Phục dựng thành công chân dung loài người tuyệt chủng 146.000 năm trước
Các nhà khoa học mới đây thành công phục dựng gương mặt của Người Rồng, họ hàng gần nhất của con người hiện đại.
Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 150.000 năm trước, có một loài người to lớn được gọi là Homo longi (hay người Rồng) lang thang sống trong những khu rừng đầy băng giá tại miền Bắc của Trung Quốc. Mặc dù có kích thước lớn và thô kệch nhưng loài người cổ đại này gần đây được xác định là họ hàng của người Homo sapiens.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ortog Online công bố hình ảnh phục dựng thành công gương mặt của người Rồng đã tuyệt chủng với mức độ chân thực đáng kinh ngạc.
Được đặt theo tên Hắc Long Giang, một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc, loài người Homo longi lần đầu xuất hiện trong ghi chép về khảo cổ học khi một công nhân xây dựng phát hiện ra hộp sọ còn nguyên vẹn trong lúc xây cầu vào năm 1933. Thế nhưng, phải đến năm 2021, các nhà nghiên cứu mới nhận ra hộp sọ bí ẩn thuộc về một loài chưa từng được biết đến trước đây.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học xác định, hộp sọ có niên đại ít nhất 146.000 năm trước. Đặc biệt, chủ nhân của hộp sọ từng sinh sống ở khu vực Đông Á, tại thời điểm con người hiện đại tiếp xúc với một số loài họ hàng tiến hóa gần gũi khác như người Neanderthal và người Denisovan.
Hình bán thân kỹ thuật số của Homo longi , trước khi bổ sung tóc và màu da một cách “nghệ thuật”. Ảnh: Cícero Moraes
Người Homo longi có kích thước đồ sộ, sở hữu một số đặc điểm riêng biệt trên gương mặt như có hốc mắt vuông vắn, xương gò má dẹt và thấp, hàm răng “khổng lồ”. Do đó, thoạt nhìn người Homo longi trông giống với họ hàng xa của ba loài người cùng thời.
Dù có một số đặc điểm khác biệt, nhưng trên thực tế, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người Rồng có quan hệ gần gũi với con người hiện đại còn hơn cả họ hàng nổi tiếng là người Neanderthal.
Để phục dựng lại diện mạo của người Rồng cổ đại, ông Cícero Moraes, chuyên gia đồ họa người Brazil đã tạo ra một mô hình kỹ thuật số của hộp sọ, bằng cách sử dụng dữ liệu và những hình ảnh chụp cung cấp bởi các tác giả của nghiên cứu vào năm 2021. Đồng thời, vị chuyên gia này còn sử dụng hộp sọ hoàn chính khác của Homo erectus, một loài người nguyên thủy khác, sau đó tiến hành tích hợp vào nhằm lấp đầy những khoảng trống trong hàm răng của người Rồng và một số răng.
Người Rồng có hộp sọ lớn hơn so với các loài người từng được biết đến. Ảnh: Cícero Moraes
Kế tiếp, chuyên gia đồ họa Cícero Moraes bổ sung thêm các điểm để đánh dấu mô mềm bằng cách dùng hình ảnh chụp cắt lớp của người hiện đại và tinh tinh, sau đó điều chỉnh sao cho phù hợp với đường nét hộp sọ của người Rồng (Homo longi). Điều này đã giúp tạo ra một hình ảnh bán thân kỹ thuật số màu xám, dựa trên dữ liệu khách quan và kỹ thuật lập mô hình đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, vì hình ảnh thu được nhằm mục đích giới thiệu cho công chúng nên ông Moraes đã bổ sung tóc và màu da vào mô hình nhằm giúp diện mạo của người Rồng trở nên sống động hơn.
Trên thực tế, dựa trên mô hình cuối cùng, ông Moraes tính toán rằng Homo longi có chu vi vòng đầu là 65,1 cm. Con số này khiến người Rồng trở nên khác biệt khi có cái đầu lớn nhất trong các loài người được biết đến, thậm chí có thể sánh ngang với khỉ đột và sư tử.
Trước đó, vào năm 2021, các chuyên gia đã phân tích hộp sọ và chỉ ra rằng kích thước to lớn của người Rồng có thể là một cách để thích nghi với nhiệt độ cực lạnh ở Cáp Nhĩ Tân. Đây là nơi hiện nay có thể hạ xuống tới -16 độ C vào mùa đông.
Hộp sọ được chôn giấu suốt 85 năm
Hình ảnh minh họa của người Rồng cách đây khoảng 146.000 năm trước. Ảnh: Chuang Zhao
Hộp sọ của người Rồng vốn được một người đàn ông tìm thấy vào năm 1933 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Tuy nhiên, sau đó, người này lại quyết định chôn hộp sọ vào trong một cái giếng bỏ hoang. Đây giống như một phương pháp cất giấu tài sản quý giá của người xưa.
Hộp sọ bí ẩn này gần như bị lãng quên. Trước khi qua đời, người đàn ông đã nói với người thân trong gia đình về việc tìm thấy hộp sọ. Mãi đến năm 2018, tức là 85 năm sau, người nhà của ông sau đó đã tìm thấy hộp sọ này và tặng nó cho Bảo tàng Khoa học Địa chất, thuộc ĐH Hà Bắc.
Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ nhìn thấy một hộp sọ lớn như thế trước đây. Chuyên gia Chris Stringer tại Trung tâm Nghiên cứu tiến hóa con người thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, Anh, nhận định rằng hộp sọ rất lớn nên có thể chứa một bộ não lớn. Mũi, hàm và đôi mắt của hộp sọ cũng to.
Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy một vết lõm nhẹ trên đỉnh đầu của hộp sọ người Rồng. Đây có thể là vết thương đã được chữa lành. Sau khi tiến hành phân tích sâu hơn, các chuyên gia xác định hộp sọ có khả năng thuộc về một người đàn ông đã chết ở tuổi 50, cách đây ít nhất khoảng 146.000 năm.
'Nỏ thần' An Dương Vương, công nghệ bí mật của người Việt
Triệu Đà, người dân Cổ Loa xưa và rất nhiều người ngày nay, kể cả các nhà khoa học Trung Quốc, lầm tưởng rằng bí mật 'nỏ thần' chỉ là cho mũi tên vào ống rồi phóng đi.
Vào một ngày tháng 10, kỹ sư Vũ Đình Thanh, người phục dựng "nỏ thần" gặp ông Phạm Xuân Khoa, Chủ tịch một công ty xây dựng cầu đường tại nhà Thượng tướng, TS Nguyễn Huy Hiệu.
Ông Khoa đề nghị kỹ sư Thanh chia sẻ về bí quyết "nỏ thần", bởi theo ông Khoa, việc bắn cùng lúc nhiều mũi tên bay xa với uy lực mạnh mẽ là không hề đơn giản. Có lẽ nhờ làm việc trong tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz Antey Nga nên kỹ sư Thanh mới có được những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn phục vụ cho việc phục dựng "nỏ thần".
Ông Khoa nói mình đã xem video trên kênh youtube của kênh truyền hình hình Trung Quốc CCTV9-CNTV về loại nỏ cực mạnh 3 tầng cánh. Trong video có nói về một cuốn sách cổ có vũ khí nỏ bắn tên bằng ống cực kỳ uy lực cùng lúc bắn ra hàng chục mũi tên.
Thế nhưng, khi các nhà khoa học Trung Quốc phục dựng loại nỏ này thì chùm mũi tên bay có 2m. Trong khi chùm mũi tên đồng Cổ Loa của "nỏ thần" phục dựng bay xa đến gần 200m. Nếu có 3 tầng cánh thì chùm tên từ "nỏ thần" phục dựng sẽ bay xa hơn nhiều.
Tất nhiên, bí mật "nỏ thần" đã được trình bày trong độc quyền sáng chế của kỹ sư Thanh nhưng đó chỉ là thông số cơ bản để bảo vệ độc quyền sáng chế. Cách sử dụng sáng chế đó như thế nào lại là một bí mật.
Mũi tên đồng Cổ Loa bắn từ trên cao y hệt như các flechette thả từ máy bay giệt bộ binh, kỵ binh 2.300 năm sau
Trong truyền thuyết xưa, Trọng Thủy, Triệu Đà và người dân Cổ Loa đều nhìn thấy "nỏ thần" bắn bằng ống. Chính vì thế, hàng nghìn năm qua cho tới trước CMT8, người dân Cổ Loa có tục rước "nỏ thần" là một cái nỏ có ống và cắm các mũi tên vào.
Video lý giải vì sao mũi tên Cổ Loa của "nỏ thần" phục dựng bay gần 200m trong khi chùm tên từ nỏ Trung Quốc bay có 2m
"Nhưng biết công nghệ làm nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên xa và mạnh hoàn toàn chưa đủ để "nỏ thần" bắn một phát giết cả vạn quân. Quân dân Âu Lạc còn có một công nghệ mà hàng nghìn năm sau loài người mới nghĩ ra và rất nhiều người ngày nay còn không biết đến công nghệ này", kỹ sư Thanh giải thích.
Đó là công nghệ mũi tên rơi flechette, đạn chùm hay đạn rải đinh. Công nghệ này mới được phát minh từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Mấu chốt của công nghệ này là các mũi tên lao nhanh dần đều vào bộ binh địch chỉ nhờ sức hút của trái đất. Để đạt được điều đó, các mũi tên flechette phải được chế tạo sao cho không bị không khí cản lại và như vậy vật liệu không thể từ gỗ tre được vì gỗ tre sẽ bị không khí cản lại. Theo đó, đồng sắt là vật liệu tốt nhất.
Tiếp theo là hình dạng mũi tên phải đặc biệt để khi lao từ trên xuống dưới giảm thiểu tối đa sức cản không khí và đầu nhọn đâm vào quân thù. Tất cả những điều kiện về công nghệ của thế kỷ 20 này đã được người Việt tạo ra cách đó 2.300 năm trước mà bằng chứng là đống mũi tên đồng Cổ Loa khảo cổ trong bảo tàng lịch sử.
Số mũi tên đó hoàn toàn trùng hợp tuyệt đối về hình dáng kích thước với các mũi tên rơi flechette của thế kỷ 20. Nghĩa là dùng đống mũi tên Cổ Loa cách đây 2.300 năm thay thế được ngay cho các flechette thả từ máy bay trong thời hiện tại.
Công nghệ này tưởng chừng đơn giản, chỉ cần thả mũi tên từ trên cao thôi nhưng lại rất hiệu quả. Chính công nghệ này đã khiến nỏ thần một phát bắn xuyên giáp vạn quân. Theo tính toán, vận tốc của mũi tên Cổ Loa khi thả tự độ cao 500m (thành cao 100-200m, nỏ thần bắn cao 400m) để tất cả các học sinh qua bài toán vật lý biết rằng mũi tên Cổ Loa khi chạm đất (tức là lúc đâm vào quân thù từ trên cao) có vận tốc 100m/s. Vận tốc này có thể xuyên tất cả giáp sắt, xuyên táo cả 10 tên giặc nếu chúng đi lên dốc y hệt như hàng loạt sử sách đã mô tả.
Đến đây chúng ta lại gặp công nghệ đặc biệt của người xưa mà theo truyền thuyết là do thần Kim Quy chuyển giao cho quân dân Âu Lạc. Đó là công nghệ không cần các thiết bị hiện đại xây được "tòa thành tiên xây "cao chót vót như chính sử đã gọi là Côn Lôn thành (cao như núi Côn Lôn).
Kỹ sư Thanh cũng đã tìm ra chìa khóa công nghệ này, đó là xây thành theo hình con ốc. Nhờ xây theo hình con ốc, quân dân Âu Lạc xây lần lượt từng vòng thành lên cao và theo con đường độc đạo xuyên tất cả các vòng thành đó đưa vật liệu xây tiếp vòng lên cao hơn.
Tất cả chỉ bằng sức người, lần lượt từng vòng lên cao. Chính vì thế, tòa thành tiên xây Cổ Loa phải cao chót vót như núi Côn Lôn và phải là hình con ốc chính xác như những gì truyền thuyết và hàng loạt chính sử thời Trung Hoa cổ đại mô tả.
Đống mũi tên đồng Cổ Loa trong bảo tàng lịch sử 2.300 năm trước có thể nạp thay cho các flechette ngày nay trong hệ thống vũ khí sử dụng nguyên lý mũi tên rơi flechette diệt bộ binh
Thêm một lý giải mà kỹ sư Thanh cũng đã chứng minh trong thực tế. Đó là "nỏ thần" lớn đó có lẫy nỏ bằng vuốt rùa (nỏ phục dụng cũng dùng vuốt rùa làm lẫy nỏ) nên khi lẫy nỏ bị đánh tráo dẫn tới việc nỏ không hoạt động. Từ đó dẫn tới thất bại của quân dân Âu Lạc trước Triệu Đà. Nếu Vua An Dương Vương có hai nỏ thần thì chắc chắn sẽ không bị thua như thế.
Chúng ta cũng cần đánh giá sự thật lịch sử về công lao của quân dân Âu Lạc, của Vua An Dương Vương và của "nỏ thần". Căn cứ vào tất cả các cuốn chính sử ghi lại thì đã quá rõ ràng, quân dân Âu Lạc đã chiến thắng đại quân 50 vạn quân Tần với công nghệ cao là nỏ thần bắn từ thành ốc Cổ Loa với một phát bắn giết vạn quân.
Một điều tự hào mà truyền thuyết và rất nhiều chính sử của ta và Trung Hoa ghi lại đã được kỹ sư Thanh khẳng định là sự thật thông qua việc phát minh về cơ chế nỏ thần. Qua câu chuyện phục dựng nỏ thần của kỹ sư Thanh, ông Khoa chia sẻ rất tâm huyết với việc phục dựng lại biểu tượng một thời oai hùng của cha ông.
Ông Khoa tin rằng, dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp và các cá nhân sẽ phục dựng lại được tòa thành tiên Cổ Loa hình ốc 9 vòng cao chót vót với nỏ thần bắn cùng lúc cả vạn mũi tên đồng tạo vầng hào quang rực sáng. Đó không chỉ là tâm huyết mà là nghĩa vụ của con cháu Âu Lạc.
Tiết lộ khuôn mặt của xác ướp 'Thiếu nữ Inca' 500 năm hoàn hảo đến khó tin Việc phục dựng phần đầu và thân trên xác ướp 500 tuổi của một thiếu nữ Inca, có thể là vật hiến tế cho thần linh, đã được công bố ở Peru ngày 24/10. Cách đây hơn 500 năm, một thiếu nữ 14 tuổi đã được đưa tới một trong các đỉnh núi của dãy Andes và hiến tế cho các vị thần...