trị ung thư triệt để và không thể chữa khỏi ung thư.

Trước đó, ngày 1-10, hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) đã giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 với “phát hiện phương pháp điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế điều hòa miễn dịch âm tính”. Tại Việt Nam, từ cuối năm 2017, Bộ Y tế đã chính thức cho lưu hành thuốc điều trị ung thư theo liệu pháp miễn dịch. Hiện đề tài khoa học này đã được Bộ Y tế phê duyệt và đang thử nghiệm lâm sàng tại các BV: Ung bướu TP HCM, K Trung ương, Chợ Rẫy, Bình Dân TP HCM…

Theo Danviet

Cảnh giác với những liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tự xưng

Những phương pháp "tự xưng" và khuyên dùng "đại trà" có thể kể đến là các loại nấm, tảo, hay vô số thực phẩm chức năng bổ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư đang được nhiều người Việt Nam tìm kiếm và mong muốn sẽ trở thành cứu cánh cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Tuy nhiên, theo TS.BS Phạm Nguyên Quý, bác sĩ nội trú khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Đại học Kyoto, Nhật Bản, liệu pháp miễn dịch chỉ là tên gọi chung. Thực tế, chúng được chia làm 3 nhóm. Bác sĩ Quý ví von các nhóm này là chính phái, tà giáo và lưng chừng trời.

Nhóm tà giáo

Là những phương pháp miễn dịch "tự xưng" và khuyên dùng "đại trà". Ta có thể kể từ các loại nấm, tảo, hay vô số thực phẩm chức năng quảng cáo là bổ trợ tăng cường hệ miễn dịch, các phép luyện công kỳ bí hơn như tăng thân nhiệt, tắm tia xạ radon liều thấp ở suối nước nóng (onsen) để tăng sức đề kháng. Thực chất, những phương pháp này không hề có số liệu hay qua kiểm chứng trên người để các bác sĩ khuyên dùng.

Trong số này, một ví dụ điển hình là vắc xin Maruyama ở Nhật được đề xướng và bắt đầu "thử nghiệm lâm sàng" từ cách đây 40 năm, sử dụng ở trên 350.000 người nhưng vẫn chưa có báo cáo nào. Hiện chúng vẫn còn tiếp tục được bán nhỏ giọt qua đường truyền miệng. Vì những loại điều trị miễn dịch lừa đảo này mà cho tới vài năm gần đây phương pháp miễn dịch chính thống vẫn còn mang tiếng xấu và bị rất nhiều bác sĩ, bệnh nhân hoài nghi.

Cảnh giác với những liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tự xưng - Hình 1

Nhiều bệnh nhân Việt Nam đang kỳ vọng vào phương pháp điều trị ung thư mới được trao giải Nobel Y học. Ảnh: Altsantiri.

Nhóm chính phái

Đây là những loại thuốc có bằng chứng rõ ràng cụ thể qua thử nghiệm lâm sàng nghiêm chỉnh như nivolumab, pembrolizumab (kháng PD-1), hay ipilimumab (kháng CTLA-4)...(gọi chung là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, immune checkpoint inhibitor). Các thuốc này thường đã qua pha 3 của thử nghiệm lâm sàng, được công nhận rộng rãi và có tên trong hướng dẫn điều trị (guidelines) của Mỹ, Nhật, châu Âu, cụ thể ở đúng loại ung thư, đúng giai đoạn bệnh và đúng thời điểm sử dụng (thứ tự phác đồ). Giải Nobel Y học năm nay thật ra dành cho phát kiến liên quan tới những loại thuốc nói trên.

Nhóm chính phái này còn có vắc xin Sipuleucel-T dùng trong ung thư tuyến tiền liệt và một số loại CAR-T cell therapy đặc biệt như Tisagenlecleucel trong ung thư máu cấp tính dòng lympho (ALL) hoặc Axicabtagene ciloleucel trong ung thư lympho tế bào B lớn (large B-cell lymphoma).

Lưu ý, phác đồ chưa cập nhật nên nhiều thuốc chưa có thường quy ở Việt Nam. Những phương pháp như CAR-T cell therapy (điều trị bằng tế bào T) cũng rất đắt tiền và chỉ định ở một số dạng bệnh cụ thể (không phải đại trà) ở nước ngoài.

Nhóm lưng chừng trời

Đây là những phương pháp đang trong thử nghiệm lâm sàng nghiêm túc tại các bệnh viện và trung tâm ung thư chính quy. Vì thử nghiệm có thể ra kết quả thành công hoặc thất bại (so với một mục tiêu cụ thể định trước), nên những phương pháp này không đáng để bị xếp vào nhóm tà giáo, nhưng cũng chưa thể xếp vào nhóm chính phái, vì không có số liệu để khẳng định đã qua hết kỳ sát hạch.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư
10:14:40 06/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz
19:19:23 07/11/2024
Hiền Hồ sượng trân, né gấp khi bất ngờ bị hỏi về tin đồn cặp đại gia
20:27:15 07/11/2024

Tin mới nhất

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc

19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm

09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump

Sao âu mỹ

23:14:23 07/11/2024
Kể từ sau chiến thắng của ông Donald Trump, rất nhiều người nổi tiếng đã lên mạng xã hội để chia sẻ suy nghĩ của họ về kết quả này.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...