Phú Yên: Hướng dẫn dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2 theo Chương trình mới
Để tổ chức dạy môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đạt hiệu quả, Sở GD&ĐT Phú Yên đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học; thời lượng dạy học và đánh giá kết quả học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, môn tiếng Anh là môn học tự chọn đối với lớp 1, 2 và bắt buộc đối với lớp 3, 4, 5, vì vậy khi tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn phải đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018.
Tổ chức dạy đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung phát triển chủ yếu hai kĩ năng nghe và nói; tổ chức đa dạng các hình thức dạy và học, bao gồm cả học ở trong, ngoài lóp học. Tạo môi trường sử dụng và thể hiện bằng tiếng Anh tối đa cho học sinh; tăng cường phát triển văn hóa đọc sách, truyện bằng tiếng Anh phù hợp với giai đoạn làm quen tiếng Anh của học sinh.
Chương trình môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 nhằm giúp học sinh yêu thích môn học, có nhận thức đơn giản về tiếng Anh, vì vậy khi triển khai cần chú ý đến các yếu tố tạo hứng thú và yêu thích với môn học, không gây quá tải hay căng thẳng cho học sinh, giúp các em tự tin khi bước vào học tiếng Anh từ lóp 3.
Về thời lượng, chương trình tiếng Anh lớp 1, lớp 2 được thiết kế và phân bổ với thời lượng 140 tiết học trong 2 năm, 70 tiết học trong mỗi năm lớp 1 và lớp 2, tương đương với 2 tiết/tuần.
Về đánh giá kết quả học tập của học sinh: Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh học tiếng Anh lớp 1, lớp 2 theo quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT.
Đánh giá sự hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh được quy định trong Chương trình GDPT 2018 và năng lực đặc thù của môn học được quy định trong chương trình môn tiếng Anh lớp 1, lớp 2.
Đánh giá học sinh học tiếng Anh lớp 1, lớp 2 nhằm xây dựng sự tự tin cho người học, chú trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh. Thực hiện các hình thức đánh giá phong phú và đảm bảo độ sẵn sàng của người học.
Thực hiện đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh tập trung chủ yếu vào đánh giá thường xuyên với các kĩ thuật đánh giá đa dạng và phù hợp; đánh giá định kì nhẹ nhàng, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, không tạo tâm lí căng thẳng cho học sinh và chủ yếu tập trung vào kĩ năng nghe và nói.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT cũng quy định rõ về điều kiện thực hiện chương trình, trong đó có đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Sách giáo khoa phải thuộc danh mục đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt…
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Tuyển sinh lớp 10: Vừa ôn tập vừa chờ dịch
Về cơ bản, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm trước. Cấu trúc, khối lượng và định hướng đề thi tuyển sinh vẫn ổn định như năm 2019.
Đó là khẳng định của trưởng Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cùng các chuyên viên phụ trách ba bộ môn trong kỳ thi thuộc Phòng giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM.
Cấu trúc giữ nguyên
Ông Trần Tiến Thành, chuyên viên ngữ văn, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết cấu trúc đề thi môn ngữ văn không thay đổi so với năm học 2018-2019. Cấu trúc gồm ba phần: Phần đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm).
Phần đọc hiểu các văn bản được chọn có thể là văn bản thông tin, văn bản nghị luận xã hội, văn bản nghị luận, văn bản khoa học... Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng.
Có thể là các câu hỏi yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; câu hỏi nêu nội dung văn bản; câu hỏi yêu cầu phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh. Trong các câu hỏi đọc hiểu có một câu hỏi về tiếng Việt.
Khi làm các câu hỏi đọc hiểu, học sinh (HS) cần đọc toàn bộ văn bản để nắm nội dung. Các em trả lời ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề, tránh lan man, dài dòng không cần thiết.
Phần nghị luận xã hội, HS cần đảm bảo cấu trúc bài đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài; cần vận dụng phối hợp các thao tác lập luận vào bài làm, nhất là các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Khi bàn luận, các em cũng cần rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân mình.
Đối với nghị luận văn học, các em có hai lựa chọn. Đề 1 sẽ là cách hỏi quen thuộc (phân tích, cảm nhận tác phẩm thơ, truyện trong chương trình. Từ đó, đề sẽ đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng (liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống, làm sáng rõ một ý kiến,...). Đề 2 có cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn. Các em nên căn cứ vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng khi lựa chọn đề để làm, tránh việc chọn đề theo cảm hứng ngẫu nhiên.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Ảnh: HOÀNG GIANG
Về môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên bộ môn tiếng Anh, Sở GD&ĐT, cho biết cấu trúc đề không có sự khác biệt so với năm ngoái. Đề sẽ gồm 36 câu hỏi.
"HS cứ ôn tập bình thường, không có gì phải lo lắng. Trong đề thi, từ vựng là một mảng rất là quan trọng. Do đó, các em cần phải chú trọng từ vựng theo chủ đề, chủ điểm của các bài học trong sách giáo khoa, giảm thiểu về ngữ pháp. Các nội dung gắn với chủ điểm và thực tế diễn ra trong xã hội" - ông Lữ nhấn mạnh.
Còn môn toán thì vẫn giống với đề thi các năm trước. Đề sẽ gồm tám câu, trong đó câu 1, 2 là dạng toán cơ bản thuần túy về hàm số, đồ thị, phương trình; năm câu tiếp theo là dạng toán thực tế; câu 8 là toán chứng minh hình học. Dạng toán thực tế, mức độ vẫn gắn với kiến thức các em đã học.
TP.HCM thêm hai môn chuyên trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tới đây, TP.HCM tuyển sinh thêm hai môn chuyên là lịch sử và địa lý. Theo đó, hai môn chuyên này sẽ được giảng dạy tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên phải tốt nghiệp THCS loại giỏi, xếp loại học lực và hạnh kiểm các năm học lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên.
Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM
Chú trọng ôn tập
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên HS các cấp tại TP.HCM vẫn được nghỉ học. Tuy nhiên, lo HS đặc biệt là các em khối 9 quên kiến thức nên các trường vẫn tổ chức dạy học online.
Ông Phó Trọng Huy, Hiệu trưởng Trường THCS Tùng Thiện Vương, quận 8, chia sẻ trong thời gian này các thầy cô bộ môn khối 9, đặc biệt là ba môn văn, toán, Anh thường xuyên giao bài cho HS qua Zalo, group Facebook. Sau khi các em làm bài, các giáo viên sẽ chấm và nhận xét cụ thể.
"Đến thời điểm này, chưa biết bao giờ các em có thể đi học trở lại nhưng trường vẫn lên kế hoạch dự phòng. Khi có quyết định đi học, ngoài những giờ dạy chính khóa, nhà trường sẽ tăng cường phụ đạo thêm để củng cố kiến thức thêm cho các em" - ông Huy nói thêm.
Còn tại Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, ông Nguyễn Xuân Đắc, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay thời điểm này giáo viên tăng cường ra bài tập để các em nắm chắc kiến thức học kỳ 1, không giao bài mới vì dạy khó đạt hiệu quả.
"Nghỉ học kéo dài sẽ khiến HS nhanh quên kiến thức. Do đó, mỗi tối tôi thường xuyên nhắc nhở các em dành thời gian học bài. Thời điểm này, vận dụng những công cụ có sẵn, tôi cũng ôn tập theo chuyên đề cho các em, hạn chế dạy bài mới. Đối với những tác phẩm các em đã học, tôi phát triển thành những đề mẫu cho các em tham khảo" - thầy Võ Kim Bảo, giáo viên văn Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, chia sẻ.
Còn thầy Nguyễn Đăng Khoa, giáo viên Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, cho biết thông qua phần mềm dạy học Viettel study thầy thường xuyên giao bài tập cho HS. "Đối với môn toán, tôi chủ yếu ôn lại chương 3 của môn toán. Nó là kiến thức của học kỳ 2, tập trung vào phần đại số (hệ phương trình) với toán đố, còn hình học liên quan đến các loại góc trong đường tròn" - thầy Khoa nói thêm.
Thời gian tổ chức thi căn cứ vào tình hình thực tế
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vẫn ổn định như các năm trước. Còn về thời gian tổ chức kỳ thi phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiện nay chưa thể quyết định. Dịch bệnh phức tạp, học kỳ 2 các em chưa đi học ngày nào nên rất khó để quyết định thời điểm tổ chức thi. Tuy nhiên, sở vẫn theo tinh thần của Bộ GD&ĐT, bộ quy định sao thì Sở GD&ĐT sẽ chấp hành.
Ông NGUYỄN MINH HOÀNG, Trưởng Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Phú Yên cho học sinh THPT nghỉ học để phòng tránh dịch Tỉnh Phú Yên cho học sinh THPT nghỉ học để phòng tránh dịch COVID-19 sau thời gian đi học trở lại. Tối 9-3, trao đổi với PLO, ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, xác nhận ông vừa ký công văn hỏa tốc thống nhất với đề nghị của Sở GD&ĐT cho học sinh khối THPT trên địa bàn...