Phương án thi 2017: Trừ Văn, các môn khác thi trắc nghiệm
Trừ văn vẫn thi bằng hình thức tự luận, tất cả bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Theo dự thảo tóm tắt đề án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa báo cáo Chính phủ, từ năm 2017 phương án thi THPT quốc gia và việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ sẽ có một số thay đổi.
Cụ thể, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ giao về cho các Sở GD&ĐT chủ trì. Cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh, không có 2 cụm thi tốt nghiệp và ĐH như năm 2016. Các trường đại học, cao đẳng cử người về hỗ trợ coi thi và có trách nhiệm giám sát.
Tuy nhiên, theo lộ trình đến năm 2020 trở đi vai trò giám sát của trường ĐH, CĐ sẽ không còn. Kỳ thi sẽ chỉ do sở GD-ĐT với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức khảo thí độc lập.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nói rõ, phương án thi năm 2017 là tổng hợp một số môn thi riêng rẽ làm thành bài thi tổng hợp trắc nghiệm.
Tất cả chỉ còn 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
Video đang HOT
Trừ văn là vẫn thi bằng hình thức tự luận, còn tất cả các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đề thi môn Ngoại ngữ dự kiến sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 60 phút.
Các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội có 50 câu trắc nghiệm làm trong 90 phút. Mỗi thí sinh tham gia dự thi sẽ được cấp một mã đề thi riêng để tránh trường hợp quay cóp.
Về xét tuyển, ĐH và CĐ chính quy: Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ năm 2017 các trường ĐH, CĐ xét tuyển theo một phương thức hoặc kết hợp các phương thức sau: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT (1); Dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia (2); Sơ tuyển kết hợp với thi tuyển bằng các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt (3); Xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực chuyên biệt của trường (hoặc nhóm trường) khác (4).
Những trường có yêu cầu sàng lọc cao để tuyển chọn những TS có năng lực phù hợp cho các ngành nghề đào tạo của trường mình có thể sử dụng phương thức 3. Các trường cũng có thể tự tổ chức thi hoặc thành lập nhóm trường để tổ chức thi.
Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các trường tự tổ chức thi phải công khai cấu trúc bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận), cách tính điểm xét tuyển từ kết quả thi THPT và kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
Tại buổi họp báo ngày 4/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng xuân Nhạ cũng cho hay: “Dự thảo về đề thi: Năm 2017 có cải tiến thêm một bước là mở rộng hơn, tránh học lệch học tủ và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác chấm thi.
Các em sẽ làm các bài thi tổng hợp, vừa bao quát, vừa ngắn gọn, thi trắc nghiệm với các môn thi toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ngoại ngữ. Thi trên giấy, chấm trên máy. Nhìn chung, phương án 2017 là nâng cấp lên từ 2016 chứ không phải đổi mới”.
Theo Hoàng Thanh/Infonet
Hơn 25% thí sinh có điểm trên 20 trong đợt xét tuyển bổ sung
Ngay sau khi kết thúc đợt xét tuyển bổ sung ĐH-CĐ, các trường tải dữ liệu đăng ký để tiến hành xét tuyển.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, trong tổng số thí sinh đạt điều kiện xét tuyển sinh ĐH là 404.000, tổng số thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển là 398.000. Số thí sinh đã đăng ký xác nhận nhập học ĐH là 230.000.
Tỉ lệ tuyển sinh/chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 230.000/320.000 đạt gần 72%. Tỉ lệ này xấp xỉ với đợt 1 tuyển sinh ba chung (khoảng 75%). Trong số thí sinh tham gia đợt xét tuyển bổ sung lần này có hơn 25% thí sinh có điểm trên 20 ở các khối A, B, C, D.
Hơn 25% thí sinh có điểm trên 20 trong đợt xét tuyển bổ sung.
Cũng theo Thứ trưởng Ga, nhiều thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển bổ sung vào một trường duy nhất và bình quân mỗi thí sinh chỉ đăng ký ba nguyện vọng trên tổng số sáu nguyện vọng các em được phép đăng ký tối đa.
Lý giải về việc tại sao các trường không tuyển đủ chỉ tiêu, Thứ trưởng Ga cho rằng nhiều thí sinh đủ điều kiện tham gia xét tuyển nhưng không nộp hồ sơ.
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên học không đúng ngành yêu thích rơi vào trạng thái chán nản, bỏ học giữa chừng. Quy chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em "cố" đỗ vào ĐH bất cứ ngành nào.
Rất nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển vào ngành mình yêu thích đã không nộp đơn xét tuyển vào ngành khác mà chấp nhận học lại để sang năm thi.
Theo Thứ trưởng, không có phương án tuyển sinh nào hoàn hảo. Vì vậy khi ban hành quy chế Bộ đều đã tham khảo ý kiến rộng rãi các trường, các sở, thí sinh và toàn xã hội để lựa chọn phương án được nhiều người ủng hộ nhất. Trước khi thi, tất cả thí sinh đều biết được các quy định của quy chế. Vì vậy khi thực hiện đúng quy chế là đảm bảo được công bằng trong tuyển sinh.
Để hỗ trợ cho thí sinh tránh bớt rủi ro, quy chế đã cho phép thí sinh có nhiều nguyện vọng và được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi để nộp vào trường mà mình quyết định nhập học.
Phương châm tuyển sinh năm nay là giúp thí sinh trúng tuyển vào ngành nghề mà các em yêu thích. Ngành các em yêu thích không hẳn phải là ngành có điểm chuẩn cao mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng người.
Theo Phi Hùng/Pháp Luật TP HCM
Thí sinh đã không còn vào đại học bằng mọi giá Đây là nhận định của NGND, PGS. TS. Lương Công Nhớ - hiệu trưởng ĐH Hàng hải Việt Nam - khi trao đổi về tình hình công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm nay. - Hiệu trưởng một trường đại học danh tiếng khi chia sẻ về công tác xét tuyển của trường mình năm nay đã thốt lên: "Thí sinh chạy đi...