Phương án phòng thủ trên biển của Hải quân Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài, nhiều đảo, vùng đặc quyền kinh tế rộng cho nên hiện nay việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng thủ nhằm giữ vững chủ quyền trong mọi tình huống là điều hết sức quan trọng.
Máy bay SU 27 sử dụng tên lửa chống tầu bảo vệ vùng biển.
Hệ thống phòng thủ cần quản lý không trung trên biển, quản lý mặt biển, quản lý chiều sâu dưới biển. Lực lượng hải quân (không quân, hạm đội, các lực lượng phòng thủ bờ biển huấn luyện tác chiến và sẵn sàng tác chiến trên một tuyến phòng thủ có chiều rộng, đa tầng, bao gồm các các bãi thủy lôi thông minh, các bãi vật cản cơ động, các tuyến chiến đấu của hạm đội tầu ngầm, khu vực phòng thủ hỏa lực của các hạm đội hoặc liên đoàn tầu tuần biển, tuần duyên, trực thăng đa năng, các lực lượng đặc nhiệm hải quân và các lực lượng phòng thủ bờ biển (pháo tầm xa, tên lửa đối hạm, hệ thống phòng không tên lửa và pháo phòng không).
Trong chiến tranh hiện đại, việc sử dụng các radar tầm xa, các sonar công suất lớn, các máy bay robot, máy bay trinh sát và vệ tinh trinh sát tạo thành một hệ thống quan sát tinh vi, bao trùm cả không gian 3 chiều của chiến trường, nhiệm vụ tổ chức một hệ thống ngụy trang, che khuất tầm nhìn trên một hoặc nhiều vùng rộng để hải thuyền, tầu ngầm có thể xuất kích bí mật, bất ngờ là yếu tố quan trọng trong bảo vệ lực lượng.
Video đang HOT
Hệ thống thông tin liên lạc, trinh sát và và kiểm soát an toàn thông tin là các mạch máu trong một hệ thống phòng thủ mạnh trước các đòn tấn công chế áp thông tin. Thành công trong bảo vệ mạng truyền thồng là cơ sở để triển khai hải chiến phòng thủ thành công. Khi xây dựng, bố trí và huấn luyện tác chiến, cần chú trọng các tình huống bị tấn công thông tin bằng các phương tiện vũ khí hiện đại.
Tác chiến tầu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất của chiến đấu phòng thủ, nó bao gồm có tìm kiếm mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, tấn công mục tiêu, phục kích dài ngày ở các khu vực có khả năng tấn công các hạm đội đối phương, quét mìn, triển khai lực lượng đặc nhiệm hải quân, đấu tranh chống lại các phương tiện săn ngầm như máy bay, các lớp tầu săn ngầm, chiến đấu với tầu ngầm đối phương. Lực lượng tầu ngầm có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến liên kết phối hợp với các binh chủng của hải quân.
Một tầu ngầm có thể quản lý nhiều mục tiêu, đồng thời các mục tiêu theo yêu cầu tác chiến cũng được quản lý bởi nhiều phương tiện chiến tranh như chiến hạm, không quân hải quân. Đặc thù của tác chiến tầu ngầm là bí mật triển khai lực lượng trên biển, tham gia các hoạt động tác chiến dưới biển (phục kích, tập kích, yểm trợ hỏa lực, săn ngầm và chống săn ngầm, cơ động từ quân cảng ra biển, và từ biển vào căn cứ đều phải bí mật tối đa. Các đòn tấn công thường được thực hiện bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, hoặc ngư lôi chống tầu.
Hệ thống phòng không phòng thủ bờ biển là yếu tố tiên quyết đảm bảo thắng lợi cho hệ thống phòng thủ. Khi tấn công, đối phương sẽ sử dụng những đòn tấn công từ tầu ngầm, tầu nổi, máy bay cường kích tên lửa. Hệ thống phòng không có nhiệm vụ quan trọng là đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp, bom thông minh.
Do tính chất đặc thù của vũ khí hiện đại, hệ thống phòng không sẽ phải trải rộng, từ các hải thuyền, máy bay tiêm kích không hải đến các cụm pháo, tên lửa phòng không cố định hoặc cơ động, đa tầm và đa hướng. Hệ thống phòng không cần chú trọng phát triển các cỡ nòng khác nhau, từ cỡ nòng tầm rất thấp 12,7mm đến 14,5 mm, 23 mm, 30 mm và các loại tên lửa tầm thấp như Igla đến tầm trung Vonga, tầm xa như tổ hợp tên lửa S-300.
Các đơn vị phòng không phải được kết nối trong một hệ thống phòng không chiến thuật dạng mạng Net, tạo ra các cụm hỏa lực dầy đặc cơ động, trên biển, ven biển và cơ động bờ biển. Áp dụng triệt để hệ thống điều hành bằng công nghệ truyền thông dạng mạng đa điểm, đa trung tâm. Đa tầng chỉ huy, quản lý và kết nối chặt chẽ với các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và liên kết phối hợp.
Trong giai đoạn phát triển công nghệ hiện đại ngày nay, với mức chi phí không lớn, có thể tạo ra được các khu vực nhiễu loạn điện từ, quang điện hoặc radio, vùng mù điều khiển đó rất nguy hiểm cho các loại vũ khí điều khiển như tên lửa hành trình, bom hoặc đầu đạn có điều khiển laser hoặc tự dẫn hồng ngoại. Khi các loại vũ khí hiện đại bay vào vùng nhiễu điện từ, quang học sẽ mất điều khiển và tự hủy. Việc nghiên cứu chế tạo phải được thực hiện ngay hôm nay, vì đó là khả năng phòng thủ mạnh mẽ của tương lai.
Phương án phòng thủ cao nhất là tấn công, đối với các lực lượng đối phương có công nghệ quốc phòng và tiềm năng quân sự lớn, nguyên tắc sống còn trong tấn công vẫn là cơ động nhanh, bí mật, bất ngờ, sử dụng chiến thuật tập kích bí mật, các đòn tấn công dồn dập từ nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực, chú trọng tập trung các phương tiện hỏa lực như không quân hải quân, xuồng phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu tập trung vào một mục tiêu là phương thức chủ yếu để chống lại các hạm tầu hiện đại.
Các đòn tấn công có thể diễn ra trực tiếp, với mục tiêu là các chiến hạm hoặc tầu ngầm, nhưng cũng có thể gián tiếp bằng các lực lượng đặc nhiệm hải quân, như tầu ngầm hải quân đánh tiêu diệt các đoàn tầu quân sự vận tải, máy bay cường kích hoặc lực lượng đặc nhiệm hải quân đánh các căn cứ quân sự trên đất liền của đối phương hoặc trên đảo, trên tầu sân bay.
Theo vietbao
Nhiều sở ngành, quận huyện bị phê bình
UBND TP Hà Nội vừa có cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Theo đó, nhiều sở ngành, quận huyện bị phê bình, nhắc nhở vì lơ là thực hiện chỉ đạo của thành phố.
Hà Nội đang nỗ lực tối đa để gia tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Làm rõ trách nhiệm
Phân tích về chỉ số PCI của Hà Nội, theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, UBND TP đã có kế hoạch, chủ trương đúng (Kế hoạch số 141) nhưng việc thực hiện ở các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã còn chưa nghiêm túc, chưa thường xuyên hoặc bị xem nhẹ. Thực tế, đa số các đơn vị chưa xây dựng kế hoạch hành động của riêng mình theo yêu cầu của UBND TP. Đơn cử, Sở KH-ĐT với vai trò là cơ quan đầu mối thường trực, có tổ chức thực hiện nhưng còn thiếu, có một số khuyết điểm như chậm triển khai kế hoạch của TP; chưa kịp thời, thường xuyên phối hợp với các sở ban ngành, quận huyện, thị xã trong triển khai thực hiện kế hoạch cũng như chưa theo dõi, đôn đốc, chủ động tham mưu, đề xuất với UBND TP trong quá trình triển khai kế hoạch cũng như tham vấn với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sở KH-ĐT cũng chưa xây dựng, công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.
Liên quan tới chỉ số tiếp cận đất đai (Hà Nội đứng đội sổ 63/63), Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho rằng, Sở TN-MT cần kiểm điểm những nhiệm vụ được giao, tìm rõ nguyên nhân khiến chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của TP luôn ở nhóm cuối. TP cũng chỉ đạo Sở TN-MT phải tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt, phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn của một số cán bộ, công chức trong toàn ngành.
Tiếp tục làm rõ nguyên nhân khiến PCI Hà Nội sụt giảm, Phó Chủ tịch UBND TP nêu đích danh Văn phòng UBND TP chưa hoàn thành nhiệm vụ phối hợp với Sở KH-ĐT, chưa chủ động tham mưu, đề xuất với UBND TP trong quá trình triển khai Kế hoạch 141. Bên cạnh việc biểu dương một số đơn vị đã thực hiện tốt Kế hoạch 141 như Cục Thuế TP, Cục Hải quan TP đã triển khai tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp; Sở Công Thương, TP cũng "điểm danh" một số đơn vị không xây dựng kế hoạch để triển khai như Sở Tài chính, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Sở Khoa học và Công nghệ...
Chậm trễ sẽ bị xử lý nghiêm
Từ phân tích thực tế, UBND TP đã phê bình Sở KH-ĐT chưa thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc theo phân công tại Kế hoạch 141 của UBND TP. Đồng thời, TP nhắc nhở nghiêm khắc một số sở, ban, ngành, Văn phòng UBND TP và UBND các quận, huyện, thị xã năm 2012 chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo Kế hoạch 141.
Rút kinh nghiệm năm 2012, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai năm 2013 và tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch 141, gửi về Văn phòng UBND TP và Sở KH-ĐT. Sau ngày 22-4, nếu đơn vị nào không hoàn thành, UBND TP sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xử lý theo Chỉ thị 01 của Chủ tịch UBND TP về thực hiện "Năm kỷ cương hành chính - 2013" và các quy định hiện hành.
Chỉ số PCI của Hà Nội năm 2012 được tính toán trên kết quả điều tra 257/90.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động, bằng 0,28% (tỷ lệ điều tra chung của cả nước là 2,1%), theo công bố của VCCI, Hà Nội đạt 53,4 điểm, giảm 4,9 điểm, giảm 15 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có một số chỉ số giảm sâu như chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, giảm 0,74 điểm, xếp thứ 63/63; chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, xếp thứ 54/63; chỉ số chi phí không chính thức giảm 0,4 điểm, xếp thứ 56/63; chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo giảm 7 bậc, xếp thứ 61/63; chỉ số thiết chế pháp lý giảm 22 bậc, xếp thứ 56/63...
Theo ANTD
Đóng góp quan trọng vào mỗi chiến công Sáng 7-3, Hội Phụ nữ CATP Hà Nội đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và 20 năm ngày thành lập Hội Phụ nữ CATP. Tới dự có đồng chí Nguyễn Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội; Đại tá Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc CATP Hà Nội. Đọc diễn...