Phương án thi THPT Quốc gia 2019: Còn nhiều điểm mơ hồ
Không ít chuyên gia, đại diện nhiều trường ĐH tại TP.HCM cảm thấy băn khoăn khi tiếp cận các khái niệm mơ hồ trong phương án thi THPT quốc gia 2019.
Sau những sự cố không mong muốn của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, năm nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa ra rất nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận thi cử cũng như chấm thi. Trong đó, việc quy định các trường đại học, cao đẳng không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình giúp dư luận an tâm hơn về tính khách quan của kỳ thi quan trọng này.
Cùng với đó là những giải pháp siết chặt khâu bảo quản đề thi, bài thi như gắn camera quan sát 24/24 và tăng cường trách nhiệm của những người có liên quan trong các khâu quan trọng này tại các điểm thi, hội đồng thi. Không chỉ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao cho các trường đại học chủ trì mà Bộ Giáo dục – Đào tạo còn yêu cầu tiến hành làm phách và mã hóa các phiếu trả lời của bài thi.
Vẫn còn nhiều điểm mơ hồ trong phương án thi THPT quốc gia 2019.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc Bộ Giáo dục – Đào tạo lắng nghe dư luận và kịp thời có những điều chỉnh hợp lý sẽ giúp nâng cao uy tín của kỳ thi quốc gia này.
“Với những giải pháp mà Bộ Giáo dục – Đào tạo công bố năm nay như giao quyền quản lý kỳ thi, chấm thi cho các trường đại học thì kỳ thi sẽ có kết quả trung thực. Điều đó sẽ giúp các trường an tâm dựa vào kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông để xét tuyển đại học”- PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.
Đánh giá cao những đổi mới trong phương án coi thi và chấm thi của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng: Nếu làm tốt các giải pháp hiện tại sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, “bịt” được những lỗ hổng của kỳ thi năm 2018. Việc thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực như nâng điểm, sửa điểm để bảo vệ tỷ lệ tốt nghiệp cao của không ít cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Kim Hồng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần rõ ràng hơn khi quy định về việc điều động cán bộ, giảng viên và giáo viên các trường đi coi thi để mọi người hiểu đúng vấn đề. Bên cạnh đó, cần có những phương án thực sự tối ưu cho các địa bàn rộng lớn có dân cư đông như TP.HCM và Hà Nội, chứ không thể áp theo mặt bằng chung.
“TP.HCM chiếm 1/9 dân số cả nước. Số học sinh tại TPHCM bằng khoảng 3 tỉnh lớn hoặc 5-7 tỉnh nhỏ trên cả nước cộng lại. Nếu chúng ta giữ quan điểm đưa tất cả giáo viên, giảng viên tại các trường đại học ở TP.HCM đi các tỉnh coi thi thì không vấn đề gì nhưng mà điều giáo viên ở các tỉnh khác về TP.HCM coi thi là vấn đề mà Bộ Giáo dục – Đào tạo cần xem xét kỹ”.
Một thay đổi nữa thu hút sự quan tâm của dư luận đó chính là nội dung đề thi. Thay vì giữ phương án như dự kiến trước đó là phân bố kiến thức 3 năm học phổ thông vào đề thi Trung học phổ thông quốc gia thì trong lần công bố này, Bộ Giáo dục – Đào tạo lại cho biết nội dung đề thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12.
Video đang HOT
Nhiều giảng viên, giáo viên cho rằng, chữ “chủ yếu” là một khái niệm mơ hồ, sẽ gây khó khăn cho việc định hướng ôn tập của học sinh phổ thông. Mặc dù Bộ cho biết sẽ sớm công bố đề thi tham khảo nhưng theo nhiều người, cái mà học sinh và giáo viên phổ thông cần biết nhất bây giờ là cấu trúc đề thi với tỷ lệ phần trăm cụ thể cho kiến thức các năm.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết: “Điều mà học sinh và giáo viên quan tâm nhiều nhất chính là kết cấu của đề thi. Cách đây khá lâu, Bộ Giáo dục – Đào tạo có đưa ra định hướng là năm nay kiến thức của đề thi sẽ trải đều từ lớp 10, 11 đến lớp 12. Bộ cần làm rõ hơn vấn đề trải rộng kiến thức. Nếu được hãy có những hướng dẫn phù hợp với việc học tập hiện nay của học sinh phổ thông”.
Đại diện nhiều trường đại học tại TPHCM cho rằng, họ cần nắm các nội dung cụ thể hơn về việc xác định vai trò chủ trì trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 vì nếu chỉ chủ trì ở khâu coi thi thì cũng không giải quyết được vấn đề bất cập có thể xảy ra. Các trường đại học cần có vai trò cụ thể trong các khâu quan trọng nhằm đảm bảo cao nhất tính khách quan của kết quả thi, đặc biệt là các bài thi trắc nghiệm./.
Theo vov
Vụ sửa điểm thi gây chấn động tại Hà Giang: Thủ đoạn gian lận có thể diễn ra như thế nào?
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định, sẽ làm việc đến nơi đến chốn, với trách nhiệm cao nhất, không có việc bao che cho bất kỳ ai liên quan đến sai phạm này.
Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang. Ảnh: PL.TPHCM
Hình thức gian lận rất tinh vi
Gần 1h ngày 17/7, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết qua rà soát, Bộ GD-ĐT phát hiện có sai phạm trong quá trình chấm thi ở Hà Giang.
Cũng theo ông Trinh, qua đấu tranh ban đầu đã xác định được đối tượng gây ra vụ việc.
Liên quan đến sự việc nghiêm trọng trên, trao đổi với PVbáo Pháp Luật TP.HCM, một nguồn tin cho hay vấn đề điểm thi cao bất thường ở Hà Giang có thể có liên quan đến cả một đường dây gian lận.
Cụ thể, theo ghi nhận của báo này, quy trình thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT thì việc tổ chức thi ở các địa phương sẽ có thanh tra cắm chốt của Bộ giám sát. Để đảm bảo tính khách quan, số cán bộ này là giáo viên, công chức giáo dục ở các tỉnh khác.
Nhưng tới khâu chấm thi thì nhiều công đoạn, công việc lại do Sở GD&ĐT địa phương chủ trì, phụ trách. Khai thác kẽ hở này, một đường dây gian lận thi cử đã được hình thành tại Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang.
Tổ công tác làm việc với Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Ảnh: Infonet
Cụ thể, theo quy trình, sau khi kết thúc thi, ngày 29/6, Hà Giang bắt đầu quét bài thi trắc nghiệm gốc thành dữ liệu điện tử để đến ngày 3/7 hoàn tất, lưu đĩa CD gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 4/7.
Dữ liệu sao này vừa dùng để gửi về Bộ lưu, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết, vừa dùng để chạy phần mềm chấm thi. Nhưng trước khi gửi về Bộ, đường dây gian lận này đã sửa chữa file tài liệu rồi dùng file đã sửa đó đưa vào phần mềm chấm thi, ra kết quả cao chót vót.
Sau khi sửa file điện tử, kết quả chấm thi như "đặt hàng", đường dây này mới rút bài thi gốc bằng giấy ra, tô sửa lại cho khớp với dữ liệu điện tử đã chỉnh sửa trước đó.
"Chúng tôi khẳng định không bao giờ nâng đỡ con mình bằng việc tiêu cực"
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, em P.T.M, là thí đạt điểm cao thứ 2 ở Hà Giang với điểm số 28,4 là con trai của một lãnh đạo sở của tỉnh Hà Giang.
Bà M., mẹ của T.M thông tin với báo trên, trong kỳ thi vừa qua tại tỉnh Hà Giang, chồng bà không tham gia ban chỉ đạo thi.
Bà M. cũng cho biết, ban đầu T.M có nguyện vọng vào ngành y nhưng môn sinh bị 2,5 điểm, nên sẽ chuyển qua nguyện vọng vào các trường thuộc ngành ngân hàng: Những ngày qua, gia đình khá mệt mỏi trước những thông tin từ dư luận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia tại Hà Giang Trần Quý Đức. Ảnh: VTC News
"Chúng tôi khẳng định không bao giờ nâng đỡ con mình bằng việc tiêu cực. Vợ chồng tôi giáo dục các con từ bé đến lớn, đặt sự trung thực lên hàng đầu", bà M. nói và cho biết mong đoàn công tác của Bộ GD-ĐT và Sở sớm có kết quả để đánh tan những luồng dư luận không tốt đối với những thí sinh đạt điểm cao như con bà.
Ông Trần Đức Quý, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hà Giang khẳng định trên báo Thanh niên: Hà Giang xác định không vì thành tích. Chính vì vậy, theo ông Quý sẽ không có vùng cấm trong xử lý vi phạm, sai đến đâu phải xử lý đến đó, kể cả có vấn đề hình sự cũng phải làm.
"Mục tiêu là điểm thi phải trở về với điểm thực của các cháu", ông Quý khẳng định.
Luật sư Vũ Tiến Vinh - Giám đốc Công ty luật Bảo An phân tích trên báo Zing.vn, nếu có người sửa điểm, làm lại hay làm thêm vào bài thi để có điểm cao thì hoàn toàn đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhằm làm rõ ai phạm tội, phạm tội gì, mức độ đến đâu.
Hành vi sửa điểm có thể bị xem xét về tội Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.
Bên cạnh đó, quá trình điều tra, cơ quan chức năng có thể trưng cầu khoa học giám định hình sự; có thể tiến hành ngẫu nhiên một số hội đồng thi để phát hiện bất thường hoặc cũng có thể lấy các trường hợp học sinh có kết quả học tập của ba năm cấp 3 ở mức trung bình nhưng có điểm tốt nghiệp cao bất thường.
Tổng hợp
Theo soha.vn
Bộ GD&ĐT công bố thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019 Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT đã công bố thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, có 5 điểm mới quan trọng thay đổi so với năm trước. Học sinh trường THPT Việt Đức lắng nghe thông tin mới về thi THPT quốc gia 2019 Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, rút kinh nghiệm tổ chức thi các năm...