Phường ở TP.HCM có 120.000 dân nhưng chỉ có một trường trung học cơ sở
Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu trường, lớp, giáo viên, nhất là những quận vùng ven.
Hàng năm, thường thì số học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm sau đều cao hơn năm trước. Năm học 2022 – 2023 sắp đến, cũng không nằm ngoài tình trạng này.
Phường 120.000 dân nhưng chỉ có một trường trung học cơ sở
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh được nêu tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố hồi tháng 7 vừa qua, trong năm học mới 2022-2023, số học sinh của thành phố ở các bậc học, cấp học vào khoảng 1,7 triệu em, tăng khoảng hơn 21.800 em.
Trong đó, bậc trung học cơ sở tăng nhiều nhất là hơn 13.600 em, bậc trung học phổ thông tăng hơn 12.700 em, bậc mầm non tăng khoảng 6.600 em.
Là một trong những quận luôn chịu áp lực về tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cao, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân cho hay, dự kiến, năm học tới đây, số học sinh của quận tăng khoảng 5.000 em, nhất là ở bậc mầm non và trung học cơ sở.
Do điều kiện cơ sở vật chất trường lớp chưa thể nào “đuổi kịp” với tốc độ gia tăng dân số cơ học, nên hàng năm, cứ chuẩn bị vào năm học mới, lãnh đạo các quận đều rất “căng não” để sắp xếp chỗ học cho con em trong địa bàn, sao cho phù hợp và thuận tiện nhất đối với các em học sinh.
Số học sinh của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học mới tiếp tục tăng cao (ảnh minh họa: P.L)
Ông Ngô Văn Tuyên nêu ví dụ tại phường Bình Hưng Hòa A của quận Bình Tân có khoảng 120.000 dân, có khi tương đương với dân số của một quận, nhưng chỉ có duy nhất một trường trung học cơ sở là Trần Quốc Toản.
Một số em phải được bố trí qua trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Bình Trị Đông ở những trường nằm ở các phường lân cận.
Ông Ngô Văn Tuyên giải thích, quy hoạch đất dành cho giáo dục là có hết rồi, nhưng có lẽ là bị vướng giải phóng mặt bằng do kinh phí đền bù quá lớn.
Video đang HOT
Hiện tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày của quận chỉ đạt dưới 50%, còn học sinh bậc trung học cơ sở chỉ khoảng 20%.
Thành phố Hồ Chí Minh cần tuyển hơn 5.200 giáo viên các bậc học
Trao đổi với phóng viên, ông Tống Phước Lộc – Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, trong năm học mới sắp tới, thành phố dự kiến sẽ tuyển hơn 5.200 giáo viên của các bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông.
Nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là tiểu học (2.355 nhân sự), trung học cơ sở (1.698 nhân sự), còn lại là trung học phổ thông và mầm non.
Hiện công tác tuyển dụng vẫn đang được ráo riết thực hiện. Trong đó, phía Sở sẽ tuyển 386 nhân sự cho ngành giáo dục ở bậc trung học phổ thông (296 giáo viên và 90 nhân viên). Những bậc học còn lại sẽ do các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đảm trách.
Tại quận Bình Tân, ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo của quận cho hay, năm học mới, quận có nhu cầu tuyển 380 giáo viên ở tất cả các môn. Hiện kế hoạch tuyển dụng đang được trình lãnh đạo quận, và sẽ tiến hành trong những ngày sắp đến.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, việc tuyển dụng như vậy có trễ, ảnh hưởng đến việc giảng dạy của năm học mới hay không, ông Ngô Văn Tuyên nói rằng, có lẽ sẽ trễ hơn một chút so với năm học mới bắt đầu, có thể trong tháng 9 sẽ hoàn thành.
Những môn khó tuyển giáo viên nhất vẫn là Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học.
Ủy ban nhân dân quận Tân Bình cũng thực hiện việc tuyển giáo viên với quy mô cả nước, với số lượng 324 viên chức, gồm 241 giáo viên và 85 nhân viên. Trong đó, nhu cầu tuyển nhiều nhất là trung học cơ sở, tiểu học rồi đến bậc mầm non.
Nhu cầu tuyển giáo viên của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học mới rất cao (ảnh minh họa: P.L)
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Khắc Huy – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, việc tuyển dụng không xét đến hộ khẩu nơi cư trú nhằm để tăng mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên với nhau, nhằm thu hút được nguồn nhân lực tài giỏi của ngành giáo dục cả nước đến với quận Tân Bình giảng dạy.
Trong đợt 1 vừa qua, quận đã tuyển được 24/80 giáo viên có hộ khẩu ở tỉnh, đã đồng ý về quận đứng lớp, lập nghiệp.
Nhiều trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng lâm vào tình cảnh khó khăn, khi thiếu giáo viên ở bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Trường trung học phổ thông Bình Chiểu (thành phố Thủ Đức) đã lên phương án hợp đồng với giáo viên bên ngoài ở những môn này, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn về kinh phí, do phải lấy từ nguồn thu của trường.
Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận 3) do thiếu giáo viên ở những môn này, thậm chí có thể chưa thực hiện việc giảng dạy môn Nghệ thuật trong năm học mới sắp tới, mà chỉ có thể tổ chức thành từng câu lạc bộ khác nhau như thanh nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật.
Đi đâu cũng thủ sẵn... nước sát khuẩn!
Không lạ nếu một ngày bạn ra đường và bắt gặp ai đó đi chợ, siêu thị, đi cà phê đều mang theo một chai nước sát khuẩn.
Thích ứng an toàn với tình hình có dịch Covid-19, người trẻ ở TP.HCM đã thay đổi nhiều thói quen.
Không mang nước sát khuẩn thì không tự tin ra đường
Chị Nguyễn Thanh Hiền, 31 tuổi, trú số 19 đường 107, P.9, Q.8, TP.HCM đã quen với việc đi chợ phải treo thêm chai nước sát khuẩn bên xe máy. Mua gì xong là xịt bên ngoài túi ni lông mới cho vào giỏ. Ai thối tiền cũng xịt nước sát khuẩn lên tiền, rồi mới bỏ vào bóp, đồng thời rửa tay liên tục.
"Không chỉ đi chợ, mà đi tới cơ quan, tôi cũng có chai cồn để sẵn trên xe. Dọc đường có mua sắm gì thêm, hoặc xuống xe, bỏ áo chống nắng, nón bảo hiểm ra lại tiếp tục rửa tay với cồn. Mấy tháng nay da tay khô đi nhiều, nhưng bây giờ không có cồn hay nước sát khuẩn thì không tự tin, giống như ra đường quên mang tiền hay điện thoại vậy", chị Hiền giải thích.
Một ngày cuối tháng 11, tại quán cà phê Bin, số 006 chung cư Khiêm Khải, đường 332, P.5, Q.8, nhiều người tới và chủ động ngồi cách một bàn so với nhóm khách khác. Không sử dụng nước rửa tay mà quán chuẩn bị sẵn, một bạn trẻ lấy trong giỏ xách chai cồn xịt trên bề mặt bàn và rửa tay, đồng thời đeo khẩu trang trong lúc gọi đồ uống. Chia sẻ với người viết, anh Văn Thanh Hải (trú đường Đặng Thúc Liêng, P.4, Q.8) cho hay đây là thói quen của anh mấy tháng qua. Đi đâu, anh và bạn bè cũng lựa những quán nào thoáng, khoảng cách các bàn xa nhau mới ngồi.
Trần Thùy Dương (phải) luôn mang theo cồn sát khuẩn bên mình. Ảnh THÚY HẰNG
Bạn trẻ tới đây đông dần lên
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1 dần dần hồi sinh trở lại sau thời gian TP.HCM giãn cách xã hội phòng chống Covid-19. Mỗi tối, đặc biệt cuối tuần, số bạn trẻ tới đây đông dần lên. Tối 26.11, có mặt tại phố, chúng tôi ghi nhận các quán cà phê, đồ ăn vặt đã xôm tụ hơn hẳn trên các đường Nguyễn Huệ, Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế...
Người trẻ không tập trung đông tại một địa điểm. Trước tiệm nước giải khát, gà rán 66A Nguyễn Huệ, khi thấy quán nhiều người ghé tới hơn, nhiều bạn đang ăn chủ động đứng dậy, gói đồ ăn và nước uống mang theo vì ngại ngồi sát nhau.
Trần Thùy Dương (25 tuổi), nhân viên y tế, làm việc tại nha khoa Otis Dental (P.Bến Nghé, Q.1) cho biết để thích ứng an toàn trong dịch, cô và bạn luôn đeo khẩu trang, đi đâu cũng có nước rửa tay hoặc chai cồn. Dương là tình nguyện viên chống dịch, hơn 2 tháng làm nhiệm vụ tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 (nằm trong Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP.Thủ Đức, TP.HCM), là bệnh viện tầng 3, nơi điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch lớn nhất TP. Do đó, cô gái rất mừng khi thấy nhịp sống của TP hồi sinh trở lại.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ đang hồi sinh, các bạn trẻ đeo khẩu trang dạo phố
"Tôi vui vì những đóng góp của mình có ý nghĩa. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng không được chủ quan, khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin rồi mọi người rất cần có ý thức, chủ động 5K để bảo vệ chính mình và cộng đồng, để dịch không tái bùng phát", Dương nói.
Trong khi đó, vừa "khởi động" lại các chuyến đi dã ngoại từ Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) tới H.Nhà Bè, H.Bình Chánh... vào các buổi không có lịch làm thêm, Nguyễn Yến Nhi (19 tuổi, sinh viên năm 2 Trường ĐH Gia Định) cho biết cô có những tiêu chuẩn an toàn như nơi ăn uống, ngồi chụp hình đều là những quán thoáng, không đông người; chỉ đi từng nhóm nhỏ, khi các bạn đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin...
Nhân viên một tiệm cà phê tại TP.Thủ Đức đeo khẩu trang, trang trí quán đón Giáng sinh
Thích trả tiền bằng ví điện tử hơn
Mỗi cuối tuần, Huỳnh Phương Duyên (25 tuổi, kiến trúc sư, làm việc tại Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam - Bộ Xây dựng) thường thích ngồi cà phê ở các quán nhỏ bên phố đi bộ Nguyễn Huệ. "Tôi mừng khi nhìn thấy sinh khí của phố phường, nhiều khi mình chỉ ngồi trên vỉa hè này, nhìn người ta đi bộ, dắt thú cưng đi dạo, trượt patin hay chơi đàn guitar trên phố cũng thấy vui", Duyên nói. Từ ngày bình thường mới, khẩu trang, nước rửa tay là hai đồ bất ly thân của Duyên khi ra đường, cô cũng thích thanh toán trực tuyến hơn, hạn chế dùng tiền mặt khi có thể.
Anh Lê Văn Quang (34 tuổi, khởi nghiệp với chè bưởi Mẹ Siêu Nhân, TP.HCM) cho biết thích ứng an toàn sau dịch, anh đẩy mạnh bán hàng mang đi qua các ứng dụng trực tuyến, giao hàng tận nơi ở 3 chi nhánh (đường Chu Văn An, đường Lê Văn Duyệt và phố đi bộ Nguyễn Huệ). Để phục vụ khách ngồi tại quán, anh không dùng máy lạnh mà mở quạt để thông thoáng. Đồ ăn, đồ uống được để trong ly giấy cho mọi người tiện lợi đứng dậy mang đi theo nếu thấy quán đông lên, do đó không lãng phí đồ ăn.
"Hành vi của khách hàng cũng thay đổi so với trước đây. Rất nhiều người cầm theo cồn, nước sát khuẩn theo bên mình, ai cũng mang khẩu trang đầy đủ. Đặc biệt, mọi người chuộng thanh toán bằng các ví điện tử hơn vì đã quen với quét mã QR. Việc này tránh tiếp xúc, lây nhiễm qua tiền mặt, dù quán phải trả 1,1% doanh thu cho các ví này, song chúng tôi đều rất sẵn lòng", anh Quang cho biết.
Tin tức Covid-19 TP.HCM ngày 8.12: Số ca mắc mới đã giảm Trong nhiều ngày liên tiếp, số ca mắc Covid-19 mới được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR tại TP.HCM ở mức 1.300 - 1.700 ca. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong nhiều ngày liên tiếp, số ca mắc Covid-19 mới được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR tại TP.HCM ở mức 1.300 - 1.700 ca. Đến ngày 7.12, số ca...