Phú Yên miền đón nắng đầu tiên trên đất liền Việt Nam
Phú Yên miền đón nắng đầu tiên trên đất liền Việt Nam
Nằm giữa hai địa phương mạnh về du lịch là Khánh Hòa và Bình Định, một thời gian dài Phú Yên ít xuất hiện trên bản đồ du lịch, cho đến khi được nhiều người tìm đến sau bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Phong cảnh thiên nhiên của Phú Yên đẹp giản dị, người địa phương hồn hậu, món ăn ngon đậm đà. Do du lịch chưa thực sự phát triển nên nhiều khu vực ở tỉnh này còn mang nét ban sơ, hạ tầng, lưu trú chưa có nhiều tiện ích. Nhưng đây lại chính là điểm thu hút những người thích vẻ đẹp tự nhiên, chưa có bàn tay khai phá và “tàn phá” của con người, xách ba lô tìm đến.
Chiếc xe đạp của người đi thăm đồng dựng bên bờ đất dưới hàng cây, ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3, H.Đồng Xuân. Tiết trời lúc này không thực sự nắng nhưng cũng không râm mát, nói theo phương ngữ Trung bộ là “trời ui ui”. Khung cảnh tĩnh lặng, đẹp và buồn. Ảnh: Võ Tiến
Người đàn ông chạy xe máy trên con đường vào Mũi Điện (xã Hòa Tâm, H.Đông Hòa). Đây được xem là nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên đất liền nước ta. Ánh nắng đầu ngày nhuộm vàng hàng cây hai bên đường tạo ra quang cảnh đẹp mãn nhãn. Ảnh: Võ Tiến
Cao nguyên Vân Hòa thuộc H.Sơn Hòa, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, khác biệt với hầu hết các địa phương trong tỉnh Phú Yên. Vùng cao nguyên cao 400m này nằm trải rộng trên địa bàn 3 xã, có nhiều đặc sản như trái đỏ, bò một nắng muối kiến vàng, gà nấu lá dít…. Ảnh: Võ Tiến
Video đang HOT
Người đàn ông đi cắt mụt mía (cây mía non) về cho bò ăn, đi ngang qua sân bóng “dã chiến” của nhóm trẻ em trong thôn. Cứ mỗi chiều, sau khi tan lớp hoặc tạm xong việc nhà, nhóm trẻ và cả người lớn ở thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3, H.Đồng Xuân lại dợt vài trận banh dưới nắng chiều buông. Ảnh: Võ Tiến
Người đàn ông đạp xe đi thăm đồng về ở H.Đồng Xuân. Thời điểm này nắng chiều hắt lên những tia cuối cùng trong ngày rồi chìm khuất sau dãy núi phía xa. Khung cảnh mộc mạc, bình yên níu chân người. Ảnh: Võ Tiến
Hai người chận bò (chăn bò) thư thả ngồi canh đàn bò nhẩn nhơ gặm chân rạ sau mùa cắt lúa ở TT.Chí Thạnh, H.Tuy An. Đường QL1 từ Quy Nhơn đi Tuy Hòa qua khu vực này, hai bên là cánh đồng, mùa lúa chín vàng ruộm, nhộn nhịp cảnh thu hoạch, đông đúc những đàn gia súc. Ảnh: Võ Tiến
Cụ ông đi thăm ruộng trong nắng chiều nhạt dần ở TT.La Hai, H.Đồng Xuân. Người địa phương thường đi xem chừng nước từ mương thủy lợi có vô ruộng, lúa có sâu rầy hay chưa. Ảnh: Võ Tiến
Chiều vàng bên những bờ lau lách xào xạc trong gió sông Kỳ Lộ, đoạn chảy qua KP.Long Hà, TT.La Hai, H.Đồng Xuân. Sông ở miền núi Phú Yên đi qua nhiều đồi dốc nên dòng chảy thường thay đổi, bên lở bên bồi liên tục tạo ra những khúc quanh hiểm hóc nhưng rất đẹp. Ảnh: Võ Tiến
Bò nhởn nhơ gặm cỏ trên một bãi đất trống ở ngoại vi TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh. Đây là thị trấn miền núi của Phú Yên, có khung cảnh và bờ hồ ở khu vực trung tâm được ví như hồ Xuân Hương của Đà Lạt. Ảnh: Võ Tiến
Ảnh chụp từ cửa sổ toa tàu trên hành trình từ ga Sài Gòn về ga Tuy Hòa, ngang qua khu vực Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên. Khi đoàn tàu đến đây, mặt trời vừa lên, hành khách sau một đêm ngủ say đang lục đục thức dậy trong tiếng loa vang nhắc nhở chuẩn bị hành lý để xuống ga. Ảnh: Võ Tiến
Một cánh chim liệng phía trên những người chạy bộ, đạp xe tập thể dục buổi sáng ở TP.Tuy Hòa, tỉnh lỵ của Phú Yên. Mặt trời mọc rất to, nhưng ánh nắng đầu ngày chưa đủ gay gắt, tạo ra quang cảnh có thể gọi du khách bật dậy khỏi giường. Ảnh: Võ Tiến
Đôi vợ chồng và con gái dắt nhau đi tắm biển buổi sớm, trên đường Nguyễn Huệ, TP.Tuy Hòa. Lúc này khoảng 6 giờ sáng, nắng đầu ngày in những bóng người trên nền trời vàng rực. Ảnh: Võ Tiến
Khám phá nhà thờ hơn 100 năm tuổi tại Phú Yên
Nhà thờ Mằng Lăng nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước Công Nguyên.
Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa. Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sự không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ.
Một điểm đến yên bình và thú vị khi du lịch Phú Yên (Ảnh: ST)
Đến khám phá nhà thờ, nhiều du khách sau khi chiêm ngưỡng những nét kiến trúc Gothic cổ điển đều tò mò tên gọi của nhà thờ. Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng.
Tồn tại hơn 100 năm nay, nhà thờ Mằng Lằng như một chứng nhân lịch sử nằm trên mảnh đất duyên hải miền Trung bình yên và xinh đẹp. Đến Phú Yên, đừng mải miết tìm những triền đồi cỏ xanh, những bãi biển xanh mướt mà quên mất công trình kiến trúc đặc sắc này nhé.
Top 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam: Số 9 không quá nổi tiếng nhưng là viên ngọc của Phú Yên Trong danh sách này có những bãi biển đã quá nổi tiếng, nhưng cũng có những cái tên lạ tai mà có lẽ bạn mới chỉ nghe thấy lần đầu. Với hơn 3000 km đường bờ biển, Việt Nam không thiếu các bãi biển xinh đẹp - những điểm đến thú vị cho du khách cũng như người dân địa phương khi họ...