Phương án tuyển sinh của ĐH Thủy lợi, Kinh doanh và Công nghệ
Năm 2020, Đại học Thủy lợi, Đại học Kinh doanh và Công nghệ không thi riêng, chủ yếu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Đại học Thủy lợi tuyển sinh 23 ngành và nhóm ngành, trong đó có 2 chương trình tiên tiến giảng dạy bằng Tiếng Anh. Trường tuyển sinh tại 3 cơ sở với chỉ tiêu 3.700, riêng cơ sở chính tại Hà Nội lấy 3.000 sinh viên, cao hơn năm ngoái 330.
Nhóm ngành Công nghệ thông tin tuyển nhiều nhất với 500 chỉ tiêu, sau đó là Kế toán 270. Thí sinh trúng tuyển một số ngành kỹ thuật như Cơ khí, Ôtô, Cơ điện tử… được đăng ký theo học chương trình định hướng làm việc tại Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Đại học Thủy lợi không tổ chức thi riêng, chủ yếu sử dụng kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Chỉ tiêu của hai chương trình đào tạo bằng tiếng Anh:
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở Hà Nội:
Video đang HOT
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở Phố Hiến:
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở phía Nam:
Năm ngoái, Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất với 19,5. Hai ngành khác có điểm chuẩn trên 19 là Kế toán và Quản trị kinh doanh, đều tăng khoảng 1,5 so với năm 2018. Ở nhóm có đầu vào thấp, 12/25 ngành lấy mức 14.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Thành Nguyễn
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng bốn phương thức tuyển sinh, trong đó có phương án liên kết hoặc công nhận kết quả của thí sinh tham dự kỳ thi riêng của các trường khác.
Ba phương thức còn lại là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ và tuyển thẳng. Những thí sinh đạt học sinh giỏi năm học 2019-2020 hoặc trong diện ưu tiên như ở miền núi, hải đảo và vùng khó khăn đủ điều kiện xét tuyển thẳng. Riêng khối ngành sức khỏe không sử dụng phương án này.
Năm 2019, Y đa khoa lấy đầu vào cao nhất – 21 điểm, sau đó là Dược học và Kinh doanh quốc tế cùng lấy 20 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Nga… cùng lấy 14 điểm.
Thêm nhiều đại học xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp
Năm 2020, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Lâm nghiệp tuyển 70% chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, còn lại dựa vào học bạ, tuyển thẳng.
Năm 2020, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) giữ nguyên tổ 5 hợp như năm 2019 gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C01 (Toán, Lý, Văn), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh).
Trường dự kiến tuyển 4.888 chỉ tiêu cho 16 ngành tại hai cơ sở, trong đó Hà Nội 3.422 chỉ tiêu. Kế toán lấy nhiều sinh viên nhất - 900, kế đó là Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh, cùng 600. So với năm 2019, trường mở thêm một ngành là Công nghệ kỹ thuật máy tính, lấy 125 chỉ tiêu.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển của cơ sở Hà Nội từ 15 đến 18,5, cao nhất là Công nghệ thông tin, mức đầu vào của cơ sở Nam Định thấp hơn, dao động 14-15,5.
Tương tự, Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) tuyển sinh năm 2020 theo hai phương thức dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển học bạ. Riêng ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên thuộc hệ tiên tiến, được đào tạo bằng tiếng Anh, trường chỉ tuyển 60 chỉ tiêu theo kết quả thi.
Trường tuyển 2.060 chỉ tiêu cho cơ sở Hà Nội, 650 cơ sở Đồng Nai. Khối ngành Kinh tế xã hội và nhân văn tại Hà Nội tuyển sinh nhiều nhất với 570 chỉ tiêu.
Trường chấp nhận các tổ hợp gồm: D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh), D08 (Toán, Sinh, Anh), D10 (Toán, Địa, Anh), A00 (Toán, Lý, Hóa), A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), D96 (Toán, Anh, Khoa học xã hội), C15 (Toán, Văn, Khoa học xã hội), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C00 (Văn, Sử, Địa), C04 (Toán, Văn, Địa). Riêng chuyên ngành Thiết kế nội thất, thí sinh có thể dự thi theo tổ hợp H00 (Văn, Vẽ, Vẽ).
Năm 2019, hầu hết ngành thuộc Đại học Lâm nghiệp ở cả Hà Nội và phân hiệu tỉnh Đồng Nai lấy điểm chuẩn là 14. Chỉ ngành Chăn nuôi ở cơ sở chính lấy 17. Ba ngành Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng và Khuyến nông lấy 15.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Thành Nguyễn
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (Hà Nội) cũng tuyển sinh năm 2020 theo ba phương thức là dựa theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển thẳng kết hợp và tuyển bằng học bạ. Trường tuyển 2.300 chỉ tiêu tại 40 ngành ở ba cơ sở Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, bằng với năm 2019.
Năm ngoái, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (cơ sở Hà Nội) có đầu vào cao nhất với 20 điểm. Các ngành khác có điểm chuẩn dao động 15-19. Điểm trúng tuyển cho tất cả ngành đào tạo ở cơ sở Vĩnh Phúc và Thái Nguyên là 15.
Trước đó, nhiều trường cũng thông báo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và dựa vào học bạ để tuyển sinh như: Đại học Thương mại, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Văn hóa Hà Nội...
Hiện chỉ trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng để tuyển 70% chỉ tiêu. Một số trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM.
Ngày 22/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Thủ tướng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và được chấp thuận. Thí sinh sẽ thi ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Thời gian thi là 1,5 ngày, dự kiến trong tháng 8.
ĐH Giao thông vận tải TP.HCM xét học bạ từ 18 điểm trở lên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2020 mới, trong đó vẫn xét điểm thi THPT. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM năm nay tuyển sinh chủ yếu bằng xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ - Ảnh: TRẦN HUỲNH Theo đó, trường tuyển sinh trên phạm vi cả nước,...