Phục hồi và phát triển kinh tế: Để nền kinh tế không ‘lỡ nhịp’

Theo dõi VGT trên

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Để nền kinh tế vượt qua, phục hồi và phát triển, không lỡ nhịp với kinh tế thế giới, bên cạnh việc khẩn trương xây dựng các chính sách và giải pháp tốt, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, việc khẩn trương đưa các chính sách, giải pháp vào cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Phục hồi và phát triển kinh tế: Để nền kinh tế không lỡ nhịp - Hình 1
Tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm. Ảnh: TTXVN

Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng do việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đến kinh tế của Việt Nam, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.

Xin ông cho biết, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và gần đây là xung đột Nga- Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế?

Đại dịch COVID-19 xảy ra khiến trật tự và hoạt động kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra trên nhiều lĩnh vực với mức độ khốc liệt hơn; các giá trị của tự do kinh tế bị thách thức nghiêm trọng, nền quản trị toàn cầu dựa trên các quy tắc của hệ thống quốc tế bị suy yếu đã tác động tiêu cực tới quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây nên thiếu hụt nguồn cung và lạm phát cao. Trong khi đại dịch chưa kết thúc, xung đột Nga-Ukraine là “cú bồi thêm” càng làm sâu sắc hơn những khó khăn của kinh tế thế giới và từng quốc gia.

Hiện nay, kinh tế thế giới đang đối mặt với các vấn đề nan giải, chưa biết khi nào kết thúc, bao gồm: giá năng lượng và lạm phát cao, làm giảm hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của các quốc gia; chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với đứt gãy nghiêm trọng và chi phí tăng cao; thiếu hụt các kim loại công nghiệp thiết yếu; rối loạn hệ thống tài chính, tăng trưởng toàn cầu suy giảm.

Kinh tế nước ta có độ mở lớn, tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Khi kinh tế thế giới suy giảm và lạm phát cao, đặc biệt kinh tế của các đối tác quan trọng với Việt Nam suy giảm sâu sẽ tác động trực tiếp, khá mạnh đến đà phục hồi và phát triển kinh tế nước ta.

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với chính sách kích cầu của các quốc gia nhằm đưa nền kinh tế trở về giai đoạn trước đại dịch đã gây nên thiếu hụt nguồn cung và lạm phát cao. Điều này càng trầm trọng hơn khi xảy ra khủng hoảng Nga-Ukraine.

Sản lượng sản xuất và thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, nickel, ngô… của Nga và Ukraine rất lớn. Vì vậy, khi khủng hoảng kéo dài gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời gian tới, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, gây nên áp lực lạm phát đối với kinh tế nước ta.

Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng năm 2022 tăng 48,84% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tới 1,76 điểm phần trăm trong mức lạm phát bình quân 2,1% của 4 tháng đầu năm nay; giá gas trong nước biến động theo giá xăng dầu và giá gas thế giới, bình quân 4 tháng giá gas tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm.

Video đang HOT

Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao. So với cùng kỳ năm trước, giá nhập khẩu sắt thép của quý I/2022 tăng 43,87%; giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73%.

Các yếu tố về nguồn cung, đặc biệt là tình hình căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát. Gần đây, Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát năm 2022 của nước ta tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Trong khi đó ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát Việt Nam năm nay vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023.

Giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, kể cả các dự án được chỉ định thầu. Khi giá vật liệu xây dựng tăng làm đội giá thành công trình. Các định mức theo đơn giá trong hồ sơ mời thầu không còn phù hợp với giá thị trường. Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, làm chậm đà phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bất ổn địa chính trị, đặc biệt khủng hoảng Nga – Ukraine làm cho du lịch quốc tế đến Việt Nam phục hồi chậm, ảnh hưởng tới đà phục hồi của khu vực dịch vụ. Năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Việt Nam đón khoảng 4,5 triệu lượt khách Nga, chiếm 25% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Trung bình một du khách Nga chi tiêu ở Việt Nam khoảng 1.600 USD cho một chuyến thăm, cao hơn mức trung bình 900 USD của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, kinh tế Nga đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây và các nước sẽ ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của người Nga. Chỉ riêng khách Nga đã làm thất thu cho lĩnh vực du lịch nước ta khoảng trên 7 tỷ USD.

Ông đán.h giá như thế nào về sự thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng thời gian qua?

Ngay trong năm 2020, khi đại dịch gây nên đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ đồng hành cùng đất nước, để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Tại những thời điểm dịch bệnh chưa tác động nhiều, các doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm ra nhiều giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, khẩn trương ứng dụng công nghệ số trong giao thương để duy trì nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp đã tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động, nỗ lực tìm kiếm và áp dụng nhiều nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, như: nhóm giải pháp về lao động; nhóm giải pháp khắc phục đứt gãy nguồn cung và thị trường tiêu thụ như: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cùng với tiếp tục duy trì thị trường truyền thống; nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Chia sẻ khó khăn trước tác động của đứt gãy chuỗi cung ứng, cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành cùng nhau vượt qua trở ngại với nhiều hình thức như: chia sẻ đơn hàng, cho vay, cho trả chậm tiề.n hàng, hàng đổi hàng…Theo kết quả điều tra, có 47,3% doanh nghiệp tạo mối liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng chia sẻ khó khăn. Hình thức liên kết được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất là cho trả chậm tiề.n hàng, chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, cho vay…

Có thể thấy, cộng đồng doanh nghiệp đã năng động, linh hoạt, không khoanh tay trước những khó khăn, biến cố, vững tin vào sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các địa phương và triển vọng kinh tế của đất nước. Khẩn trương tìm ra các giải pháp để thích ứng trong tình hình mới, vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi và phát triển sản xuất.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, cùng đó là các bất ổn địa chính trị trên thế giới, trong khi đó kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Xin ông cho biết, Việt Nam cần có giải pháp gì để tiến đến chủ động nguồn nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh?

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Những bất định trên thế giới diễn ra với tần suất dày hơn và khó lường, Chính phủ cần có chiến lược xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế. Bộ Công Thương chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan và địa phương khẩn trương xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển nguyên, nhiên vật liệu trong nước dần thay thế nguyên, nhiên vật liệu từ bên ngoài.

Đặc biệt chú trọng xây dựng và thực hiện Chiến lược an ninh năng lượng quốc gia với quan điểm phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, dần thay thế và tiến tới loại bỏ năng lượng hoá thạch, than đá phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP26.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty và địa phương rà soát, củng cố, nâng cao năng lực dự trữ những nguyên, nhiên vật liệu, vật tư chiến lược của đất nước, đảm bảo đủ cho nhu cầu của nền kinh tế, không phụ thuộc vào những biến động ngắn hạn trên thế giới và khu vực.

Cùng với đó, các bộ, ngành cần nâng cao năng lực dự báo, chủ động, linh hoạt xây dựng chính sách, giải pháp ứng phó kịp thời với các biến động bất thường trên thế giới tác động đến kinh tế – xã hội.

Bên cạnh tác động trước mắt, như giá xăng dầu và nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần đưa ra các chính sách và giải pháp đối phó với những hệ luỵ lâu dài do Mỹ, phương Tây và nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách cần nhanh chóng, quy mô và cơ cấu gói hỗ trợ chính sách nên điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi. Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu, cải thiện môi trường kinh doanh quyết liệt hơn; nâng cao chất lượng lao động.

Để nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển, không lỡ nhịp với kinh tế thế giới, bên cạnh việc khẩn trương xây dựng các chính sách và giải pháp tốt, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, thì việc khẩn trương triển khai thực hiện, đưa các chính sách, giải pháp vào cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính sách và giải pháp tốt nhưng chậm triển khai thực hiện vẫn là chính sách và giải pháp nhưng không còn tác dụng.

Xin cám ơn ông!

VinaCapital: Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đi lên nhờ triển vọng tích cực từ nền kinh tế

Theo VinaCapital, khả năng phục hồi của tiề.n đồng bất chấp sự tăng giá mạnh của đồng Đô la Mỹ là một chỉ báo chính xác về sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

VinaCapital: Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đi lên nhờ triển vọng tích cực từ nền kinh tế - Hình 1

Theo thống kê của VinaCapital, VN-Index đã giảm 11% vào tuần trước và đã giảm 21% so với đầu năm vào cuối tuần trước, nguyên nhân đến từ sự sụt giảm liên tục trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Chuyên gia Kinh tế Trưởng của VinaCapital, ông Michael Kokalari đã đưa ra những phân tích và nhận định cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

VinaCapital đán.h giá nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, điều đang thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận đầy ấn tượng. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam tăng nhanh từ mức tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu 2022, lên 10,4% trong tháng 3 và 12,1% trong tháng 4. Hơn nữa, nhiều minh chứng đầy thuyết phục cho thấy những con số tăng trưởng nêu trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ sự bùng nổ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố và vùng nông thôn Việt Nam, do nhu cầu người tiêu dùng bị dồn nén trong thời gian dài.

Tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP của Việt Nam, vì vậy sự phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng hiện nay giúp củng cố dự báo về tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay. Dự báo tăng trưởng GDP của VinaCapital dựa trên hai giả định chính: Đầu tiên là "doanh số bán lẻ thực" đã điều chỉnh theo lạm phát (inflation-adjusted "real retail sales") sẽ tăng 5% trong năm nay (thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 9% trong 5 năm trước COVID) và thứ hai là Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch nước ngoài, và thực tế hiện tại thì khách du lịch đang quay trở lại Việt Nam. Điều này có khả năng đóng góp thêm ít nhất 2 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Tiếp theo, sự sụt giảm số ca nhiễm COVID của Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ấn tượng nhất về số lượng người có việc làm trong ngành sản xuất trong một năm vào tháng 4 vừa qua. Sản xuất chiếm hơn 20% GDP của Việt Nam và tăng trưởng tốt với con số 8% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu 2022, mặc dù ngày càng nhiều công ty cho biết họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo đầu vào sản xuất do chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc.

" Các vấn đề về chuỗi cung ứng ở Việt Nam bắt nguồn từ chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc chủ yếu tác động đến các nhà sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như hàng may mặc. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc là một lý do khác khiến các công ty chuyển dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam - quốc gia ghi nhận dòng vốn FDI cao kỷ lục trong 4 tháng đầu 2022", báo cáo nêu rõ.

Các thế mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo VinaCapital, VN-Index đang giảm mạnh bất chấp nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cùng nhiều thế mạnh cơ bản của thị trường chứng khoán. Những điểm mạnh đó bao gồm tỷ lệ P/E kỳ vọng đạt 11.4x so với kỳ vọng tăng trưởng thu nhập đồng thuận đạt 21% đối với các cổ phiếu VN-Index trong năm nay, và mức chiết khấu định giá khoảng 30% so với các quốc gia cùng khu vực. Tuy nhiên, trên thị trường tồn tại sự phân hóa hiệu quả đầu tư khá rõ rệt giữa các ngành khác nhau do sự khác biệt giữa các yếu tố cơ bản, và điều này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tìm được chỗ trú ẩn trong các cổ phiếu phòng thủ.

VinaCapital: Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đi lên nhờ triển vọng tích cực từ nền kinh tế - Hình 2

Tăng trưởng doanh thu của các công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM, dự báo của VinaCapital

Đội ngũ phân tích liệt kê 3 lĩnh vực nổi bật là Tiện ích, Hàng tiêu dùng không thiết yếu và Công nghệ thông tin, giá cổ phiếu của các lĩnh vực này vẫn tăng từ trước đến nay, được hỗ trợ bởi kết quả quý 1 tốt và nhiều yếu tố cơ bản khác. Cụ thể hơn, lợi nhuận và giá cổ phiếu của ngành Tiện ích được hỗ trợ bởi tăng trưởng sản xuất điện đã tăng gấp đôi trong năm nay, còn cổ phiếu Hàng tiêu dùng không thiết yếu đang được hưởng lợi từ kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của một số công ty chủ chốt trong ngành. Trong khi đó, lợi nhuận và giá cổ phiếu ngành Công nghệ thông tin đang được thúc đẩy bởi doanh thu gia công phần mềm tăng khoảng 30% của FPT - một doanh nghiệp lớn trong ngành, cùng với đó là mức tăng gần 60% số lượng các hợp đồng gia công mới trong quý 1 của công ty này.

Ngoài ba lĩnh vực trên, chuyên gia phân tích nhấn mạnh lợi nhuận của các công ty ngành Vật liệu tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1, được thúc đẩy bởi mức tăng lợi nhuận khoảng 8 lần của các công ty phân bón. Lợi nhuận của các công ty Hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 45%. Lợi nhuận của các công ty ngành Tài chính tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1, và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ đạt 36% trong năm tài chính 2022, nguyên nhân chủ yếu bởi tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14% và mức tăng của biên lãi ròng tại các ngân hàng thương mại trong nước.

"Việc giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu, mặc dù áp lực bán ngày càng gia tăng do sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mới lần đầu tiên đối mặt với các lệnh dừng ký quỹ, cũng như sự kiểm soát đối với các công ty vay tiề.n để đầu tư cổ phiếu.

Tuy nhiên, không điều gì trong số những lý do này có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết. Trong quý 1, mức lợi nhuận này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và mức lợi nhuận kỳ vọng của tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM sẽ tăng gần 30% trong năm nay", VinaCapital đán.h giá.

Bên cạnh đó, giá trị của tiề.n đồng gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chỉ số Đô la Mỹ/DXY tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, khả năng phục hồi của tiề.n đồng bất chấp sự tăng giá mạnh của đồng Đô la Mỹ là một chỉ báo chính xác về sức mạnh cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều

Sao việt

23:20:55 29/09/2024
Rất nhiều cư dân mạng bất ngờ vì một nàng hậu xinh đẹp, nổi tiếng mà lại phải ghi chi tiết từng bữa ăn, món quà rất bình dân, ít tiề.n.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.