Phú Yên: chuẩn bị thi THPT quốc gia với trường vùng dân tộc thiểu số
Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Phú Yên gửi văn bản tới Hiệu trưởng các trường THPT, THCS-THPT và PTDTNT về việc chuẩn bị kì thi THPT quốc gia năm 2018 đối với các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Ảnh minh họa/internet
Trên cơ sở đánh giá, xếp loại học sinh học kì I năm học 2017-2018, rà soát, phân loại năng lực học tập của học sinh lớp 12, xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng của từng bộ môn phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số (DTTS); tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh DTTS.
Xây dựng kế hoạch quản lí, tổ chức ôn tập và hỗ trợ học sinh lớp 12 tham dự kì thi THPT quốc gia ngay sau khi kết thúc năm học 2017-2018. Bên cạnh thực hiện nội dung, ôn tập kì thi THPT quốc gia, cần tổ chức quản lí, chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo sức khỏe và an toàn của học sinh cho đến khi kết thúc kì thi THPT quốc gia năm 2018.
Video đang HOT
Đồng thời, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh,… để có chính sách hỗ trợ học sinh DTTS, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có điều kiện ôn tập và tham dự kì thi THPT quốc gia năm 2018; không để trường hợp nào phải bỏ thi vì hoàn cảnh khó khăn.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Phú Yên lồng ghép phát triển bền vững vào giảng dạy
Sở GD&ĐT Phú Yên ban hành kế hoạch thực hiện phát triển bền vững GDĐT Phú Yên năm 2018.
Ảnh minh họa/internet
Mục đích nhằm thực hiện việc lồng ghép đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy tại các trường, cơ sở dạy nghề, từ đó góp phần giáo dục, đào tạo những công dân tương lai của tỉnh Phú Yên phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, ý thức gìn giữ môi trường, tuân thủ pháp luật.
Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức về Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững (PTBV) Việt Nam.
Theo kế hoạch này, năm 2018, ngành GD&ĐT cần tập trung 2 nhiệm vụ chủ yếu sau: Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về PTBV trong toàn ngành. Đưa các nội dung giáo dục về PTBV vào chương trình giảng dạy của các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo.
Giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, Sở GD&ĐT yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh toàn ngành thực hiện nghiêm pháp luật nhà nước; giữ vững kỷ cương, kỷ luật; thân thiện, nghĩa tình trong khi thực hiện nhiệm vụ dạy và học.
Cập nhật và lựa chọn một số nội dung PTBV để đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở tất cả các cấp học như: Bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ, quyền trẻ em, phòng chống ma túy và HIV/AIDS, bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống tham nhũng.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần; từng bước nâng cao tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng độ tuổi (nhất là bậc học mầm non) và giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng (cấp THCS và THPT).
Nâng cao tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế lên từ 95% đến 100%, đồng thời cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về giáo dục và đào tạo, nhất là các trường nằm trên địa bàn các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Bắc Giang: Tăng cường chuẩn bị thi THPT quốc gia Sở GD&ĐT Bắc Giang hướng dẫn các đơn vị tăng cường chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa/internet Trong đó yêu cầu trên cơ sở đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh; kết quả thi thử THPT quốc gia lần 1 năm học 2017-2018, các trường rà soát, phân loại năng lực học tập...