Phục hồi giáo dục sau Covid: Cần chương trình linh hoạt
Việc đưa giáo dục trở lại nguyên trạng như thời chưa xảy ra đại dịch Covid-19 nay là một nhu cầu rất cấp thiết.
Bởi nếu còn chần chừ, còn chậm trễ trong chuyện này sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích học tập, sức khỏe tâm sinh lý học sinh và tương lai của sinh viên khi ra trường. Nhìn rộng ra, nó còn gây ảnh hưởng đến cả gia đình, xã hội và nền kinh tế trong dài hạn.
Trong khi các nhà quản lý giáo dục nóng lòng với nhu cầu hồi phục, sức ép phải nhanh chóng phục hồi việc dạy và học sao cho nhanh chóng và hữu hiệu lại dồn lên giáo viên – những người đang cùng học sinh, sinh viên trải qua thời gian căng thẳng cả về kiến thức, thể lý và tâm thần. Thực trạng này rất cần được phân tích, nhìn nhận và đưa ra những giải pháp phục hồi bền vững hơn.
Trước hết, đại dịch ảnh hưởng đến việc học rất khác nhau giữa các quốc gia, thành phố; càng khác nhau về khả năng duy trì và bổ sung kiến thức học tập giữa các thành phần dân cư trong lúc có dịch; và càng phức tạp khi cường độ và làn sóng dịch bệnh diễn ra không đồng đều, đồng thời làm cho những cố gắng hồi phục tạm thời gần như vô vọng.
Các nhà nghiên cứu đã vẽ ra một bản đồ giáo dục của các quốc gia và cộng đồng với những khoảng thời gian mà hoạt động giáo dục bị ngừng trệ hay mất đi vì Covid-19 rất khác nhau(*). Theo đó, trong 23 tháng đầu tiên của đại dịch Covid-19, trung bình học sinh trên toàn thế giới mất khoảng tám tháng học tập, với sự chênh lệch đáng kể: ở Bắc Mỹ và châu Âu là hơn bốn tháng, trong khi Nam Á, Nam Mỹ và vùng Caribe là hơn một năm; ở Nhật Bản và Úc chỉ mất chừng hơn hai tháng trong khi Philippines và Indonesia có thể đã ngừng trệ tới hơn 12 tháng.
Trong thực tế, ngay cả ở một cộng đồng nhỏ nhất, khoảng thời gian học trò không được đến trường cũng dài ngắn không giống nhau, cộng với các điều kiện tiếp cận học tập còn nhiều chênh lệch… dẫn tới những hệ lụy khác nhau. Khoảng cách về cơ hội và thành tích giữa các em ngày càng mở rộng là một thực tế và đây là điều các nhà làm giáo dục phải thận trọng khi xây dựng các chương trình phục hồi giáo dục, nhằm tránh tình trạng áp đặt chương trình phục hồi giáo dục chung cho tất cả, gồm cả thành thị và nông thôn. Tương tự, những chương trình nâng cao theo kế hoạch định sẵn chỉ đưa về cho những trường học phù hợp chứ không đưa đại trà cho tất cả.
Giải pháp kết hợp học tập từ xa rất đa dạng. Tuy nhiên, ở một số nơi, học sinh được hỗ trợ bởi truy cập Internet, thiết bị, hệ thống quản lý học tập, phần mềm thích ứng, hội nghị truyền hình trực tiếp với giáo viên và bạn bè, kể cả thuê chuyên gia hỗ trợ học tập từ xa. Trong khi rất nhiều học sinh nơi khác chỉ có quyền truy cập vào các chương trình phát thanh hoặc truyền hình, tài liệu bản cứng và nhắn tin văn bản. Thậm chí nhiều học sinh, sinh viên có thể không được tiếp cận với bất kỳ lựa chọn học tập nào!
Nhu cầu phục hồi giáo dục, phục hồi trường lớp là rất quan trọng, bởi lẽ những ảnh hưởng của đại dịch vượt ngoài khả năng học tập. Phần lớn các cuộc đối thoại xung quanh hệ thống trường học tập trung vào thành tích giáo dục, nhưng những gì mà các trường học cung cấp không chỉ là việc giảng dạy học thuật.
Video đang HOT
Đóng góp của hệ thống trường học có thể bao gồm tương tác xã hội; cơ hội để học sinh xây dựng mối quan hệ với những người lớn quan tâm; cơ sở cho các hoạt động ngoại khóa từ nghệ thuật đến điền kinh; một điểm truy cập cho các dịch vụ sức khỏe thể chất và tinh thần; kể cả việc đảm bảo các bữa ăn cân bằng một cách thường xuyên. Niên học cũng có thể cho phép học sinh theo dõi sự tiến bộ của mình và kỷ niệm các cột mốc quan trọng. Khi các trường học phải đóng cửa trong một thời gian dài hoặc chuyển sang hình thức học tập kết hợp, học sinh đã bị tước bỏ nhiều quyền lợi này.
Cuối cùng, trình độ học tập thấp – ở đây được định lượng bằng thời gian bị chậm trễ giáo dục – dẫn đến tiềm năng thu nhập trong tương lai thấp hơn cho sinh viên và năng suất kinh tế thấp hơn cho các quốc gia. Nghiên cứu đã cho thấy trình độ học vấn cao hơn dẫn đến tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực đổi mới của nền kinh tế.
Trừ khi tác động của đại dịch lên việc học của học sinh được giảm thiểu và học sinh được hỗ trợ để bắt kịp việc học bị bỏ lỡ, nền kinh tế toàn cầu có thể trải qua mức tăng trưởng GDP thấp hơn trong suốt thời gian của thế hệ này, và viện McKinsey dự báo mức thiệt hại hàng năm trên toàn thế giới có thể lên đến 1.600 tỉ đô la Mỹ, tương đương 0,9% tổng GDP toàn cầu.
Do vậy, nền giáo dục hậu Covid đòi hỏi nhiều hơn là những chương trình, kế hoạch thường niên định sẵn của các quốc gia và tổ chức. Có thể kể đến bốn giải pháp cho vấn đề này.
Trước hết là làm tăng khả năng chịu đựng (resilience) bằng việc mở lại trường học một cách an toàn trong bối cảnh đại dịch chưa chấm dứt.
Thứ hai, nên cho đăng ký lại (reenrollment) theo trình độ hiện hữu của học sinh, tránh việc kéo lùi trình độ học vấn chung.
Thứ ba, tìm giải pháp phục hồi (recovery) trên cở sở lấy lại những gì đã mất, tạo đà tiến cho những năm tới.
Và thứ tư – rất quan trọng, là đưa ra các sáng kiến (reimagining) để giáo dục không bị động quá nhiều vì đại dịch như hiện nay, trong đó lưu ý đến vai trò của công nghệ giáo dục, đặc biệt phải vượt qua những thách thức về vốn con người, tăng tốc áp dụng kỹ thuật số khi bình thường cũng như trong đại dịch.
Nữ tiến sĩ người Cao Lan 'cháy' hết mình với giáo dục vùng khó
Từ việc yêu thích những giờ học tiếng Việt, Ngữ văn và ước mơ cháy bỏng được đứng trên bục giảng, cô bé Đặng Thị Hường ngày nào nay đã trở thành tiến sĩ đầu tiên của người dân tộc Cao Lan.
Cô Đặng Thị Hường được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Tuyên Quang lần thứ V (2020 - 2025). Ảnh: NVCC
Cô là tấm gương về tinh thần hiếu học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Vượt lên hoàn cảnh
Mới đó mà cô Hường đã có 34 năm gắn bó với sự nghiệp "trồng người" cho vùng đất khó. Hiện, cô là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Thế nhưng, ít ai biết được cô Hường từng có tuổi thơ nghèo khó. Cô mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên mấy chị em sống nương tựa vào nhau.
Hoàn cảnh khó khăn, cô Hường phải làm đủ thứ nghề, từ đi làm thuê cho đến mò cua, bắt ốc, đãi sỏi ở bãi sông để có tiền đi học và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng cô vẫn nuôi ước mơ được làm cô giáo. Bởi vậy, dù có vất vả đến đâu cô cũng chuyên cần đến lớp học bài. Sau này, cô quyết định theo học Khoa Văn tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Ra trường đi làm, cô tiếp tục học thạc sĩ, rồi lên tiến sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
34 năm bám trường, bám lớp, cô Hường được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau: Từ Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ cho đến Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, cô còn là Trưởng ban Nữ công, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang. Dù vậy, cô vẫn lên lớp giảng bài cho học trò hằng ngày.
Để hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được phân công trong cùng một thời điểm, cô Hường đã tự xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc và học tập. Trước hết, cô dành thời gian tự đọc, tự học, tự nghiên cứu sách vở để bổ sung kiến thức chuyên sâu. Cô cũng tranh thủ học hỏi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm quản lý từ bạn bè, đồng nghiệp... "Sau đó, tôi sắp xếp công việc thật khoa học để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa làm tốt thiên chức của người phụ nữ trong gia đình và hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu" - cô Hường bộc bạch.
Bằng những nỗ lực không mệt mỏi cô đã hoàn thành kế hoạch 10 năm (2005 - 2015). Trong thời gian này, cô Hường đã hoàn thành chương trình thạc sĩ (năm 2007), bảo vệ Đề án tốt nghiệp lý luận cao cấp chính trị và Luận án tiến sĩ (năm 2015). Ngoài ra, cô có 9 công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương, tham gia nghiên cứu 1 đề tài khoa học cấp tỉnh. Cô còn tham gia Hội thảo khoa học về tách thành phần dân tộc Cao Lan, Sán Chí và là thành viên của Hội đồng khoa học tỉnh Tuyên Quang... "Tôi rất vui vì đã đóng góp một phần công sức vào công tác nghiên cứu khoa học của địa phương và cả nước" - cô Hường bộc bạch.
Cô Đặng Thị Hường cùng các học trò của mình. Ảnh: NVCC
Tấm gương "rất đời" cho học sinh
Trở thành tiến sĩ, cô Hường cũng có nhiều cơ hội để làm những công việc khác, với mức thu nhập cao hơn, nhưng chưa bao giờ cô thấy nản lòng và có ý định rời bỏ bục giảng, phấn trắng, bảng đen. "Tôi tự thấy mình đủ tâm huyết, yêu nghề và gắn bó với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số - ngôi trường mình đang công tác, giảng dạy" - cô Hường chia sẻ, đồng thời cho hay:
Khi quyết định xin đi học nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cô đã ấp ủ và mong muốn trở về trường công tác với rất nhiều hy vọng: Sẽ là tấm gương rất thật và "rất đời" để học trò của mình vượt qua rào cản tự ti dân tộc, vươn lên trong học tập. Vì thế, cô quyết tâm dồn hết tâm sức của mình để tham gia ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi các cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường...
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang có 550 học sinh, chủ yếu là dân tộc thiểu số, với nhiều điểm khác biệt về kĩ năng sống, tâm lí lứa tuổi, trong đó có ảnh hưởng của phong tục tập quán vùng miền và hoàn cảnh sống... Theo cô Hường, với 100% học sinh ở nội trú nên công tác quản lí học sinh, chăm sóc sức khỏe và giáo dục kĩ năng sống cho các em là vô cùng quan trọng. Điều mà cô băn khoăn nhất ở thời điểm sắp nghỉ hưu (1/6/2022) là công tác tư vấn tâm lí, hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn khi các em gặp vấn đề cần giúp đỡ.
Cô Hường nhớ lại, trong quá trình công tác, cô đã giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho nhiều học sinh gặp vấn đề về tâm lí như: Giới tính thứ 3, bạo lực gia đình, khúc mắc về tình bạn, tình yêu, bị cô lập do cá tính khác biệt, quan hệ thầy - trò... Thậm chí, nhiều học sinh có suy nghĩ tiêu cực, với biểu hiện rất xấu, nếu không được tháo gỡ thì có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo kinh nghiệm của cô Hường, nguyên tắc của người tư vấn tâm lí là phải tôn trọng câu chuyện mà học trò giãi bày, phải chia sẻ với học sinh về vấn đề mà các em gặp phải. "Bằng những kiến thức thu thập được, cùng với những trải nghiệm, kinh nghiệm, vốn sống của mình, tôi tìm đã cách hỗ trợ, giúp nhiều học sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý", cô Hường bộc bạch.
Vừa là đồng nghiệp và cũng là cấp trên của cô Hường, bà Nguyễn Thị Uyên - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang - nhận xét: Cô Hường là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên. Ở cô có sự kiên trì, bền bỉ, với tinh thần tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ rất tuyệt vời.
"Dù sắp nghỉ hưu nhưng cô Hường vẫn luôn chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và chủ động bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Cô có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục vùng khó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang nói riêng và địa phương nói chung" - bà Uyên bày tỏ.
Có những câu chuyện mà cô - trò nhiều thế hệ đã trải qua cùng nhau nhưng chỉ có 2 người biết với nhau và trở thành kỉ niệm không bao giờ quên. Ý tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên tắc giữ bí mật khi tham gia tư vấn tâm lí cho học sinh của mình. - TS Đặng Thị Hường
Mất bao nhiêu tiền để có bằng tiến sĩ? Mức trần học phí đối với đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập tùy thuộc vào từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Có hiệu...