Phương pháp dạy học mới thay đổi ở vỹ mô, chưa thấm sâu vào trường học
Ông Tạ Quang Sum: “Việc tiếp cận chương trình mới không chờ đến thời điểm thực hiện mà ngay từ năm học này cần tổ chức giới thiệu đến giáo viên và học sinh”.
Tại Hội thảo Giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội tổ chức 22/9, ông Tạ Quang Sum (Nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo, thành phố Cam Ranh) đã gửi tới tham luận, “Chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam những vấn đề quan tâm”.
Trong đó, ông Tạ Quang Sum đã chỉ ra nhiều điểm bất cập và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thay đổi để giáo dục phổ thông phát triển hơn trong thời gian tới.
Vấn đề mà chuyên gia này dành tâm huyết lớn đó là đổi mới phương pháp dạy và học tại các trường phổ thông hiện nay.
Theo ông Sum: “Hoạt động chủ yếu của mọi nhà trường là dạy và học, triển khai công việc có tính sự nghiệp ấy đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp thời thế.
Cho đến hiện nay phương pháp dạy và học trong các nhà trường đã rất lạc hậu, nhưng khó thay đổi vì chưa có những giải pháp khả thi nhằm thay đổi cả một hệ thống tập quán bị nhân danh là truyền thống.
Cả người dạy lẫn người học đang hợp tác chặt chẻ tạo ra sức ì ngăn cản đổi mới, vì đích đến của họ chỉ là kết quả các kỳ thi”.
Theo ông Tạ Quang Sum phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông cần đổi mới (ảnh nguồn giaoduc.net).
Liên quan đến phương pháp dạy học phổ thông hiện nay, ông Tạ Quang Sum cho rằng còn nhiều tồn tại như việc:
“Thầy cô giáo trong quá trình dạy học hầu như phải và chỉ cần nói lại đầy đủ những gì đã được viết trong sách giáo khoa, phải tuân thủ trình tự lên lớp.
Tính sáng tạo và nghệ thuật dạy học chưa trở nên cấp thiết để vinh thăng nghề dạy học.
Những tiết thao giảng, dự giờ diễn ra chưa thực chất, khó phản ánh được chất lượng của giáo viên và học sinh.
Việc thay đổi hầu như chỉ dừng ngang ở những quyết định vỹ mô, chưa thấm sâu vào các cơ sở trường học.
Cả cán bộ quản lý lẫn giáo viên đều không dễ dàng từ bỏ nhiều cách làm cố hữu bởi quan điểm dạy học chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm học mà không có điều tiếng gì”.
Từ những tồn tại đó, vị chuyên gia này cho rằng cần phải thay đổi phương pháp dạy học, trong đó việc thay đổi phương pháp dạy và học không có nghĩa là loại bỏ những phương pháp truyền thống như :
Thuyết trình – đàm thoại – luyện tập – đọc chép – ghi chép….. mà trong giai đoạn chuyển tiếp cần cải tiến những phương pháp này để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm.
Người dạy có thể chọn hoặc kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, phương pháp được chọn phải phù hợp với đối tượng – môi trường – yêu cầu thiết kế và mục tiêu giải quyết công việc được giao trong phạm vi chương trình giáo dục, và hiệu quả được đo bằng chất lượng học sinh.
“Trong tất cả các trường hợp thì việc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và tận dụng tiện ích từ công nghệ thông tin – bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh – đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được đặt vào vị trí ưu tiên.
Để việc thay đổi phương pháp dạy học hiệu quả, cần thiết phải bắt đầu đào tạo những thế hệ giáo viên theo quy chuẩn mới.
Thành lập các trường kiểu mẫu hoàn toàn áp dụng phương pháp dạy học mới, xem đó là hình mẫu để nhân lên đại trà.
Tổ chức các lớp học chính quy tập trung để tái đào tạo giáo viên hiện hành với kế hoạch – chương trình rõ ràng.
Video đang HOT
Trao quyền tự chủ cho người dạy trên cơ sở toàn khối chương trình và thời gian hoàn thành. Cho phép người dạy chủ động điều phối chương trình theo với mặt bằng tiếp thu của người học.
Như vậy thay đổi phương pháp dạy học cũng đồng nghĩa với việc thiết lập một nền giáo dục khai phóng” – Vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Một vấn đề mà nguyên Hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo, thành phố Cam Ranh đề xuất cần thay đổi nữa là cách dạy ngoại ngữ hiện nay.
Theo ông Tạ Quang Sum: “Việc dạy ngọai ngữ lâu nay quá chú trọng vào lĩnh vực hàn lâm, dạy và học ngoại ngữ chủ yếu để đi thi.
Do đó, cả thầy và trò đều dành phần lớn thời gian tập trung vào việc giải những đề thi, quanh quẩn với những chủ điểm – vấn đề thường ra thi… mà quên mất đặt ra yêu cầu trang bị cho học sinh phương tiện phục vụ giao tiếp.
Hệ quả là trình độ ngoại ngữ của học sinh thấp mặc dù chương trình học khá nhiều nội dung.
Về chuyên môn và cơ sở vật chất thì còn có một số tồn tại như: năng lực của giáo viên còn hạn chế (đặc biệt việc phát âm chưa đúng), thiếu thiết bị hỗ trợ dạy học nên học sinh khó tiếp thu, có lúc học bị sai.
Bên cạnh đó, rất nhiều học sinh chưa nắm vững ngữ pháp tiếng Việt, nên không thể hiểu, tiếp thu, sử dụng ngữ pháp tiếng nước ngoài”.
Từ những tồn tại được chỉ ra, ông Sum cho rằng: “Không nên bê nguyên chương trình và phương pháp dạy ngọai ngữ của nước ngoài đặt lên bàn học sinh Việt Nam.
Cần khảo sát trên các bộ môn khác mà mỗi cấp – khối lớp đang học, chiết xuất được phần đặc trưng.
Để cấu trúc lại chương trình và viết lại nội dung giảng dạy ngọai ngữ cho người Việt, trên cơ sở của sự liên thông giữa Việt văn và Ngọai văn, sao cho tạo ra được nhiều sự trùng lặp chủ đề qua song ngữ.
Ví dụ: ở bộ môn Văn học lớp 12 có bài Tuyên ngôn độc lập, thì liền kế đó ở bộ môn Ngoại ngữ nên cho học sinh gặp lại nội dung trên, chính điều này sẽ làm hưng phấn và tạo ra thích thú cho học sinh học ngọai ngữ”.
Ông Tạ Quang Sum nhấn mạnh: “Giáo viên dạy ngoại ngữ phải được đào tạo đúng chuẩn quốc tế, thường xuyên được tu nghiệp trong và ngoài nước ở những quốc gia có ngôn ngữ thứ 2.
Đặc biệt phải triệt tiêu được quan niệm và mục đích: chỉ học để thi, mới xác lập được cơ sở vững bền cho việc dạy ngọai ngữ trong trường phổ thông”.
Bên cạnh những tồn tại cách dạy học hiện nay, ông Tạ Quang Sum rất trăn trở làm sao để thầy và trò tiếp cận được chương trình phổ thông mới. Theo đó, vị chuyên gia này cho rằng: “Việc tiếp cận chương trình mới này không thể chờ đến thời điểm thực hiện, mà ngay từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần dành nhiều thời gian để tổ chức giới thiệu đến giáo viên và học sinh.
Cần lập nên nhiều diễn đàn cho giáo viên tiếp cận với tất cả nội dung, những cuộc hội thảo trong trường hoặc liên trường rất bổ ích cho lực lượng con người sẽ thực hiện các chương trình.
Đài truyền hình quốc gia nên dành hẳn kênh thông tin cho giáo viên, hàng ngày phát các thông tin liên quan về giáo dục cả nước, bài giảng về Anh ngữ thực dụng, kể cả những chương trình tập huấn cho cha mẹ học sinh tham gia giáo dục con cái ngoài nhà trường.
Đó chính là điều kiện rộng rãi và hoàn cảnh tích cực để toàn xã hội thực hiện chiến lược giáo dục quốc gia”.
Ngoài ra, chuyên gia này còn cho rằng: “Các bậc học – các nhà trường cần phải được định hướng bằng những chủ trương giáo dục cụ thể và hiện thực như thế nào!
Cần được trang bị về mặt lý luận dạy học, phương pháp dạy học, tổ chức dạy học như thế nào trong điều kiện phát triển của Việt Nam thời hội nhập!
Đặc biệt lực lượng nhân sự phục vụ sự nghiệp giáo dục quốc gia phải được đào tạo chính quy và chính thống.
Để mỗi thầy – cô giáo là một tấm gương đạo đức – văn hóa – khoa học – sáng tạo, cho học sinh ngưỡng mộ mà noi theo.
Giáo dục Việt Nam phải giao đến tận cơ sở trường học nhiệm vụ hiện thực và cung ứng giải pháp khả thi trong tổng thể chiến lược trồng người
Theo GDVN
Có quá nhiều các loại hồ sơ sổ sách vô bổ
Chuyện những loại hồ sơ sổ sách vô bổ của giáo viên đã được nói nhiều và Bộ Giáo dục cũng đã có hướng dẫn bằng Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
Theo công văn này thì giáo viên chỉ phải làm 4 loại sổ sách là:
Giáo án (có thể kết hợp soạn nhiều môn trong một cuốn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Thế nhưng, thực tế ở các trường thì không phải vậy, Ban giám hiệu luôn yêu cầu giáo viên phải làm thêm rất nhiều loại sổ sách nữa.
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn.
Cứ đầu năm học là các Ban giám hiệu lại triển khai các loại hồ sơ sổ sách xuống các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn lại triển khai đến các giáo viên trong tổ để thực hiện.
Sau khi thực hiện xong, tổ trưởng gom lại và trình Ban giám hiệu kí. Kí xong thì hồ sơ tổ trưởng, tổ trưởng giữ, hồ sơ giáo viên thì giáo viên giữ.
Khi nào có thanh, kiểm tra thì lấy ra để làm minh chứng.
Nhìn những loại hồ sơ chất chồng mỗi năm học mà chán ngán. Thời đại công nghệ số rồi mà sao nhiều địa phương, nhiều trường vẫn cứ mãi hành giáo viên như vậy để làm gì?
Có rất nhiều loại sổ mà đáng ra chỉ cần một loại đã bao hàm hết, nhưng không hiểu sao nhiều lãnh đạo lại muốn chia nhỏ ra.
Ví dụ như Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên đi dạy là phải có giáo án.
Điều này giáo viên không ai thắc mắc làm gì. Nhưng, nhà trường lại "đẻ" thêm Kế hoạch tích hợp, Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học.
Trong khi đó, giáo án của giáo viên đã lồng ghép các chủ đề tích hợp hay sử dụng những đồ dùng dạy học vào các những địa chỉ cụ thể của bài dạy rồi.
Vậy, vô tình sinh ra 2 loại kế hoạch vô bổ. Giáo viên thì mất công làm, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu lại mất công đọc và duyệt kế hoạch.
Mỗi ngày lên lớp, giáo viên luôn thực hiện theo Phân phối chương trình đã được qui định cụ thể và được minh chứng qua Sổ đầu bài của lớp học.
Thế nhưng, giáo viên vẫn phải làm lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy theo từng tuần, từng tháng.
Rõ ràng những kế hoạch "con" là thừa và không cần thiết.
Ngoài các loại sổ sách còn nhiều bất cập thì việc soạn giáo án hiện nay cũng còn quá nhiều những nhiêu khê mà nhiều Ban giám hiệu nhà trường áp đặt.
Một giáo viên đi dạy thì chỉ một vài năm là giáo án đã thuộc lòng rồi. Vậy nhưng, Ban giám hiệu năm nào cũng bắt soạn mới, có ngày soạn, ngày dạy, có các bước, số cột giống nhau (2 hoặc 3 cột), các hoạt động phải thống nhất.
Trong khi, chẳng có văn bản nào qui định như vậy, nhất là số cột giáo án, có người họ muốn soạn theo 3 cột, người 2 cột, thậm chí là 1 cột thì có sao đâu?
Điều cốt lõi là nội dung bài học đó được người thầy vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy để truyền đạt đến cho học sinh một cách dễ hiểu nhất hay không mà thôi.
Giáo viên thì vậy, còn đối với các tổ trưởng chuyên môn thì còn thêm rất nhiều loại sổ và kế hoạch nữa.
Ngoài các loại sổ sách theo qui định thì đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn phải làm vô vàn các loại sổ, kế hoạch mà cũng chẳng biết làm... để làm gì.
Ví dụ như kế hoạch kiểm tra (trong khi các bài kiểm tra đã thể hiện rất rõ qua phân phối chương trình);
Kế hoạch kiểm tra điểm số (trong khi các trường đa số đã vào điểm phần mềm điện tử, chỉ cần Ban giám hiệu mở phần mềm là biết ai đã vào, ai chưa vào);
Kế hoạch theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học (nhân viên thiết bị đã theo dõi và quản lí)...
Ngoài ra còn vô vàn các kế hoạch cho các cuộc thi, các kì thi và các hoạt động ngoại khóa. Mỗi năm, các tổ trưởng chuyên môn làm không biết bao nhiêu kế hoạch vô tích sự như thế.
Có một điều rất lạ là hiện nay công tác kiểm tra chuyên môn của các cấp vẫn còn nặng thủ tục hành chính.
Đi xuống cơ sở, nhiều lãnh đạo sở, phòng và các thành viên hội đồng bộ môn luôn hạch sách và đòi hỏi các nhà trường nhiều loại hồ sơ, kế hoạch không theo qui định của ngành.
Họ không chỉ đòi xem kế hoạch của nhà trường mà còn xem cả kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.
Nhưng, chủ yếu chỉ xem kế hoạch còn cách tổ chức, thực hiện kế hoạch như thế nào thì vẫn là một khâu đang còn để ngỏ.
Đáng lẽ, các lãnh đạo khi về kiểm tra chuyên môn thì xem các trường tổ chức giảng dạy như thế nào, công tác bồi dưỡng cho giáo viên có tốt không, công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém có khả quan không, hay là chỉ làm kế hoạch nhưng không tổ chức phụ đạo.
Sâu sát về chuyên môn để có những định hướng kịp thời nếu đơn vị còn hình thức, yếu kém hoặc biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt.
Đằng này cứ chăm chăm vào mấy loại hồ sơ sổ sách vô bổ. Chính điều này đã khiến cho các nhà trường phải tìm cách đối phó việc kiểm tra các loại hồ sơ số sách.
Chính vì cách quản lí nặng hành chính như vậy nên các kế hoạch của các trường hiện nay đều được "nhân bản" cho nhau. Trường này làm xong thì gửi email cho trường khác.
Họ chỉ sửa lại tên trường và một vài cái khác nhau còn nội dung thì cứ na ná như nhau hết. Cho dù mỗi trường đều có những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn khác nhau.
Rõ ràng công tác chuyên môn của nhiều địa phương, nhiều trường còn quá nặng về hành chính, về sổ sách vô bổ mà chưa chú trọng vào phương pháp và chất lượng giảng dạy.
Nhưng, những loại sổ sách này đang chiếm một phần rất lớn thời gian của giáo viên đứng lớp.
Theo GD
Hơn 300 bài thi hiến kế đổi mới cho ngành giáo dục Nhiều góp ý đôi mơi giao duc, nâng cao chât lương đao tao, học tập... gửi về Cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017. Sau hơn 5 thang phat đông, chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017 (do Trung ương Đoàn, Bộ giao duc phối hợp với Tập đoàn Thiên Long, báo Tuổi Trẻ tổ chức) nhận...