Phục tài ông Chà trồng bưởi da xanh mà xây “biệt phủ” tiền tỷ
Ông Võ Văn Chà, ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trồng 3,2 ha bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi năm ông thu hàng tỷ đồng. Vườn bưởi da xanh cho thu tiền tỷ đã giúp gia đình ông giàu có, xây được nhà lầu trị giá cũng hàng tỷ đồng.
Đoàn công tác của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam vừa có chuyến thăm mô hình trồng bưởi da xanh của ông Vo Văn Cha (ấp Ô Chich, xa Lương Hoa, huyên Châu Thanh, tinh Tra Vinh).
Báo cáo với đoàn công tác, ông Chà cho hay, hiện nay gia đình ông có 3,2 ha bưởi da xanh trồng theo hướng VietGAP. Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, thu lời từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Ông Vo Văn Cha (giữa) giới thiệu với đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về mô hình trồng bưởi da xanh VietGAP.
Cũng theo ông Chà, năm 2006, ông bắt đầu mua cây giông bưởi da xanh trông trên 7 công (7.000m2). Đên nay, diện tích trồng bưởi da xanh của gia đình đã tăng lên 3,2ha.
Điểm nổi bật trong việc trồng bưởi da xanh của ông Cha là áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học, ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh. Ông còn trồng thêm nhiều cây dừa để giữ độ ẩm cần thiết cho vườn bưởi da xanh phát triển.
Bưởi da xanh VietGAP của ông Chà luôn được thương lái, doanh nghiệp ưu tiên thu mua
Theo ông Chà, vườn bưởi da xanh cua ông hiện đã từ 3- 12 năm tuổi và đang rất tốt tươi, trĩu quả. Không trồng bưởi da xanh một mình, ông Chà còn vận động người dân trong ấp tham gia Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích.
Video đang HOT
Tổ hợp tác này do ông Chà làm tổ trưởng, số thành viên của tổ hiện đã lên đến 43 người, với tổng diện tích trên 27,3ha. Gần đây, tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích còn được cấp giấy chứng nhận sản xuất thực hành nông nghiệp sạch VietGAP.
Ông Chà giới thiệu về quá trình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.
“Vườn bưởi của gia đình tôi và của tổ hợp tác có đầu ra rất ổn định, có bao nhiêu cũng được các thương lái, doanh nghiệp bao tiêu hết. Tới đây, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích và có hướng phát triển thêm lĩnh vực du lịch vườn bưởi, vườn cây ăn trái”- ông Chà cho biết.
Ông Chà cũng vui mừng cho biết thêm: “Nhờ trồng bưởi da xanh theo VietGAP và thành lập tổ hợp tác, gia đình tôi xây được một căn nhà lầu vài tỷ đồng”.
Căn nhà mới xây xong – thành quả từ việc trồng bưởi của ông Chà
Bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, mô hình trồng bưởi trên đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, thời gian tới, cần có sự liên kết ổn định từ đầu vào đến đầu ra với doanh nghiệp. Về phía Hội Nông dân địa phương, cần có sự hỗ trợ thêm cho hộ ông Chà và Tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích về vốn, kỹ thuật sản xuất,…
“Về lâu dài, tổ hợp tác cần mở rộng lên hợp tác xã để tính pháp lý được cao hơn và được hưởng thêm các chính sách hỗ trợ. Ngoài các kỹ thuật chăm sóc như trước đây, khi mở rộng diện tích, nhà vườn cần nghiên cứu sử dụng giống mới có chất lượng nhằm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và tạo ra giá trị sản phẩm nông sản cao hơn so với cách sản xuất truyền thống” – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm nói.
Theo Danviet
Siêu sao: Có 1 ha vườn trồng "lung tung" thôi mà 9X lời 1,5 tỷ/năm
Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt,hiệu quả kinh tế cao.
Trừ chi phí, mỗi năm anh Nam thu hơn 1,5 tỷ đồng từ vườn cây an trái, giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động địa phương với mức lương ổn định từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
CÓ DUYÊN VỚI CÂY ĂN TRÁI
Từ tỉnh Đồng Nai, gia đình anh Nam đến Bình Phước sinh sống từ năm 2000 và sang nhượng lại 2 sào đất trồng xoài cùng rau màu như: đậu đũa, khổ qua, dưa leo để lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2002, UBND xã Long Giang cấp thêm 7 sào đất cho gia đình anh theo diện hộ thiếu đất sản xuất.
Diện tích đất này được gia đình anh Nam trồng xoài ghép; sau 3 năm thu hoạch vụ xoài đầu tiên và cho thu nhập ổn định. Từ năm 2006 đến nay, gia đình anh trồng xen thêm quýt đường, mận không hạt, bưởi da xanh, ổi lê Đài Loan.
Từ 1.400 cây ổi lê Đài Loan, gia đình anh Nguyễn Hoài Nam thu 120 triệu đồng mỗi năm
Khi các loại cây này cho thu bói, gia đình anh Nam chặt bỏ cây xoài kém hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình anh có gần 1 ha cây ăn trái, trong đó 200 cây bưởi, 300 cây mận, 1.400 cây ổi và 40 cây quýt đường.
Anh Nam chia sẻ: "Để có được vườn cây ăn trái này, gia đình tôi phải dày công chăm sóc và tìm hiểu trồng xen canh phù hợp nhiều loại cây. Mỗi lần chuyển đổi cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Nhưng nhờ sự kiên trì, chịu khó tìm tòi học hỏi nên đến nay vườn cây ăn trái của gia đình đã thành công".
Từ ngày được gia đình giao quản lý và chăm sóc vườn cây, anh Nam đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, lập bảng biểu trên máy tính về lịch trình phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân.
Anh Nam cho biết: "Lập bảng biểu sẽ giúp tôi nhớ được ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc bảo vệ thực vật. Loại phân, thuốc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao sẽ được thể hiện rõ trên bảng biểu...".
Theo 9X Nguyễn Hoài Nam, trong quá trình chăm sóc nếu phát hiện cây có biểu hiện bất thường ở lá, ngọn, thân, hoa, trái thì nhìn vào lịch bón phân, phun thuốc để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh. Từ đó, anh sẽ điều chỉnh lượng phân bón, chọn loại thuốc thích hợp cây trồng...
THU LỜI HƠN 1,5 TỶ MỖI NĂM
Do vườn cây trồng xen canh nhiều loại cây an trái mà nhiều người gọi là trồng "lung tung" nên anh Nam luôn chú trọng khâu chăm sóc. Mỗi loại cây trồng đều có đặc tính sinh trưởng khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cũng khác.
Anh Nam phân tích, như ổi lê Đài Loan, muốn trái vừa ngọt, giòn thì từ khi ra bông đến lúc thu hoạch cần bón các loại phân phù hợp để trái lớn đều, da căng, màu sắc bắt mắt...Khi trái còn non phải cắt đọt những cành nhỏ để cây tập trung nuôi trái.
Ngoài cây ăn trái, anh Nguyễn Hoài Nam còn chiết cây giống như bưởi, ổi, chanh đào bán cho người dân quanh vùng. Hiện gia đình anh Nam có khoảng 2.000 cây giống bưởi da xanh (giá từ 40-60 ngàn đồng/cây), 200 cây giống chanh đào (40 ngàn đồng/cây), 400 cây giống ổi lê Đài Loan ruột trắng và ruột đỏ (20 ngàn đồng/cây). Với mô hình vừa trồng vừa cung cấp các loại giống cây ăn trái, trung bình 1 năm gia đình anh Nam thu hơn 1,5 tỷ đồng.
Với 200 cây bưởi da xanh, anh Nam cho ra trái quanh năm, tức trên cây luôn có bưởi chín để thu hoạch. Anh Nam cho biết: "Mới đầu thử nghiệm để cây bưởi ra trái 4 mùa tôi đã thất bại nhiều lần. Rút kinh nghiệm tôi tự mày mò, điều chỉnh liều lượng để có công thức sử dụng bón phân và thuốc bảo vệ thực vật với tỷ lệ phù hợp giúp cây ra trái và chín quanh năm nhưng vẫn giữ được độ ngọt, mọng nước, cây phát triển tốt...".
Anh Nam cho hay, hiện vườn bưởi da xanh cho thu khoảng 40 tấn trái/năm, bán giá từ 40-50 ngàn đồng/kg bưởi loại 1. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, anh Nam có hệ thống cung cấp riêng và thành lập trang web bán bưởi online, nhận ship hàng cho khách mua từ 2 trái trở lên trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi tháng, anh Nam bán online khoảng 1 tấn bưởi da xanh. Như vậy, 1 năm từ vườn bưởi gia đình anh thu lời khoảng 1,2 tỷ đồng.
Vườn cây của anh Nam còn có ổi, mận và quýt đường. Riêng 300 cây mận anh Nam mua lưới chắn côn trùng gây hại nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trung bình 1 năm từ vườn mận gia đình anh thu khoảng 30 tấn trái, bán với giá từ 15-25 ngàn đồng/kg, trừ chi phí sản xuất thu lời khoảng 200 triệu đồng.
Theo Thùy Hương (Báo Bình Phước)
Lạ mà hay: Cho ổi ở chung với bưởi da xanh, lá ổi đuổi rầy cho bưởi Ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết: "Hiện rầy chỏng cánh là đối tượng sâu hại nguy hiểm cho vườn cây có múi, nhất là cây bưởi da xanh. Để khống chế dịch hại rầy chỏng trên cây bưởi, tôi trồng xen canh cây ổi vì theo các nhà nghiên cứu,...